Giáo dục

Hướng dẫn soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo chi tiết, đúng trọng tâm

Aretha Thu An

Tham khảo hướng dẫn soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh nắm trọn thông tin về tác giả, tác phẩm, trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Trên cơ sở các kiến thức tiếp thu được, người học có thể thực hành các bài tập liên quan đến văn bản.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 

Để tiếp cận văn bản một cách hoàn chỉnh nhất, thao tác đầu tiên khi soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo chi tiết là tìm hiểu về tác giả và nội dung cơ bản của tác phẩm.

Tác giả

Hoàng Trung Thông (1925-1993) ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, ông là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ ca Cách mạng. Hoàng Trung Thông ghi dấu với bạn đọc bởi những tác phẩm tiêu biểu như: Trong gió lửa (sáng tác năm 1971); Đường chúng ta đi (sáng tác năm 1960); Như đi trong mơ (sáng tác năm 1977); Những cánh buồm (sáng tác năm 1964); Chiến công tuổi thơ (sáng tác năm 1983),...

Tiểu sử cuộc đời của tác giả Hoàng Trung Thông
Tiểu sử cuộc đời của tác giả Hoàng Trung Thông

Tác phẩm

Khi soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo, trong phần tác phẩm học sinh cần nêu được thông tin về thể loại, xuất xứ và bố cục của văn bản.

Thể loại: Tác phẩm Những cánh buồm thuộc thể loại thơ tự do.

Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập Những Cánh buồm, xuất bản năm 1964.

Tóm tắt nội dung: Những cánh buồm miêu tả hình ảnh hai cha con trên một chuyến đi dạo bên bờ biển. Qua câu chuyện về những cánh buồm trắng ngoài khơi, người cha đã khơi gợi trong lòng con trai niềm khát khao, mơ ước và ý chí vượt qua khó khăn để khám phá thế giới bao la.

Bố cục: Trong lúc soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo học sinh nên chia bài thơ thành 3 phần.

  • Phần 1: Từ đầu => chắc nịch: Hình ảnh 2 cha con dạo chơi bên bãi biển.
  • Phần 2: Tiếp => để con đi: Những cuộc trò chuyện thú vị và câu hỏi cậu con trai dành cho cha.
  • Phần 3: Đoạn còn lại: những ước mơ của con và ý nghĩa của ước mơ ấy.

Giá trị nội dung và nghệ thuật: Bên cạnh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm thì giá trị nội dung, nghệ thuật cũng là phần quan trọng khi soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo mà học sinh không nên bỏ qua.

  • Giá trị nội dung: Bài thơ là mơ ước được khám phá những điều mới lạ ngoài đại dương của hai cha con khi họ nhìn thấy cánh buồm ngoài biển khơi. Cậu con trai muốn có một cánh buồm trắng để đi thật xa và đây cũng chính là mơ ước thuở nhỏ của người cha.
  • Giá trị nghệ thuật: Tác giả Hoàng Trung Thông đã sử dụng thành công thể thơ tự do kết hợp biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... khiến tác phẩm trở nên hấp dẫn, có sức lôi cuốn với bạn đọc.
Thông tin khái quát về tác phẩm Những cánh buồm trong bộ sách Chân trời sáng tạo
Thông tin khái quát về tác phẩm Những cánh buồm trong bộ sách Chân trời sáng tạo

Soạn bài Những cánh buồm - Chân trời sáng tạo 

Học sinh có thể tham khảo gợi ý dưới đây khi soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo: Phần Chuẩn bị đọc

Câu hỏi trang 28, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2: Gia đình là nơi chúng ta gắn bó và có nhiều kỉ niệm. Hãy nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân để chia sẻ với các bạn trong lớp.

Gợi ý trả lời:

Kỷ niệm mà em nhớ nhất trong thời học sinh là ngày đầu tiên đi học tại trường Tiểu học, em đã khóc và xin mẹ được về nhà. Mẹ dỗ dành, an ủi, động viên và hứa sẽ dành cho em một món quà khi tan học. Đến giờ ra chơi, quyết định trốn học và chạy về nhà. Thấy vậy, mẹ đã hốt hoảng dẫn em quay trở lại trường và ngồi đợi đến giờ tan học để đón em. Khi về nhà, mẹ giữ đúng lời hứa và tặng em một bộ đồ chơi lego. Đã nhiều năm trôi qua nhưng những kí ức về buổi đầu đi học luôn hiện hữu trong em, em cảm ơn mẹ vì sự quan tâm, lo lắng đã dành cho em.

Soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo chi tiết: Phần Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (Trang 28, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Em hình dung như thế nào về hình ảnh người cha và con qua câu thơ "Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng/ Nghe con bước lòng vui phơi phới"?

Gợi ý trả lời:

Qua câu thơ em hình dung ra cảnh hai cha con dắt nhau đi dạo trong tâm trạng vui vẻ, hứng khởi.

Câu 2 (Trang 29, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..." thể hiện mong muốn gì của người con?

Gợi ý trả lời:

Câu thơ thể hiện ước mơ được ra ngoài xa để thấy nhà, thấy cửa, thấy cây cối và bóng người.

Câu 3 (Trang 29, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Em hiểu như thế nào về câu thơ: "Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con"?

Gợi ý trả lời:

Câu thơ này đã thể hiện tâm trạng của người cha khi nhận được câu hỏi từ cậu con trai. Người cha như tìm được mình của tuổi trẻ với ước mơ khám phá thế giới rộng lớn, đi đến những vùng đất mới, gặp gỡ những con người mới.

Nhìn những cánh buồm trắng và trước câu hỏi của cậu con trai, người cha đã tìm lại được hình bóng của mình thời tuổi trẻ
Nhìn những cánh buồm trắng và trước câu hỏi của cậu con trai, người cha đã tìm lại được hình bóng của mình thời tuổi trẻ

Soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo: Phần Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (Trang 29, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2): Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Những cánh buồm là một bài thơ?

Gợi ý trả lời:

Dấu hiệu để em nhận ra đây là một bài thơ đó là:

  • Được chia thành nhiều dòng, mỗi dòng ít chữ
  • Từ ngữ ngắn gọn, súc tích, có vần và nhịp điệu.

Câu 2 (Trang 29, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2): Theo em, bài thơ này có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào?

Gợi ý trả lời:

Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện trên những phương diện sau:

  • Từ ngữ: Sử dụng từ ngữ mang tính biểu tượng, gợi sức liên tưởng.
  • Hình ảnh: Gần gũi và quen thuộc.
  • Giọng điệu: Thiết tha, trìu mến.
  • Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, liệt kê, điệp từ được sử dụng nhuần nhuyễn.
Bài thơ Những cánh buồm sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống con người
Bài thơ Những cánh buồm sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống con người

Câu 3 (Trang 29, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2): Bài thơ có chứa các yếu tố miêu tả và tự sự không? Nếu có em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố đó.

Gợi ý trả lời:

Trong bài thơ của Hoàng Trung Thông có chứa yếu tố tự sự và miêu tả.

  • Tự sự: Đó là những cuộc đối thoại của hai cha con, khi con hỏi, cha trả lời.
  • Miêu tả: Hình ảnh cha và con dắt nhau trên bờ biển.

Các yếu tố này đã giúp tác giả thể hiện được cảm xúc một cách rõ nét hơn, khiến bài thơ thêm phần ấn tượng và đặc sắc.

Câu 4 (Trang 29, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2): Tình cảm của hai cho con được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

Gợi ý trả lời:

Tình cảm hai cha con được thể hiện chân thực qua những câu hỏi ngây thơ của cậu bé và cái xoa đầu mà người cha dành cho con để bắt đầu giải đáp thắc mắc của cậu bé. Điều ấy khiến em nhận ra tình cảm thiêng liêng mà cha mẹ dành cho con cái.

Câu 5 (Trang 29, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2): Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thế hiện qua bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Qua việc soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo em cảm nhận được tình cảm chân thành của tác giả, Hoàng Trung Thông như lấy chính mình là hình ảnh của người cha để chia sẻ và trò chuyện cùng con.

Khi soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo, học sinh cần chú ý đến hình ảnh hai cha con dắt nhau trên bờ biển 
Khi soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo, học sinh cần chú ý đến hình ảnh hai cha con dắt nhau trên bờ biển 

Bài tập liên hệ

Nhằm giúp người học cảm thụ được tác phẩm hoàn chỉnh nhất, sau khi soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo, các giáo viên Ngữ văn thường khuyên học sinh của mình làm bài tập liên hệ để tổng hợp lại kiến thức.

Đề bài: Thông qua quá trình soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo và vận dụng các kiến thức đã tiếp thu được từ bài giảng của giáo viên, em hãy cho biết hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông xuất hiện mấy lần?

Gợi ý trả lời:

Trong bài thơ, hình cảnh cánh buồm xuất hiện 2 lần:

  • Lần thứ nhất đó là trong lời nói của người cha: "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa." Độc giả có thể thấy đích đến cuối cùng của cánh buồm chính là nơi xa xa xôi nhưng nơi ấy vẫn thuộc đất nước ta.
  • Lần thứ hai đó là trong lời nói của con: "Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ/Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi... Ở lần xuất hiện này, cánh buồm đã có màu sắc, nó mang màu trắng của sự tự do, tự tin, thỏa sức đi đến những vùng đất mới để thỏa ước muốn của bản thân.
Hình ảnh cánh buồm trắng xuất hiện 2 lần trong bài thơ
Hình ảnh cánh buồm trắng xuất hiện 2 lần trong bài thơ

Thông qua việc soạn bài Những cánh buồm Chân trời sáng tạo, học sinh sẽ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc mà nhà văn gửi gắm thông qua tác phẩm của mình, đó là ước mơ được khám phá những vùng đất mới, đặt chân lên những địa danh của quê hương.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 6