Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Để quá trình tiếp cận văn bản trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, khi soạn bài Cây tre Việt Nam, thao tác đầu tiên học sinh cần chú ý là tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
Tác giả
Đây là một trong những nội dung quan trọng mà học sinh không nên bỏ qua khi tiến hành soạn bài Cây tre Việt Nam.
Tác phẩm Cây tre Việt Nam được viết bởi nhà văn Thép Mới. Theo tìm hiểu, tên khai sinh của ông là Hà Văn Lộc (1925-1991) quê gốc ở Hà Nội nhưng ông được sinh ra ở Nam Định.
Thép Mới là nhà văn nổi tiếng trên thi đàn, các sáng tác của ông chuyên về đề tài Chiến tranh Đông Dương và cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tác phẩm
Khi soạn bài Cây tre Việt Nam, học sinh cần lưu ngay những thông tin về thể loại, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và chia bố cục của văn bản.
Thể loại: Tác phẩm Cây tre Việt Nam thuộc thể loại tùy bút.
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được sáng tác vào năm 1955. Đây là lời bình cho bộ phim điện ảnh cùng tên của đạo diễn người Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, vẻ đẹp về phẩm chất và hình tượng của đất nước, con người Việt Nam hiện lên rõ nét trong tâm trí người đọc, người xem.
Bố cục: Khi soạn bài Cây tre Việt Nam, học sinh cần nêu rõ bố cục và khái quát nội dung từng đoạn. Với tác phẩm này, bạn có thể chia làm 4 đoạn như sau:
- Đoạn 1: Từ đầu => Chí khí như người: Nội dung đoạn văn văn bản này giới thiệu hình ảnh quen thuộc với người dân thôn quê đó chính là cây tre Việt Nam.
- Đoạn 2: Tiếp theo => chung thủy: Trọng tâm đoạn này là sự gắn bó của cây tre với nhân dân trong lao động sản xuất và trong chiến đấu.
- Đoạn 3: Tiếp => thủy chung: Tre là bạn của nhân dân trong chiến đấu
- Đoạn 4: Phần còn lại: Khẳng định cây tre là người bạn đồng hành trong mọi thời gian, không gian.
Tóm tắt nội dung
Bài Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới đã khẳng định cây tre là biểu tượng cao quý, là người bạn đồng hành của nhân dân Việt Nam. Loài cây này có mặt ở khắp mọi nơi, nó mang vẻ đẹp giản dị nhưng ẩn chứa nhiều phẩm chất đáng trân quý. Cây tre không chỉ gắn bó với cuộc sống hàng ngày mà nó còn hiện hữu trong các trận chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh cây tre sẽ trường tồn theo năm tháng, sống mãi trong mỗi trái tim mỗi người.
Giá trị nội dung và nghệ thuật
Sau khi đã nắm được những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm, học sinh cần dành thời gian tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật để việc soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý.
- Giá trị nội dung: Cây tre chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam với vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất cao quý, là biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.
- Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm của Thép Mới sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, lời văn có nhịp điệu và giàu cảm xúc.
Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn gọn - Cánh diều
Cách đơn giản nhất học sinh nên áp dụng khi soạn bài Cây tre Việt Nam đó là trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7.
Soạn bài Cây tre Việt Nam Cánh diều: Phần Chuẩn bị
Yêu cầu 1 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Xem lại khái niệm tùy bút ở phần Kiến thức Ngữ Văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
Khi đọc tùy bút các em cần chú ý:
- Đề tài của bài tùy bút (ghi chép về ai, về sự việc gì).
- Những cảm xúc, suy tư, nhận xét, đánh giá của tác giả.
- Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút.
Gợi ý trả lời:
Những điều em cần chú ý khi đọc tùy bút là:
- Đề tài của tác phẩm nói về sự gắn bó của cây tre với người dân Việt Nam.
- Tác giả rất am hiểu về loài cây này nên luôn trân trọng, tự hào và tỏ rõ sự biết ơn với cây tre trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước.
- Cây tre gắn bó sâu sắc, đại diện cho phẩm chất cao đẹp của người dân Việt Nam.
- Ngôn ngữ trong bài giàu chất tưởng tượng, chứa nhiều hình ảnh tượng trưng.
Soạn bài Cây tre Việt Nam: Phần Đọc hiểu
Câu 1 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì?
Gợi ý trả lời:
Điểm giống nhau giữa các loại tre, nứa, trúc, mai, vầu là cùng một mầm non măng mọc thẳng
Câu 2 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Chú ý tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre”
Gợi ý trả lời:
Việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” có tác dụng khẳng định nền văn hóa và nếp sinh hoạt của người dân Việt đều gắn bó với cây tre.
Câu 3 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Câu kết phần 2 khái quát điều gì?
Gợi ý trả lời:
Câu kết trong phần 2 thể hiện cây tre đã chứng kiến và hiện hữu trong đời sống của người dân Việt Nam từ khi cất tiếng khóc chào đời đến lúc nhắm mắt xuôi tay.
Câu 4 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Nội dung chính của phần 3 là gì?
Gợi ý trả lời:
Nội dung trọng tâm của phần 3 là, cây tre sát cánh với người dân để bảo vệ quê hương đất nước.
Câu 5 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ.
Gợi ý trả lời:
Các biện pháp tu từ nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ có ví von cây tre như người chiến sĩ thực thụ dũng cảm và kiên cường.
Câu 6 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp.
Gợi ý trả lời:
Điệp ngữ “tre” có tác dụng nhấn mạnh những phẩm chất đáng quý của cây tre trong công cuộc chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước. Ngoài ra, điệp ngữ này còn tạo ra nhạc điệu cho câu thơ.
Câu 7 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Nội dung chính của phần 4 là gì?
Gợi ý trả lời:
Nội dung chính trong phần 4 là tre trở thành người bạn đồng hành của dân ta trong hiện tại và tương lai.
Câu 8 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định điều gì?
Gợi ý trả lời:
Phần kết bài khẳng định, dù cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa xuất hiện nhưng tre vẫn là bóng mát, vẫn mang khúc nhạc tâm tình mà không một thứ gì có thể thay thế.
Soạn bài Cây tre Việt Nam Cánh diều: Phần Sau khi đọc
Câu 1 (Trang 57, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là gì?
Gợi ý trả lời:
Nội dung mà Thép Mới muốn truyền tải tới người đọc qua bài tùy bút là mối quan hệ và sự gắn bó khăng khít giữa cây tre với đời của con người Việt Nam.
Câu 2 (Trang 57, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Những câu hoặc đoạn văn nào thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Xuyên suốt văn bản, tác giả Thép Mới đều thể hiện niềm tự hào và tình cảm yêu mến của bản thân với cây tre Việt Nam. Một số câu văn chứng minh cho luận điểm này là:
- Cây tre gắn bó với cuộc sống hàng ngày của nhân dân:
- Tre âu yếm bản làng, thôn xóm.
- Con người dựng nhà, dựng cửa dưới bóng tre.
- Tre là cánh tay đắc lực của người nông dân.
- Cây tre buộc chặt tình cảm đồng bào.
- Là niềm vui của trẻ thơ và người già.
- Cây tre chung sức trong các cuộc chiến tranh
- Tre là vũ khí, xung phong tiêu diệt xe tăng, đại bác.
- Tre giữ làng, giữ nước.
- Tre bảo vệ con người.
- Cây tre là người bạn đồng hành trên mọi chặng đường
- Khi đất nước đã dẹp tan giặc xâm lược, tre vẫn đứng đó hiên ngang, bất khuất. Ở thời bình, tre tỏa bóng mát giữa trưa hè.
- Tre mang đức tính của người hiền, tấm lòng lương thiện.
Câu 3 (Trang 57, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam.
Gợi ý trả lời:
Biện pháp tu từ nổi bật trong tác phẩm là nhân hóa. Tác giả đã để cho “Tre” có hành động, có cử chỉ như con người, tre biết đùm bọc, xả thân, hy sinh cho thế hệ sau này.
Câu 4 (Trang 57, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc.
Gợi ý trả lời:
Câu văn thể hiện rõ đặc điểm ngôn ngữ tùy bút giàu hình ảnh và cảm xúc đó là: ""...Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!"
Câu 5 (Trang 57, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Hình ảnh cây tre tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt, phẩm chất cần cù, chịu khó của con người Việt Nam.
Bài tùy bút đã mượn hình ảnh cây tre để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp và đáng tự hào của nhân dân Việt Nam.
Câu 6 (Trang 57, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2): Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam.
Gợi ý trả lời:
Hiện nay, tre, nứa vẫn gắn bó với cuộc sống của nhân dân Việt Nam. Người ta dùng loại cây này để làm ra những món đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp, dùng rễ tre trong các bài thuốc dân gian.
Soạn bài Cây tre Việt Nam ngắn gọn - Kết nối tri thức
Nếu trong bộ sách Cánh diều, tác phẩm Cây tre Việt Nam nằm trong chương trình lớp 7 thì tại bộ sách Kết nối tri thức, văn bản này lại thuộc chương trình Ngữ văn lớp 6. Học sinh nên tham khảo cách trả lời câu hỏi theo gợi ý dưới đây khi soạn bài Cây tre Việt Nam.
Câu 1 (Trang 99, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Gợi ý trả lời:
Vẻ đẹp của cây tre được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh gồm:
- Tre xanh nhẵn nhặn, mọc khắp nơi, dáng mộc mạc, thanh cao.
- Tre cứng cáp, vững chắc, giản dị nhưng đầy chí khí.
- Tre gắn bó với nhân dân, là cánh tay của của nhà nông, được chế tác thành đồ chơi, vật dụng trong nhà, khi lại thành vũ khí chiến đấu.
Câu 2 (Trang 99, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Những từ ngữ nào trong văn bản biểu đạt rõ nhất đặc điểm của cây tre?
Gợi ý trả lời:
Từ ngữ biểu đạt đặc điểm của cây tre là: Xanh tốt, tươi, cứng cáp, dẻo dai, thanh cao, thủy chung, bất khuất,...
Câu 3 (Trang 99, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Khi nói về cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam. Hãy chỉ ra những chi tiết đó trong bài.
Gợi ý trả lời:
Những chi tiết trong bài thể hiện khung cảnh, cuộc sống và văn hóa của người Việt đó là:
- Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, đâu đâu cũng có tre làm bạn.
- Dưới bóng tre có mái đình, mái chùa, có nhà, có cửa
- Tre nứa giúp con người hàng nghìn việc khác nhau (là vũ khí đánh giặc, làm sáo, làm đồ chơi, công cụ múa sạp,...)
- Hình tượng búp măng non đầy tự hào.
Câu 4 (Trang 99, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Vì sao tác giả có thể khẳng định: "Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”?
Gợi ý trả lời:
Tác giả khẳng định cây tre mang đức tính của người hiền, biểu tượng cho sự cao quý của dân tộc Việt Nam vì loại cây này quen thuộc, gần gũi với người dân, gắn bó chặt chẽ trong đời sống tinh thần và vật chất, khí chất của tre cũng chính là khí chất của dân tộc ta.
Câu 5 (Trang 99, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Tìm một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả: "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam".
Gợi ý trả lời:
Các chi tiết, hình ảnh để làm rõ lời khẳng định cây trẻ là bạn thân của nông dân và nhân dân Việt Nam gồm:
- Tre là cánh tay của nhà nông.
- Tre là đồ chơi của trẻ nhỏ, là niềm vui của người già.
- Tre với người sống chết bên nhau.
- Chia vui, sẻ buồn, đồng cam cộng khổ trong chiến đấu.
Câu 6 (Trang 99, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Em đang sống ở thời điểm "ngày mai" mà tác giả nói đến trong văn bản, "khi sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa". Theo em, vì sao cây tre vẫn là một hình ảnh vô cùng thân thuộc đối với đất nước, con người Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Ở thời điểm "ngày mai", cây tre Việt Nam vẫn luôn là hình ảnh quen thuộc bởi, bóng tre vẫn tỏa mát dưới những con đường, trong nhà vẫn còn những món đồ được làm từ tre.
Bài tập liên hệ
Học sinh nên tìm thêm các bài tập liên hệ sau khi đã soạn bài Cây tre Việt Nam để củng cố kiến thức của bản thân và làm quen với các dạng câu hỏi, để thi liên quan đến tác phẩm văn học này.
Bài tập 1: Tác giả đã sử dụng loại từ nào nổi bật nhất khi miêu tả cây tre? Qua việc sử dụng loại từ này, em có cảm nhận gì về hình tượng cây tre Việt Nam?
Gợi ý làm bài:
Trong tác phẩm của mình, Thép Mới đã sử dụng hàng loạt tính từ để miêu ta về cây tre Việt Nam: Xanh tốt, kiên cường, dẻo dai, thanh cao, thẳng thắn, bất khuất, anh hùng…..
Những từ ngữ này đã giúp hình ảnh cây tre hiện lên trong tâm trí bạn đọc với sức sống mãnh liệt, phẩm chất kiên cường giống như khí phách của người dân Việt Nam.
Bài tập 2: Sau khi đã soạn bài Cây tre Việt Nam em hãy viết đoạn văn ngắn câu nêu cảm nhận của bản thân về hình ảnh cây tre
Gợi ý làm bài:
Từ bao đời nay, tre đã là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Ngay từ khi còn là mầm măng, tre đã mọc thành từng cụm, luôn bên nhau chứ không tách rời. Nó cũng giống như tinh thần dân tộc, sự đoàn kết của người dân máu đỏ da vàng. Trong cuộc sống thường ngày, tre là bạn hiền, khi bước vào chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, loài cây ấy lại trở nên phi thường, mang đến cho ta những chiếc gậy tre, chông tre sắc nhọn để cùng nhân dân giữ làng, giữ nước. Dù được trồng ở bất cứ chỗ nào, đất cằn cỗi ra sao thì cây tre vẫn vươn mình xanh tốt, giống như tinh thần và ý chí của dân ta, không khuất phục trước bất cứ khó khăn, thử thách nào trong cuộc sống.
Trên cơ sở làm các bài tập liên quan đến văn bản và quá trình tiếp thu kiến thức từ việc soạn bài Cây tre Việt Nam kết hợp với bài giảng của giáo viên trên lớp, chắc chắn học sinh đã nắm trong tay những hiểu biết nhất định về tác phẩm này.