Tìm hiểu chung tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Cô Tô
Thông tin đầu tiên học sinh cần quan tâm khi soạn bài Cô Tô là tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
Tác giả
Cô Tô là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông sinh năm 1910, mất năm 1987, quê gốc ở Hà Nội.
Nguyễn Tuân là cây bút nổi tiếng trong thi đàn, có sở trường trong thể loại tùy bút, kí và truyện ngắn. Các sáng tác của ông đều mang phong cách độc đáo, có sự hiểu biết phong phú về mọi mặt của đời sống và xã hội cùng với vốn ngôn ngữ giàu có đã mang đến cho độc giả những trang văn đầy cuốn hút.
Với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp văn chương, năm 1996, Nguyễn Tuân được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.
Tác phẩm
Khi soạn bài Cô Tô, tại phần tác phẩm người học nên chú ý làm rõ thông tin về thể loại, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt và bố cục của tác phẩm. Cụ thể:
Thể loại: Kí
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được ra đời nhân chuyến ra thăm đảo của Nguyễn Tuân.
Phương thức biểu đạt: Kết hợp hoàn hảo của yếu tố miêu tả, tự sự,…
Bố cục: Trong lúc soạn bài Cô Tô, học sinh nên chia tác phẩm thành 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu => quỷ khốc, thần linh: Hình ảnh cơn bão tại Cô Tô.
- Phần 2: Tiếp theo => lớn lên theo mùa sóng ở đây: Khung cảnh ở Cô Tô sau khi bão tan.
- Phần 3: Tiếp => là là nhịp cánh: Cảnh mặt trời huy hoàng trên đảo.
- Phần 4: Đoạn còn lại: Cảnh sinh hoạt lúc sáng sớm của con người ở vùng đảo Cô Tô.
Tóm tắt nội dung
Nếu được giáo viên yêu cầu soạn bài Cô Tô, học sinh không nên bỏ qua thao tác tóm tắt cốt truyện. Đoạn trích Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân chính là quá trình quan sát và ghi lại những cảm nhận về cơn bão tại vùng đảo nơi đây. Theo lời tác giả, cơn bão giống như kẻ thù đang dàn trận để chiến đấu với nhân dân. Thế nhưng khi bão đã qua quần đảo Cô Tô lại trở về vẻ đẹp vốn có của nó, trong sáng và đầy hấp dẫn, cây cối như thêm xanh, nước biển thêm đậm đà, cát vàng giòn tan, tôm cá nhiều hơn. Đặc biệt, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, cảnh mặt trời mọc thật tráng lệ và hùng vĩ. Dưới bóng mặt trời, người dân đang tấp nập chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
Giá trị nội dung và nghệ thuật
Bạn đừng quên bỏ qua những giá trị nội dung và nghệ thuật khi soạn bài Cô Tô bởi thông tin này thường xuyên xuất hiện trong các đề thi.
- Giá trị nội dung: Trong đoạn trích, tác giả đã vẽ lên cảnh thiên nhiên khi bão về và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân trên vùng đảo Cô Tô. Đọc những trang văn của Nguyễn Tuân, độc giả sẽ thêm tự hào và yêu mến mảnh đất m người dân nơi đây.
- Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ miêu tả tinh tế, độc đáo, giàu hình ảnh liên tưởng và dạt dào cảm xúc. Bên cạnh đó, trích đoạn Cô Tô còn sử dụng kết hợp nghệ thuật so sánh, thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ,... Những điều đó đã tạo sức hút khiến độc giả bị cuốn vào từng câu chữ.
Soạn bài Cô Tô ngắn gọn - Kết nối tri thức và cuộc sống
Trong quá trình soạn văn bài Cô Tô ngắn gọn, học sinh cần trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Dưới đây là đáp án gợi ý chi tiết cho phần trước khi đọc, đọc văn bản, sau khi đọc mà bạn có thể tham khảo.
Soạn bài Cô Tô Kết nối tri thức và cuộc sống: Phần Trước khi đọc
Câu 1 (Trang 109, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Kể tên những nơi em đã từng đến tham quan. Chia sẻ một điều em quan sát được từ những chuyến đi đó.
Gợi ý trả lời:
Những nơi em đến tham quan là lăng Bác, bảo tàng Hồ Chí Minh, động Phong Nha.
Trong các điểm đến trên, em thích nhất là thăm lăng Bác. Tại đây em được vào lăng viếng Bắc, ngắm nhìn chân dung người, tận mắt nhìn thấy những kỷ vật Bác để lại.
Câu 2 (Trang 109, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Tìm quần đảo Cô Tô trên bản đồ Việt Nam và nói về vị trí của quần đảo này.
Gợi ý trả lời:
Trên bản đồ, quần đảo Cô Tô thuộc Quảng Ninh, có diện tích 47,3 km3.
Soạn bài Cô Tô Kết nối tri thức và cuộc sống: Phần Đọc văn bản
Câu 1 (Trang 109, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Từ “trận địa” khiến em hình dung cơn bão biển như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Từ “trận địa” khiến người đọc liên tưởng đến chiến tranh, tác giả sử dụng từ ngữ này để miêu tả sức mạnh và sự tàn khốc của cơn bão.
Câu 2 (Trang 109, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan nào?
Gợi ý trả lời:
Tác giả đã dùng xúc giác, thính giác để quan sát và cảm nhận sức mạnh của trận bão.
Câu 3 (Trang 109, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Tìm những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão. Những từ ngữ nào cho thấy rõ nhất việc tác giả có chủ ý miêu tả trận bão như một trận chiến.
Gợi ý trả lời:
Những từ ngữ cho thấy sự dữ dội của bão đó là: viên đạn mũi kim, gió bắn rát, gió liên thanh, sóng thúc vào bờ,...
Soạn bài Cô Tô Kết nối tri thức và cuộc sống: Phần Sau khi đọc
Câu 1 (Trang 112, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Qua bài kí Cô Tô, nhà văn đã đưa người đọc đến những nơi nào và gặp gỡ những ai?
Gợi ý trả lời:
Qua bài kí và quá trình soạn văn 6 bài Cô Tô, em thấy tác giả Nguyễn Tuân đã đưa độc giả đến đảo Cô Tô, đồn Cô Tô rồi đến đảo Thanh Luân,...Tại đây, người đọc sẽ được gặp người anh em bộ binh, người hải quân, những người dân đang gánh nước, vị anh hùng Châu Hòa Mãn và những người bạn của anh.
Câu 2 (Trang 112, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Tìm những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão. Những từ ngữ nào cho thấy rõ nhất việc tác giả có chủ ý miêu tả trận bão như một trận chiến.
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Cô Tô ngắn nhất, học sinh cần nêu được những từ ngữ cho thấy sự dữ dội mà trận bão mang lại là:
- Cát bắn vào đôi mắt như viên đạn.
- Gió thổi đến rát da.
- Trời đất trắng mù.
- Sóng cát đánh thành bọt.
- Cửa kính bị gió làm bung hết.
- Gió giật cấp 11.
- Tiếng gió như rít lên, rú lên.
Qua những cụm từ này, người đọc có thể hình dung ra được sự dữ dội khi bão đi qua, nó giống như trận chiến ác liệt giữa con người và thiên nhiên.
Câu 3 (Trang 112, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Biển sau bão hiện lên như thế nào (qua hình ảnh bầu trời, cây, nước, biển,...)
Gợi ý trả lời:
Mặc dù khi bão đến, Cô Tô gây nên nỗi khiếp sợ với con người nơi đây, thế nhưng khi thiên tai đi qua, cảnh biển lại mang vẻ tuyệt đẹp, những điều này đều được em rút ra sau khi soạn bài Cô Tô.
Cụ thể: Bầu trời trong xanh, mặt nước màu lam biếc, cây cối xanh mượt, những cơn sóng nhẹ vỗ bờ. Nổi bật trên khung cảnh ấy là hình ảnh mặt trời mọc đầy lộng lẫy và huy hoàng. Phía xa xa, những cánh nhạn đang chao đi chao lại, con hải âu bay ngang báo hiệu cho một ngày mới đầy tốt lành.
Câu 4 (Trang 112, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Theo em, để nhận ra vẻ đẹp của Cô Tô, nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở những thời điểm nào và từ vị trí nào?
Gợi ý trả lời:
Để nhận ra được vẻ đẹp của mảnh đất nơi đây, trong lúc soạn bài Cô Tô em nhận thấy nhà văn đã đứng ở mọi vị trí để quan sát, khi thì từ trên cao nhìn xuống, khi thì lại gần để thấy cận cảnh, khi lại nhìn ngang,...
Câu 5 (Trang 112, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Chỉ ra một câu văn thể hiện sự yêu mến của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô đến theo mùa sóng ở đây.
Gợi ý trả lời:
Khi soạn văn bài Cô Tô em thấy, câu văn cho thấy sự yêu mến của tác giả Nguyễn Tuân đối với mảnh đất này đó là: Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
Câu văn này đã cho thấy sự yêu mến đặc biệt của tác giả với mảnh đất và con người vùng đảo Cô Tô.
Câu 6 (Trang 112, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Em hình dung khung cảnh Cô Tô sẽ như thế nào nếu thiếu chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng?
Gợi ý trả lời:
Phần kết của đoạn trích trọng tâm vào hình ảnh giếng nước ngọt và những hoạt động của con người xung quanh chiếc giếng. Có thể thấy, chiếc giếng này có vai trò quan trọng đối với sự sống của người dân trên đảo, người dân tấp nập tới lấy nước để chuẩn bị cho chuyến ra khơi. Nếu thiếu chi tiết này, người đọc sẽ không thấy sự sống trên đảo Cô Tô.
Câu 7 (Trang 112, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Kết thúc bài ký Cô Tô là suy nghĩ của tác giả về chị Châu Hòa Mãn: "Trông chị Châu Hòa Mãn địu con thấy nó yên tâm như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Cách kết thúc này cho thấy tình cảm của tác giả với biển và những người dân ở đây như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Khi soạn văn 6 Cô Tô em nhận thấy hình ảnh của chị Châu Hòa Mãn để lại nhiều ấn tượng cho độc giả bởi nó chứa đựng nhiều cặp so sánh. Cụ thể: Biển cả - Mẹ hiền; Biển cho tôm cá - Mẹ hiền mớm đồ ăn cho con; Người dân vùng đảo - Lũ con của biển.
Những cặp so sánh này không chỉ dừng lại ở tình yêu nồng cháy của tác giả với cảnh biển quê hương mà nó còn thể hiện sự tôn vinh những người dân lao động trên đảo.
Phần Viết kết nối với đọc trang 113, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1
Trong “Cô Tô”, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của các hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)
Gợi ý làm bài:
Trong đoạn trích Cô Tô, hình ảnh mặt trời mọc vào buổi bình minh được tác giả miêu tả vô cùng sinh động, đây chính là chi tiết đặc sắc nhất trong tác phẩm. Nguyễn Tuân đã so sánh mặt trời trên mảnh đất Cô Tô sau khi bão qua với hình ảnh lòng đỏ của quả trứng thiên nhiên tròn trĩnh, phúc hậu. Ánh sáng mặt trời rực rỡ ấy hiện lên trong làn mây trắng và nước biển hồng nhạt tựa như mâm lễ phẩm đầy cuốn hút. Nhờ sự so sánh đặc sắc này, tác phẩm đã gây ấn tượng với người đọc. Dựa vào những lời văn ấy, độc giả có thể hình dung được ánh sáng rực rỡ chiếu xuống trần gian và gửi gắm sự ấm no, hạnh phúc, những chuyến ra khơi đầy cá tôm.
Bài tập liên hệ
Sau khi đã soạn bài Cô Tô hoàn chỉnh, học sinh nên vận dụng những kiến thức đã nắm được và thực hành bài tập liên hệ nhằm hệ thống lại tác phẩm.
Bài tập: Em hãy lập dàn ý ngắn gọn phân tích đoạn trích Cô Tô của Nguyễn Tuân.
Gợi ý làm bài:
Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân và đoạn trích Cô Tô.
Thân bài: Học sinh lần lượt triển khai làm rõ 4 luận điểm sau:
Luận điểm 1: Cảnh bão đến
Tác giả đã dùng mọi giác quan để quan sát và cảm nhận khi bão đến:
- Xúc giác: Mỗi viên cát bắn vào buốt nh viên đạn mũi kim.
- Thính giác: Gió liên thanh rít lên, quật lia lịa,..
- Thị giác: Sóng đánh thành bọt sóng vào, trời đất trắng xóa
Cơn bão ấy được tác giả ví như kẻ thù đang dàn trận chiến đấu với con người.
Luận điểm 2: Cảnh biển Cô Tô sau khi cơn bão qua
Cảnh vật đẹp đến nao lòng, bầu trời trong trẻo, đầy sức sống, cây cối xanh mướt, nước biển đậm đà, cá tôm đầy thuyền.
Luận điểm 3: Hình ảnh mặt trời mọc trên đảo
Mặt trời được miêu tả như quả trứng thiên nhiên phúc hậu, rực rỡ.
Luận điểm 4: Khung cảnh sinh hoạt buổi bình minh của con người trên đảo
- Tại khu giếng nước ngọt tấp nập người qua lại.
- Chỗ bãi đá thuyền, bè của hợp tác xã đang thi nhau mở nắp sạp.
- Hình ảnh bình yên, chị Châu Hòa Mãn địu con.
Kết bài: Khẳng định đoạn trích của Nguyễn Tuân là sự giao thoa của thiên nhiên và con người, thiên nhiên làm nền để tạo nên vẻ đẹp của con người.
Có thể nói, việc soạn bài Cô Tô mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giúp họ nắm được mọi thông tin liên quan đến tác giả và tác phẩm. Những hiểu biết ban đầu này kết hợp cùng quá trình nghe giảng trên lớp chắc chắn những đề thi liên quan đến đoạn trích này đều không thể làm khó bạn.