Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Trước khi soạn bài Mây và sóng lớp 6, điều đầu tiên học sinh cần tìm hiểu đó là thông tin về tác giả và tác phẩm.
Tác giả
R. Ta-go sinh năm 1861, mất năm 1941, tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong một gia đình dòng dõi quý tộc. Mặc dù là người tài năng nhưng cuộc đời và số phận của ông lại liên tiếp đối mặt với những nỗi bất hạnh.
Để vượt qua những tổn thương này, Ta-go đã bắt tay vào sáng tác văn chương. Năm 14 tuổi, tác giả đã được đăng bài thơ đầu tiên có tựa đề Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo. Năm 1913, ông là người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học .
Phong cách sáng tác
Đối với các tác phẩm văn xuôi, Ta-go thướng hướng ngòi bút của mình đến các vấn đề xã hội, văn hóa, giáo dục. Trong lĩnh vực thơ ca, các sáng tác của ông mang đậm tinh thần dân tộc, dân chủ và chứa đựng giá trị nhân văn cao cả.
Thành tựu văn học
Trong sự nghiệp của mình, Ta-go để lại cho nhân loại khối lượng lớn các tác phẩm, bao gồm: 100 truyện ngắn, hơn 1500 bức họa, 52 tập thơ, hơn 40 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết và nhiều bút ký, luận văn,…
Một số tác phẩm độc đáo của Ta-go có thể kể đến như: Tập thơ Người làm vườn; Tập Thơ dâng; Trăng non.
Tác phẩm
Sau khi đã nắm rõ thông tin về tác giả Tago, học sinh cần tìm hiểu đôi nét về tác phẩm để việc soạn văn bài Mây và sóng lớp 6 được chi tiết nhất.
Thể loại: Mây và sóng thuộc thể loại truyện ngắn.
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm in trong tập thơ Si-su, xuất bản năm 1909 và được tác giả dịch ra tiếng Anh, in ở tập Trăng non, xuất bản vào năm 1915.
Bố cục: Khi soạn bài Mây và sóng lớp 6, học sinh có thể chia bố cục thành hai đoạn như sau:
- Đoạn 1: Từ đầu => bầu trời xanh thẳm: Người bạn nhỏ nhận được nhiều lời mời gọi từ thiên nhiên nhưng nhất định ở lại chơi cùng mẹ.
- Đoạn 2: Phần còn lại: Sự tưởng tượng của em bé nhỏ với người sống trong sóng.
Tóm tắt nội dung
Để soạn bài Mây và sóng lớp 6 ngắn gọn nhưng đầy đủ, chính xác, học sinh cần tóm tắt nội dung văn bản để nắm được thông tin chính.
Chuyện mở đầu bằng chi tiết người bạn nhỏ nhận được lời mời gọi ở trên mây, lời mời gọi đi chơi của sóng biển. Dù có biết bao sự mới lạ và hấp dẫn nhưng bạn nhỏ vẫn quyết định ở nhà và chơi với mẹ bởi có mẹ là có tất cả. Câu chuyện Ta-go viết nên với dụng ý ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và tình yêu vô bờ mà bạn nhỏ dành cho người mẹ của mình.
Giá trị nội dung và nghệ thuật
Thao tác soạn bài Mây và sóng lớp 6 sẽ thật sự hoàn chỉnh khi bạn nhắc đến giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Giá trị nội dung
Thông qua cuộc trò chuyện tình cảm của em bé với mẹ, Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử vô cùng sâu sắc. Qua đó thể hiện những triết lý nhân sinh ở đời, hiểu được giá trị của hạnh phúc đối với mỗi cá nhân.
Giá trị nghệ thuật
Trong Mây và sóng, Ta-go đã sử dụng nhiều hình ảnh giàu chất trữ tình và mang ý nghĩa biểu tượng, nghệ thuật đối lập, nhân hóa được vận dụng triệt để. Thêm vào đó, những lời đối thoại lồng trong từng lời kể của em bé đã khiến tác phẩm trở nên độc đáo.
Soạn bài Mây và sóng lớp 6 ngắn gọn - Kết nối tri thức
Khi soạn bài Mây và sóng lớp 6 trong bộ sách Kết nối tri thức, học sinh cần trả lời 6 câu hỏi dưới đây:
Câu 1 (Trang 46, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì?
Gợi ý trả lời:
Đọc bài thơ Mây và sóng, độc giả như được nghe một câu chuyện. Theo cá nhân em, giọng kể của câu chuyện chính là của người con đang kể với người mẹ về những lời mời gọi hấp dẫn của người trên mây và trong sóng.
Câu 2 (Trang 46, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Lời nói của người “trên mây” và “trong sóng” đã hiện ra trước mắt đứa trẻ một thế giới xa xôi, rộng lớn, chứa nhiều điều bí ẩn, mang lại toàn niềm vui vẻ và hạnh phúc.
Câu 3 (Trang 46, sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được" thể hiện tâm trạng gì của em bé?
Gợi ý trả lời:
Trong phần soạn bài Mây và sóng lớp 6, học sinh cần chỉ ra được ý nghĩa những câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ, làm thế nào mình lên đó được?, làm thế nào mình ra ngoài đó được? và trả lời được câu hỏi này thể hiện sự ngây thơ và hồn nhiên của một đứa trẻ
Câu 4 (Trang 46, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Vì sao em bé từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng"?
Gợi ý trả lời:
Mặc dù người “trên mây” và “trong sóng” đã chỉ cho em cách đến xứ sở tuyệt vời nhưng đứa trẻ đáng yêu ấy đã từ chối vì biết rằng làm sao có thể rời mẹ. Với em, điều quan trọng hơn tất cả chính là mẹ.
Câu 5 (Trang 46, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?
Gợi ý trả lời:
Em bé đã tưởng tượng ra những trò chơi thú vị: Con là mây, mẹ là trăng, con lấy tay trùm lên người mẹ; Con là sóng, mẹ là bờ biển, con sẽ lăn mãi và vỗ vào gối của mẹ. Qua các trò chơi này người đọc cảm nhận được tình cảm mẹ con vô cùng sâu sắc:
Câu 6 (Trang 46, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ?
Gợi ý trả lời:
Mây và sóng cả Ta-go có hình thức khác với tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người về các phương diện là, số tiếng trong dòng thơ không bằng nhau, không vần,…
Ngoài ra, khi soạn văn 6 Mây và sóng học sinh cần chỉ ra được Em bé trong bài thơ đã mượn câu chuyện về những người “trên mây” và “trong sóng” để thể hiện tình cảm của mình với mẹ. Nhà thơ cũng mượn câu chuyện về em để bày tỏ tình cảm thiết tha đối với trẻ thơ và với thiên nhiên.
Soạn bài Mây và sóng lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Nếu đang theo học bộ sách Chân trời sáng tạo, học sinh có thể tham khảo gợi ý dưới đây khi soạn bài Mây và sóng lớp 6.
Câu 1 (Trang 31, SGK Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo): Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Mây và sóng là một bài thơ?
Gợi ý trả lời:
Những dấu hiệu giúp em nhận ra Mây và sóng là bài thơ bao gồm:
- Khi hết mỗi câu tác giả Ta-go đều xuống dòng.
- Khi đọc, độc giả cảm nhận được nhịp điệu của một bài thơ.
Câu 2 (Trang 31, SGK Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo): Kẻ bảng sau vào vở và điền các thông tin phù hợp, sau đó, trao đổi với bạn cùng bàn.
Gợi ý trả lời:
Học sinh nên trả lời câu hỏi số 2 theo bảng thông tin sau khi soạn bài Mây và sóng lớp 6:
Ấn tượng về bài thơ |
Hình ảnh nổi bật, gây ấn tượng với em |
Ý kiến của bạn em |
---|---|---|
Bài thơ mang đến cảm giác yên bình, quen thuộc, có sự xuất hiện của thiên nhiên và con người |
Hình ảnh đặc sắc nhất là trong bài thơ là người trên mây và người trong sóng nói chuyện cùng em bé. |
Khác với em, bạn em cho rằng các hình ảnh so sánh là độc đáo nhất. |
Câu 3 (Trang 31, SGK Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo): Hãy phác hoạ (bằng lời hoặc bằng tranh) những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn.
Gợi ý trả lời:
Khi đọc bài thơ, em đã hình dung ra hình ảnh 2 mẹ con đang vui vẻ nô đùa với nhau. Người con sà vào lòng mẹ cười khúc khích. Hai mẹ con âu yếm ôm lấy nhau.
Câu 4 (Trang 31, SGK Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo): Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ.
Gợi ý trả lời:
Trong lúc soạn bài Mây và sóng lớp 6, tại câu hỏi này học sinh cần nêu được hiệu quả của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ là:
- Tăng thêm tính gợi tả và sức hấp dẫn đối với người đọc.
- Khắc họa rõ nét hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp trong ánh mắt của trẻ thơ.
- Thể hiện được tình cảm gia đình, tình mẹ con ấm áp.
Câu 5 (Trang 31, SGK Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo): Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả? Những chi tiết nào trong bài thơ khiển em có cảm nhận đó?
Gợi ý trả lời:
Tình cảm của tác giả được thể hiện rõ trong bài thơ, đó là tình yêu, sự trân trọng hạnh phúc gia đình đặc biệt là tình mẫu tử.
Những chi tiết khiến em có cảm nhận đó là, đứa bé từ chối mọi lời mời gọi hấp dẫn chỉ để được ở bên mẹ.
Câu 6 (Trang 31, SGK Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo): Những trò chơi mà em bé nghĩ ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ như thế nào? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình?
Gợi ý trả lời:
Phần soạn bài Mây và sóng cho câu hỏi số 6 cần nêu đầy đủ thông tin về các trò chơi mà em bé đã nghĩ ra để chơi cùng mẹ.
- Con là mây, mẹ là trăng, bàn tay con ôm lấy mẹ, mái nhà ta là bầu trời xanh thắm.
- Con là sóng, mẹ là bến bờ, con lăn, lăn mãi rồi vỡ tan vào lòng mẹ.
Những điều này đã gợi cho em suy nghĩ về tình cảm của những người thân trong gia đình, luôn yêu thương, quan tâm và muốn bên nhau mỗi ngày.
Bài tập liên hệ
Để vận dụng tốt kiến thức đã tiếp thu về tác phẩm, sau khi soạn bài Mây và sóng lớp 6, học sinh đừng quên làm thêm các bài tập liên hệ.
Bài tập 1: Sau khi soạn bài Mây và sóng, em hãy tưởng tượng mình đang trò chuyện với người trên mây và trong sóng. Viết 3 - 4 câu văn miêu tả lại về cuộc đối thoại ấy.
Gợi ý trả lời:
Bạn Mây và Sóng đến rủ tôi đi chơi với muôn vàn trò chơi mới mẻ, hấp dẫn. Tôi vô cùng háo hức nhưng khi nghĩ đến mẹ đang đợi mình ở nhà, tôi đã một mực từ chối lời mời gọi ấy bởi thiếu mẹ làm sao mà vui được. Tôi nhớ lại những tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo, ân cần mà mẹ đã dành cho nên dứt khoát không đi theo bất cứ cuộc vui nào.
Bài tập 2: Lập dàn ý phân tích bài thơ Mây và sóng lớp 6
Gợi ý trả lời:
Mở đoạn: Giới thiệu về tác giả Ta-go và bài thơ Mây và sóng.
Thân bài: Nêu những nét cơ bản về nội dung bài thơ. Học sinh lần lượt triển khai các luận điểm sau:
- Nội dung bài thơ xoay quanh cuộc đoạn đối thoại: giữa em bé với bạn mây và bạn sóng.
- Phân tích những hình ảnh diệu kỳ xuất hiện trong tác phẩm: mây, trăng, bầu trời, sóng nước, biển cả.
- Làm rõ đoạn em bé từ chối lời mời gọi của mây và sóng để ở nhà chơi cùng mẹ.
- Nêu giá trị nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ: Sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, thủ pháp trùng điệp, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa
Kết bài: Khẳng định Mây và sóng là bài thơ ý nghĩa, giàu giá trị nhân văn, đề cao tình mẫu tử thiêng liêng.
Có thể nói, thao tác soạn bài Mây và sóng lớp 6 trước khi đến lớp là một hoạt động vô cùng bổ ích, mang lại nhiều giá trị, giúp học sinh nắm được những kiến thức nền tảng. Từ đó, quá trình tiếp thu bài giảng của giáo viên sẽ trở nên dễ dàng hơn.