Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
Để tiếp cận văn bản một cách chính xác nhất, thao tác đầu tiên khi soạn bài Vua chích chòe là tìm hiểu đôi nét về tác giả và nội dung cơ bản của tác phẩm.
Tác giả
Vua chích chòe là truyện cổ tích được sáng tác bởi anh em nhà Grimm. Người anh cả là Jacob Ludwig Karl Grimm, sinh năm 1785. Em trai là Wilhelm Karl Grimm, sinh năm 1786. Cả 2 là con của ông Philipp Wilhelm Grimm. Khi người anh vừa tròn 9 tuổi thì cha Philipp qua đời nên gia đình đã di chuyển từ bang Hessen về quê sinh sống.
Anh em nhà Grimm bắt đầu quá trình sưu tầm truyện dân gian từ những năm 1807. Vào năm 1812 họ đã xuất bản cuốn 86 truyện cổ tích Đức. Đến năm 1814, anh em Grimm phát hành tập sách gồm 70 truyện cổ tích.
Tác phẩm
Khi soạn bài Vua chích chòe, trong phần tác phẩm học sinh cần nêu được thông tin về thể loại, xuất xứ và bố cục của văn bản.
Thể loại: Vua chích chòe thuộc thể loại truyện cổ tích nước ngoài.
Xuất xứ: Tác phẩm được trích trong truyện cổ Grimm. Trong chương trình Ngữ văn 6, học sinh được tiếp cận dưới bản dịch của tác giả Lương Văn Hồng.
Bố cục: Trong lúc soạn văn 6 Vua chích chòe học sinh nên chia chuyện thành 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu => ông vua tốt bụng ấy có tên là Vua chích chòe. Nội dung của đoạn trích này tập trung miêu tả tính cách kiêu ngạo của công chúa.
- Phần 2: Tiếp theo => nàng sợ hãi giật tay lại: Trong đoạn này tác giả khắc họa cuộc sống hiện thực của công chúa kể từ khi lấy người hát rong.
- Phần 3: Đoạn còn lại. Chuyện kết thúc khi công chúa nhận ra sai lầm của bản thân, nàng chấp nhận sự thật và sống vui vẻ, hạnh phúc bên Vua chích chòe.
Tóm tắt nội dung
Ngày xửa ngày xưa, tại vương quốc nọ có một nàng công chúa xinh đẹp nhưng tính tình lại rất kiêu ngạo. Mặc dù được nhiều chàng trai ngỏ ý nhưng nàng không ưng một ai. Tức giận trước thái độ của con gái, nhà Vua tuyên bố sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung. Vài hôm sau đó có một người hát rong đi qua nên cô công chúa kén chọn ấy đã được gả cho anh. Kể từ đây, cuộc sống nghèo khó bủa vây, hai vợ chồng làm đủ nghề để kiếm sống. Khi công việc buôn nồi, bán đĩa đang phát đạt thì chàng hiệp sĩ phi ngựa đến khiến đồng hàng vỡ tan, bao nhiêu vốn liếng đều hết sạch.
Lúc này, người chồng đã xin cho cô làm phụ bếp tại hoàng cung. Vì nhìn lén hôn lễ của nhà vua nên cô bị kéo ra ngoài. Tại thời điểm này cô cũng phát hiện chồng mình chính là Vua chích chòe. Vì yêu công chúa nên chàng đã giả làm người ăn mày với mục đích uốn nắn tính kiêu ngạo của nàng. Công chúa biết được sự thật đã vô cùng xúc động.
Giá trị nội dung và nghệ thuật
Bên cạnh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm thì giá trị nội dung và nghệ thuật cũng là một phần quan trọng khi soạn bài Vua chích chòe mà học sinh không nên bỏ qua.
- Giá trị nội dung: Câu chuyện khuyên con người không nên có tính cách kiêu ngạo, nhạo báng người khác. Đồng thời, thông qua những hành động của câu chúa khi biết nhận ra lỗi lầm của bản thân, tác giả đã gửi gắm thông điệp về sự bao dung của con người khi họ biết cái sai của bản thân và sửa đổi theo chiều hướng tích cực.
- Giá trị nghệ thuật: Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhiều chi tiết hoang đường, có yếu tố kỳ ảo, kết hợp hài hòa của nghệ thuật tự sự và miêu tả tâm lí nhân vật.
Soạn bài Vua chích chòe chi tiết - Kết nối tri thức
Học sinh nên tham khảo cách trả lời 5 câu hỏi trong sách giáo khoa đẻ soạn bài Vua chích chòe chi tiết, đầy đủ nhất.
Câu 1 (Trang 41, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao?
Gợi ý trả lời:
Trong bữa tiệc chọn phò mã, cô công chúa đã giễu cợt tất cả mọi người, chàng trai nào cũng có lý do khiến nàng không ưng mắt. Cụ thể:
- Có người cô chê mập quá nên đặt tên là "thùng tô-nô"
- Người thì gầy quá nên bị mỉa mai gió thổi bay
- Có người lại bị cô miệt thị vì lùn và mập, như vậy sẽ vụng về lắm
- Lại có chàng trai khác cô chê vì mặt mày xanh xao khiến nàng nhìn anh ta như người chết đuối
- Anh chàng thứ năm bị công chúa chế nhạo vì mặt đỏ như gấc.
- Đến người thứ sáu thì dáng cong cong nên không đủ tiêu chuẩn.
- Một người khác lại bị ví như chim chích chòe vì cái cằm hơi cong.
Có thể thấy, tất cả các chàng trai trong bữa tiệc hôm ấy đều bị công chúa giễu cợt, nhạo báng. Cô tỏ ra thích thú và khoái chí khi nhạo báng, chê bai người khác.
Câu 2 (Trang 41, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa?
Gợi ý trả lời:
Trong câu hỏi này, học sinh khi soạn văn Vua chích chòe ngắn nhất cần nêu rõ hình phạt nhà Vua dành cho công chúa. Theo đó, để trừng phạt con gái, Vua tuyên bố sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung. Giữ đúng lời nguyền, cô công chúa ngọc ngà đã phải lấy người hát rong và lập tức rời cung theo chồng.
Hình phạt này chính là bài học nhớ đời mà công chúa phải chịu, kể từ đây cô sẽ không được sống trong nhung lụa mà phải vất vả mưu sinh, nghèo đói bủa vây, làm đủ nghề để kiếm sống qua ngày.
Câu 3 (Trang 41, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Vua chích chòe, bạn dễ dàng nhận ra Vua chích chòe chính là người đã đóng giả thành nhân vật hát rong. Sau khi cưới được con Vua, người hát rong đã yêu cầu vợ làm việc để kiếm sống, từ đan sọt, dệt vải đến buôn nồi, bán đĩa và cuối cùng là đi phụ bếp. Tất cả những công việc này với mục đích giúp cô nhận ra lỗi sau của bản thân, sửa đổi tính kiêu ngạo.
Câu 4 (Trang 41, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?
Gợi ý trả lời:
Thông qua quá trình soạn bài Vua chích chòe em nhận thấy chủ đề chính của tác phẩm này là phê phán thói kiêu căng, coi thường người khác để rồi phải gánh hậu quả rơi vào hoàn cảnh thấp hèn, khổ cực hơn cả những người đã từng bị chê bài.
Câu 5 (Trang 41, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Có thể nhận thấy, "tôi" chính là nhân vật người kể chuyện, "bạn" chính là độc giả. Khi người kể chuyện nói: “Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới” thì người đọc và người nghe đều thấy hợp lý. Vì từ câu chuyện cổ tích này, họ đã rút ra được bài học cho chính mình
Bài tập liên hệ
Nhằm giúp người học cảm thụ được tác phẩm hoàn chỉnh nhất, sau khi soạn bài Vua chích chòe, các giáo viên Ngữ văn thường khuyên học sinh của mình làm các bài tập liên hệ để tổng hợp lại kiến thức.
Bài tập 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu bài học rút ra được thông qua tác phẩm này.
Gợi ý làm bài:
Vua chích chòe là truyện cổ tích nổi tiếng, chứa đựng ý nghĩa và bài học sâu sắc về cách đối nhân xử thế và đạo làm người. Nàng công chúa trong chuyện may mắn vì có xuất thân cao quý, được sống trong đủ đầy nhưng luôn tỏ ra kiêu ngạo, xem thường những người xung quanh. Tính xấu ấy đã khiến cô phải chịu kết cục đích đáng, trải qua cuộc sống nghèo khổ, cùng cực. Thông qua những hậu quả mà công chúa phải nhận tác giả dân gian đã gửi gắm đến người đọc bài học đắt giá về thói kiêu ngạo, miệt thị ở đời, từ đó hướng con người đến nhân cách và lối sống cao đẹp. Câu chuyện Vua chích chòe không chỉ dừng lại ở hình phạt nhà Vua dành cho con gái mà sâu xa hơn nó còn thể hiện sự trừng trị của nhân dân với những kẻ coi thường người khác.
Bài tập 2: Dựa vào quá trình soạn bài Vua chích chòe và những kiến thức đã tiếp thu được từ bài giảng của giáo viên, em hãy nêu sự đối lập về tính cách giữa nhân vật công chúa và nhân vật Vua chích chòe.
Gợi ý làm bài:
Trong truyện, Vua chích chòe và công chúa là hai con người có tính cách đối lập nhau. Cụ thể:
- Nhân vật công chúa được tác giả miêu tả là người kiêu ngạo, luôn chê bai, xem thường người khác. Cô giễu cợt, nhạo báng mọi chàng trai có mặt trong buổi tiệc chọn phò mã. Tuy nhiên, ngòi bút của tác giả rẽ hướng khi công chúa nhận ra lỗi sai của bản thân, thay đổi tính nết, cô gái ấy trở nên nhân từ, sống yêu thương, trân trọng mọi người nên cuối cùng được hưởng hạnh phúc.
- Nhân vật Vua chích chòe khi mới xuất hiện mang vẻ ngoài xấu xí, xuất thân nghèo hèn, bị coi là kẻ ăn mày. Vì tình yêu dành cho công chúa, chàng đã quyết tâm thay đổi diện mạo của mình để được nhà Vua gả con gái cho. Sau khi lấy được công chúa, chàng cùng vợ vất vả lao động để mưu sinh qua ngày. Trải qua nhiều khó khăn nhưng vợ chồng bên nhau vui vẻ, hạnh phúc, tính nết của cô công chúa ngang tàng, hống hách trước kia dần mất đi và thay vào đó là một người phụ nữ có tấm lòng bao dung.
Có thể nói, sự xuất hiện của hai nhân vật này đã tương trợ, bổ sung cho nhau để mang đến những thay đổi tích cực trong tính cách.
Dễ dàng nhận thấy, thông qua việc soạn bài Vua chích chòe, học sinh sẽ hiểu rõ những ý nghĩa sâu sắc mà nhà văn gửi gắm thông qua tác phẩm của mình. Trên cơ sở đó sẽ giúp người học trả lời chính xác các câu hỏi được trong sách giáo khoa.