Hướng dẫn soạn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6 chi tiết, ngắn gọn và đầy đủ nhất

Aretha Thu An
Hướng dẫn soạn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6 sẽ giúp các bạn học sinh nắm vững thông tin về tác giả và tác phẩm. Thông qua đó, các bạn sẽ hiểu sâu sắc giá trị nội dung, nghệ thuật và thông điệp ý nghĩa mà câu chuyện truyền tải.

Khái quát về tác giả và tác phẩm

Trước khi soạn bài Bức tranh của em gái tôi, bạn cần tìm hiểu đôi nét về tác giả cũng như tác phẩm để phần nào định hình được về phong cách viết cũng như nội dung của truyện.

Tác giả

Nhà văn Tạ Duy Anh sinh ngày 9/9/1959 tại Hoàng Diệu, Chương Mỹ, Hà Tây với tên khai sinh là Tạ Viết Đăng. Ông được biết đến với nhiều bút danh như: Chu Quý, Bình Tâm, Lão Tạ,... Ông hiện đang là hội viên hội Nhà văn Việt Nam và công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà Văn.

Trong thời kỳ đổi mới, Tạ Duy Anh được là một trong những cây bút trẻ có tiếng. Một số tác phẩm chính tiêu biểu gồm: Bức tranh của em gái tôi, Vó ngựa trở về, Dưới bàn tay vô hình, Bước qua lời nguyền, Con dế ma,...

Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sáng tạo, vừa đáng yêu lại rất chân thành và gần gũi. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã vinh dự nhận được nhiều thành tựu văn học:

  • Giải nhất cuộc thi “Truyện ngắn nông thôn”.
  • Tác phẩm “Xưa kia chị đẹp nhất làng” đạt giải C cuộc thi truyện ngắn năm 1989-1990.
  • Đạt giải nhì cho hai tập truyện: Vó ngựa trở về và Quả trứng vàng, trao bởi nhà xuất bản Kim Đồng.
  • Truyện ngắn “ Bức tranh của em gái tôi” đạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức.
  • Tập truyện ngắn Lãng Du đạt giải thưởng văn học Thủ đô năm 2012.
Chân dung nhà văn Tạ Duy Anh
Chân dung nhà văn Tạ Duy Anh

Tác phẩm

Năm 1999, tập truyện “Con dế ma” của nhà văn Tạ Duy Anh được xuất bản và truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi là một trong những mẩu chuyện được in trong ấn phẩm này. Truyện sử dụng ngôi kể thứ nhất dưới góc nhìn là người anh. Thông qua phương thức tự sự, miêu tả, truyện mà chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua bài soạn văn Bức tranh của em gái tôi sau đây, bạn sẽ nhận thấy được khả lột tả sâu sắc diễn biến tâm lý nhân vật của cây bút này.

Khi soạn bài Bức tranh của em gái tôi, bạn có thể chia bố cục của truyện thành 3 phần theo bảng sau:

STT

Giới hạn

Nội dung

1

Từ đầu đến "phát huy tài năng"

Tài năng hội họa của cô em gái tên Kiều Phương

2

"Kể từ hôm đó" đến "muốn cả anh cùng đi nhận giải"

Sự mặc cảm, đố kỵ của người anh

3

Phần còn lại

Người anh nhận ra tình cảm, tấm lòng vị tha của em gái cũng như sai lầm của bản thân

Về giá trị nội dung, qua câu chuyện xảy ra giữa cô em gái Kiều Phương sở hữu tài hội họa và người anh ích kỷ hay đố kỵ, ghen ghét với em, truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã làm nổi bật sự hồn nhiên, trong sáng và tấm lòng nhân hậu ở cô em gái. Đây được xem như liều thuốc chữa lành, giúp người anh vượt qua những mặc cảm đồng thời nhận thấy những mặt sai sót ở bản thân.

Về giá trị nghệ thuật, truyện sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp nội dung được truyền tải tự nhiên, chân thật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật một cách sắc sảo, tinh tế, khắc họa rõ nét diễn biến tâm trạng từng nhân vật.

Hướng dẫn cách soạn bài Bức tranh của em gái tôi bộ sách Kết nối tri thức

Câu 1: Khi soạn văn bài Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy truyện sử dụng ngôi kể chuyện thứ mấy? Người kể chuyện là ai? (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1).

Trả lời:

Người kể chuyện là người anh, xuất hiện ở ngôi thứ nhất. Ngôi kể này giúp câu chuyện trở nên chân thực, sống động hơn, lột tả được hết tâm trạng của nhân vật “tôi”.

Câu 2: Đặc điểm gì ở nhân vật Kiều Phương khi soạn bài Bức tranh của em gái tôi khiến em thích nhất? Vì sao? (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1).

Trả lời:

Điều em thích nhất ở Kiều Phương (Mèo) đó chính là sự nhân hậu, tốt bụng và hồn nhiên. Cô bé rất yêu quý gia đình và luôn dành tình cảm đặc biệt cho anh trai. Dù cho người anh có ghen tị, hay đối xử không tốt với cô bé thì cô vẫn luôn yêu thương anh vô bờ bến.

Câu 3: Nhân vật “tôi” trước khi xem bức chân dung đoạt giải của em gái mình đã thể hiện cảm xúc, thái độ và hành động thế nào? (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1).

Trả lời:

Trước khi xem bức tranh mà em gái vẽ mình thì nhân vật “tôi” đã thể hiện:

  • Cảm xúc: Tự ti, đố kị vì em có tài hội họa.
  • Thái độ: Đố kỵ.
  • Hành động: Cáu gắt, xa lánh em.
 Dù được em gái yêu thương nhưng anh trai vẫn luôn đố kỵ và thấy mặc cảm
Dù được em gái yêu thương nhưng anh trai vẫn luôn đố kỵ và thấy mặc cảm

Câu 4: Trong quá trình soạn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6, em có nhận xét gì về nhân vật người anh sau khi xem bức họa của em mình?

Trả lời:

Sau khi xem bức chân dung em gái vẽ mình, nhân vật “tôi” đã hoàn toàn thay đổi thái độ, hành động:

  • Ngỡ ngàng vì không ngờ bản thân lúc nào cũng hay cáu gắt, xa lánh với em lại là người em quý mến và luôn ghi nhớ trong tim để lựa chọn làm mẫu chân dung.
  • Ngỡ ngàng vì bức họa rất đẹp, là một người anh hoàn hảo với những suy tư, mơ mộng chứ không phải con người lúc nào cũng chỉ biết mắng mỏ, nạt nộ em.
  • Tự hào vì bức tranh của em đạt giải nhất, được nhiều người chiêm ngưỡng và trầm trồ.
  • Xấu hổ vì đã có những hành xử sai lệch với em gái. Xấu hổ vì bản thân không xứng đáng với những gì em gái nghĩ về và vẽ ở trong tranh.

Câu 5: Từ truyện Mây và sóng, Chuyện cổ tích về loài người và Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất làm cầu nối gắn kết các thành viên trong gia đình là gì? (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Từ những văn bản trên, khi soạn bài Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy tình yêu thương, lòng vị tha là điều quan trọng nhất gắn kết mọi thành viên trong gia đình. Đây là những yếu tố sẽ giúp cảm hóa những điều xấu xa, tầm thường.

Bên cạnh đó, sự chân thành cũng sẽ giúp mỗi người vượt qua được sự mặc cảm, tự ti để hòa đồng, quan tâm đến nhau hơn. Không những thế, mọi người cũng cần gạt bỏ sự ích kỷ, lòng đố kỵ để tránh đẩy mối quan hệ của nhau ra xa.

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi - Cánh Diều

Câu 1: Nội dung truyện kể về việc gì? Hãy tóm tắt truyện ngắn gọn trong khoảng 8 – 10 dòng (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2).

Trả lời:

Truyện kể về hai anh em Kiều Phương (bé Mèo). Kiều Phương là cô bé nghịch ngợm, hay lục lọi đồ, thường bôi bẩn lên mặt. Thế nhưng, cô bé lại có tài hội họa thiên phú và người phát hiện ra tài năng đó là chú Tiến Lê - bạn thân của bố Kiều Phương.

Khi mọi người phát hiện ra tài năng và đưa cô bé đi dự trại thi vẽ tranh quốc tế, người anh vô cùng mặc cảm, ganh tị. Từ đó, anh luôn tìm nhiều cớ để cáu gắt cũng như không muốn gần gũi em mình.

Tuy nhiên, khi đứng trước bức tranh chân dung chủ đề “Anh trai tôi” của Kiều Phương đạt giải nhất tại cuộc thi, người anh mới ngỡ ngàng nhận ra tấm chân tình của em và cảm thấy hối lỗi vì thái độ không đúng của mình.

Bức chân dung vẽ người anh đã thể hiện tình cảm của cô em gái
Bức chân dung vẽ người anh đã thể hiện tình cảm của cô em gái

Câu 2: Chi tiết nào chỉ ra điểm khác nhau trong tính cách của em gái Kiều Phương và người anh trai? (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2).

Trả lời:

+ “Nó lao vào ôm cổ tôi nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra” => Người em rất yêu anh trai của mình nhưng người anh lại hay cáu gắt, khó chịu và tìm cách xa lánh em của mình.

+ "Nó thì thầm vào tai tôi, em muốn cả anh cùng đi nhận giải" => Người em vẫn luôn coi trọng anh trai và luôn mong muốn anh có mặt trong ngày quan trọng của mình dù anh trai có từng đối xử với mình không tốt ra sao chăng nữa.

Câu 3: Nhân vật cô em gái thường được tái hiện qua hành động. Trong khi đó, người anh thường được miêu tả qua tâm trạng. Hãy chỉ các chi tiết khi soạn bài Bức tranh của em gái tôi giúp em làm sáng tỏ điều đó và ngôi kể có liên quan gì đến việc miêu tả hai nhân vật này? (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2).

Trả lời:

- Những chi tiết tái hiện người em qua hành động:

  • Vui vẻ chấp nhận tên anh trai đặt, sử dụng nó để giao tiếp với bạn bè.
  • Thích lục lọi đồ, vẽ bậy.
  • Thích chế tạo màu vẽ.
  • Mặt mũi lem nhem, bị quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra.
  • Hay xét nét anh trước khi đi thi
  • Sau khi biết tin có giải, lao vào ôm anh và đòi anh đi nhận thưởng cùng.

- Chi tiết thể hiện người anh được tác giả tập trung miêu tả qua tâm trạng:

  • Cảm thấy khó chịu trước sự nghịch ngợm, bôi bẩn của em.
  • Cảm thấy ganh tị khi biết em có tài hội họa: “Kể từ khi mọi người phát hiện ra tài năng của Mèo, tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài, chỉ muốn gục đầu xuống khóc”.
  • Luôn cáu gắt và mặc cảm với em: “Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy. Nhưng đấy là trước kia. Bây giờ, tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi”.
  • Hãnh diện, xấu hổ khi đứng trước bức tranh vẽ anh trai của cô em: “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”.

Việc sử dụng ngôi xưng “tôi” giúp người đọc dễ dàng nắm bắt các hành động của Kiều Phương cũng như đi theo dòng cảm xúc của người anh trai một cách chân thực.

Bức tranh của em gái tôi là một trong những tác phẩm có nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật xuất sắc
Bức tranh của em gái tôi là một trong những tác phẩm có nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật xuất sắc

Câu 4: Đọc phần 5 và trả lời các câu hỏi (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

a) Tại sao người anh cảm thấy “muốn khóc quá”?

b) Khi người anh nói “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!” đã giúp em hiểu gì về tâm trạng của nhận vật này?

c) Kết thúc truyện bất ngờ bởi điều gì?

Trả lời:

a) Người anh cảm thấy “muốn khóc quá” vì cảm giác ngỡ ngàng trước tình cảm em dành cho mình dù mình đối xử không tốt với em. Cậu đồng thời cảm thấy xấu hổ và không xứng đáng với những gì mà em dành cho mình.

b) Câu nói “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!” chứng minh sự hối lỗi cho những hành động, suy nghĩ của người anh. Cậu đã nhận ra được những gì bản thân làm trước đây là sai trái, vô lý và câu nói này cũng thể hiện việc cậu cảm nhận rõ về tình cảm yêu thương của em gái.

c) Bức họa mang tên “Anh trai tôi” mà Kiều Phương dành tặng người anh ruột của mình chính là điểm bất ngờ của kết thúc truyện. Đây là mấu chốt cởi bỏ những nút thắt của câu chuyện, giúp người anh nhận ra sai lầm của bản thân, từ đó biết hối lỗi và giúp hai anh em hiểu, yêu thương nhau hơn.

Câu 5: Nhà văn Tạ Duy Anh đã viết như sau ở cuối truyện: “Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...”. Dấu ba chấm ấy theo em hiểu thể hiện nội dung gì? Đó là tâm trạng gì của người anh? Em đã từng có tâm trạng ấy chưa? (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Nội dung còn bỏ dở dang ở dấu ba chấm ấy chính là vô vàn những mông lung, những suy nghĩ về cô em gái cũng như các hành xử khó chịu, hạnh họe mà người anh từng thể hiện với em mình trước đây. Điều này thể hiện tâm trạng hối hận, sự xấu hổ của cậu anh trai về bản thân khi đối diện với tình cảm của Kiều Phương. Em cũng từng có tâm trạng ấy khi có sự hiểu nhầm, suy nghĩ không đúng về một người đối tốt với mình.

Câu 6: Khi soạn bài Bức tranh của em gái tôi, em nhận ra tác giả muốn đề cao, ca ngợi điều gì? Điều đó có liên quan gì và có ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người như thế nào? (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Nội dung truyện muốn đề cao sự nhân hậu, lòng vị tha, tình yêu thương giữa người với người, đặc biệt là giữa các thành viên gia đình. Chúng ta không nên để sự đố kỵ, ghen ghét phá hỏng mối quan hệ của nhau. Thay vào đó, mỗi người hãy nhận ra sự thiếu sót của bản thân để học tập, thay đổi, phát triển bản thân hơn là chỉ biết mang lòng ích kỷ, đố kị người khác.

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi giúp chúng ta hiểu hơn về tình cảm gia đình
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi giúp chúng ta hiểu hơn về tình cảm gia đình

Bài tập liên hệ

Câu hỏi 1: Khi soạn bài Bức tranh của em gái tôi lớp 6, theo em, ai là nhân vật chính trong truyện?

- Trả lời: Nhân vật chính trong truyện là người anh trai bởi câu chuyện được kể theo ngôi xưng “tôi”, dưới góc nhìn của nhân vật này. Thông qua đó, nội dung truyện tập trung khai thác sự thay đổi tâm lý của người anh trước và sau khi nhìn thấy bức tranh của em gái Kiều Phương.

Câu hỏi 2: Viết đoạn mở bài cho truyện "Bức tranh của em gái tôi".

- Trả lời:

  • Mở bài 1: Bức tranh của em gái tôi - truyện ngắn của nhà văn Tạ Duy Anh đã đạt giải Nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức. Câu chuyện xoay quanh hai đứa trẻ trong một gia đình với cách hành xử khác nhau. Thông qua đó, truyện đã gửi đi thông điệp sâu sắc về tình cảm gia đình, sự yêu thương, lòng vị tha, sự ích kỷ đáng để suy ngẫm.
  • Mở bài 2: Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ tạo nhiều tiếng vang. Các tác phẩm của ông luôn gửi gắm những thông điệp để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc. Nổi bật trong số đó có kể nhắc đến truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Tác phẩm đã khắc họa sự nhân hậu, tình cảm trong sáng của người em đã giúp cảm hóa người anh hay đố kỵ của mình.

Câu hỏi 3: Viết đoạn kết bài cho truyện “Bức tranh của em gái tôi”.

- Trả lời:

  • Kết bài 1: Bức tranh của em gái tôi là câu chuyện viết về tình anh em tưởng chừng đơn giản nhưng lại đọng lại nhiều thông điệp, giá trị và bài học sâu sắc. Thông qua đó, chúng ta thấu hiểu hơn về tình cảm gia đình ruột thịt để từ đó nhận ra bản thân phải học cách sống nhân hậu, vị tha và yêu thương người một nhà nhiều hơn.
  • Kết bài 2: Truyện Bức tranh của em gái tôi dù đã khép lại nhưng dư âm trong lòng người đọc thì vẫn còn đó. Bằng nghệ thuật lựa chọn ngôi kể và miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, đầy tinh tế, tác phẩm đã cho thấy sự trong sáng, lòng nhân hậu của người em. Đây là chìa khóa giúp người anh nhận ra sự thiếu sót và ích kỷ của bản thân để từ đó hoàn thiện mình hơn.

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi là phương thức hiệu quả giúp các bạn học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa, thông điệp mà truyện muốn truyền tải. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn trả lời tốt các câu hỏi trong SGK cũng như luyện tập hiệu quả cho những bài kiểm tra, kỳ thi sắp đến.