Hướng dẫn soạn bài Hai loại khác biệt chi tiết chuẩn chương trình Kết nối tri thức

Aretha Thu An
Soạn bài Hai loại khác biệt chi tiết bằng cách tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và trả lời các câu hỏi liên quan trong sách giáo khoa là phương pháp học tập được nhiều học sinh áp dụng. Trên thực tế, thao tác chuẩn bị bài trước mỗi giờ học Ngữ Văn là điều quan trọng bởi nó giúp quá trình tiếp thu bài giảng trên lớp hiệu quả hơn.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 

Trước khi tiến hành soạn bài Hai loại khác biệt chi tiết, học sinh cần tìm hiểu đó thông tin về tác giả Youngme Moon và tác phẩm của nhà văn này.

Tác giả

Hai loại khác biệt là văn bản nghị luận của Youngme Moon. Bà từng giữ nhiều chức vụ quan trọng liên quan đến ngành giáo dục như: Giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, Phó khoa về Chiến lược và Đổi mới.

Nhờ những thành tích xuất sắc trong quá trình giảng dạy, bà đã được nhận nhiều giải thưởng mang tầm vóc quốc tế. Ở thời điểm hiện tại, bà là người phụ nữ Mỹ mang gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại ngôi trường Harvard.

Chân dung tác giả Youngme Moon
Chân dung tác giả Youngme Moon

Tác phẩm

Sau khi đã nắm rõ thông tin về tác giả Youngme Moon, học sinh cần tìm hiểu đôi nét về tác phẩm để quá trình soạn văn bài Hai loại khác biệt được chi tiết nhất.

Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại văn bản nghị luận.

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích trong tập Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh. Văn bản học sinh lớp 6 được học được lấy theo bản dịch của Dương Ngọc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017.

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp nghị luận.

Người kể chuyện: Tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất.

Bố cục: Khi soạn bài Hai loại khác biệt, học sinh có thể chia bố cục thành 3 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu => nội quy nhà trường: Nội dung đoạn trích này giới thiệu về bài tập rất đặc biệt của giáo viên dành cho học sinh.
  • Đoạn 2: Tiếp theo => nể phục cậu: Trọng tâm đoạn này nói về sự khác biệt mà mỗi học sinh lựa chọn, nhưng J gây chú ý nhất bởi khác biệt mang nhiều ý nghĩa nhất.
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Suy ngẫm của người viết về ý nghĩa của sự khác biệt.

Tóm tắt nội dung

Để soạn bài Hai loại khác biệt lớp 6 tập 2 được chính xác, học sinh cần tóm tắt nội dung văn bản nhằm nắm được những thông tin chính.

Trong giờ học, giáo viên đã giao cho nhân vật tôi và các bạn trong lớp một bài tập vô cùng độc đáo là học sinh cần trở nên khác biệt trong vòng 24 giờ. Trong quá trình thực hiện bài tập này mọi người đều thay đổi quần áo để thể hiện cá tính. Nhưng nhân vật tôi nhận ra J vẫn ăn mặc như ngày thường. Trong tiết học hôm đó, J hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, cậu ăn nói mạch lạc, lễ phép. Đây là lần đầu tiên J làm vậy nên mọi người vô cùng ngạc nhiên. Đến cuối giờ học, họ nhận ra rằng sự khác biệt của J chính là những cư xử và hành động, đây mới chính là sự khác biệt có ý nghĩa.

Giá trị nội dung và nghệ thuật

Trong các bài kiểm tra, giáo viên thường hay đặt câu hỏi xoay quanh phần giá trị nội dung và nghệ thuật, vì vậy khi học chương trình Ngữ văn 6 lớp 6 soạn bài Hai loại khác biệt bạn không nên bỏ qua thông tin này.

  • Giá trị nội dung: Khác biệt không đơn giản chỉ là sự thay đổi bên ngoài mà nó còn là thay đổi từ suy nghĩ, hành động. Chính vì vậy, có hai loại khác biệt như nhan đề tác phẩm đó là khác biệt có nghĩa và khác biệt vô nghĩa. Mọi người xung quanh chỉ thực sự chú ý và nể phục những sự khác biệt chứa đựng ý nghĩa.
  • Giá trị nghệ thuật: Trong tác phẩm của mình, Youngme Moon đã có những lập luận chặt chẽ, xác đáng. Thêm vào đó, những lời dẫn chứng chân thực đã khiến văn bản trở nên độc đáo.
Những thông tin khái quát về tác phẩm Hai loại khác biệt
Những thông tin khái quát về tác phẩm Hai loại khác biệt

Soạn bài Hai loại khác biệt chi tiết - Kết nối tri thức

Nếu đang theo học bộ sách Kết nối tri thức, học sinh có thể tham khảo gợi ý dưới đây khi soạn bài Hai loại khác biệt lớp 6.

Soạn bài Hai loại khác biệt Kết nối tri thức: Phần Trước khi đọc 

Câu 1 (Trang 58, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Em luôn mong muốn tạo ra sự khác biệt so với bạn bè trong lớp vì điều đó sẽ giúp cá nhân em thể hiện được nét đặc trưng riêng của mình.

Câu 2 (Trang 58, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt, nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội?

Gợi ý trả lời:

Nếu một bạn học sinh không hề có sự khác biệt nhưng vẫn mang những ưu điểm vượt trội thì chắc chắn đây là người ưu tú mà em cần học hỏi.

Soạn bài Hai loại khác biệt Kết nối tri thức: Phần Đọc văn bản

Câu 1 (Trang 58, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?

Gợi ý trả lời:

Bài tập giáo viên giao cho học sinh trong lớp nhằm tạo ra cơ hội để họ thể hiện một phiên bản khác của bản thân.

Câu 2 (Trang 58, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?

Gợi ý trả lời:

Những bằng chứng thể hiện sự khác biệt của J là:

  • Trong tiết, J thực hiện một hành động bất ngờ mà trước đây em chưa từng làm đó là giơ tay trả lời câu hỏi của giáo viên.
  • Khi được mời trả lời, J diễn đạt một cách dõng dạc và lễ phép.

Câu 3 (Trang 58, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?

Gợi ý trả lời:

Các bạn trong lớp đều tỏ ra ngạc nhiên về J bởi tất cả học sinh đều tạo ra một phiên bản khác biệt trong khi J vẫn ăn mặc như ngày thường.

Câu 4 (Trang 58, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày lý lẽ và bằng chứng?

Gợi ý trả lời:

Tác giả đã rút ra kết luận có hai loại khác biệt là khác biệt vô nghĩa và khác biệt có nghĩa.

Soạn bài Hai loại khác biệt Kết nối tri thức: Phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 61, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

Gợi ý trả lời:

Trong văn bản có kể lại câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc, khi soạn bài Hai loài khác biệt em nhận thấy giữa việc kể lại truyện và rút ra được bài học từ câu chuyện thì bài học rút ra từ câu chuyện là điều quan trọng hơn cả.

Để xác định điều này không khó bởi trong văn bản đã nêu rõ qua nhân vật J, sự khác biệt rút ra được bài học mới là điều ý nghĩa.

Câu 2 (Trang 61, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Theo yêu cầu của giáo viên, các học sinh trong lớp cần tạo sự khác biệt trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên J vẫn ăn mặc như ngày thường. Cụ thể:

Đám đông học sinh khác tạo nên sự khác biệt bằng cách chọn trang phục nổi bật, làm ra hành động hơi bất thường: Hát nghêu ngao như trẻ con, đầu tóc kì lạ, thực hiện những hành động ngu ngốc.

Nhân vật J thì vẫn ăn mặc như mọi ngày, bề ngoài không có một chút thay đổi nào. Thế nhưng trong giờ học, cậu ta hăng hái xây dựng bài, xưng hô lễ phép, lịch sự với giáo viên, biết nói lời cảm ơn với người thầy của mình. Đến cuối tiết học, các bạn trong lớp như ngầm hiểu ra, đây mới chính là khác biệt ý nghĩa nhất.

Câu 3 (Trang 61, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bàn trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.

Gợi ý trả lời:

Trong văn bản này, tác giả đã đi từ thực tế để từ đó rút ra điều cần bàn luận. Cụ thể, tác giả kể về lớp học của chính mình và bài tập mà giáo viên yêu cầu để dẫn tới sự thay đổi của các bạn học sinh, tiếp đó là sự khác biệt của J. Dựa vào những cơ sở này, cuối cùng mới đi đến những điều mà tác giả bàn luận.

Sự lựa chọn cách triển khai này đã giúp văn bản thêm phần thú vị, hấp dẫn độc giả, bạn đọc có thể hình dung rõ ràng điều mà tác giả bàn luận.

Câu 4 (Trang 61, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Tác giả phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Phần soạn bài Hai loại khác biệt cho câu hỏi số 6 cần trả lời được cách phân chia của tác giả là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở bởi những thay đổi bên ngoài đều là khác biệt không có mục đích, được tác giả gọi bằng cái tên "khác biệt vô nghĩa", trong khi sự thay đổi của J mang chiều hướng tích cực, cố gắng vì mục đích đạt kết quả cao trong học tập, đây chính là "khác biệt có ý nghĩa".

Câu 5 (Trang 61, SGK Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức): Do đâu số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?

Gợi ý trả lời:

Phần lớn chúng ta thường thể hiện khác biệt vô nghĩa bởi cách này không tốn quá nhiều công sức và thời gian, chỉ cần một chút thay đổi về diện mạo, hình ảnh của bạn đã trở nên khác biệt.

Muốn tạo được khác biệt có ý nghĩa, đòi hòi ở bạn một quá trình rèn luyện nghiêm túc, có đạo đức và trí tuệ để bản thân có những thay đổi mang chiều hướng tích cực.

Câu 6 (Trang 61, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài Hai loại khác biệt, em nhận ra rằng, bài học được rút ra từ tác phẩm không phải chỉ có giá trị đối với học sinh mà nó còn mang ý nghĩa với mọi lứa tuổi. Bất kể bạn là nam hay nữ, dù cho bạn bao nhiêu tuổi thì sự khác biệt vẫn luôn là điều quan trọng.

Phần viết kết nối với đọc: Từ câu mở văn đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..., em hãy viết thêm khoảng 5 câu để hoàn thành một đoạn văn có nghĩa.

Gợi ý làm bài:

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi người đều chỉ có một cuộc đời, một lần được sống vì thế hãy sống sao cho khỏi hối tiếc, đừng ngần ngại thể hiện sự khác biệt của bản thân. Nếu hình ảnh của ta bắt chước, rập khuôn từ người nào đó thì thật nhàm chán và vô nghĩa. Bạn nên tự tin vì những thay đổi của mình, đừng sợ sự khác biệt ấy bị chỉ chỏ hay chê cười. Mặc dù khác biệt không phải là điều duy nhất khiến con người trở nên thu hút nhưng chỉ khi tạo được điều này bạn mới khẳng định được giá trị của bản thân.

Quá trình soạn bài Hai loại khác biệt sẽ tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh
Quá trình soạn bài Hai loại khác biệt sẽ tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh

Bài tập liên hệ

Để vận dụng kiến thức đã tiếp thu về tác phẩm, sau khi soạn bài Hai loại khác biệt, học sinh nên làm thêm bài tập liên hệ.

Bài tập: Trong văn bản Hai loại khác biệt, đám đông học sinh nhân vật J đã thể hiện sự khác biệt của bản thân như thế nào. Em hãy làm rõ điều này.

Gợi ý làm bài:

Sư khác biệt mà đám đông học sinh đã thể hiện là:

  • Sử dụng quần áo để thể hiện cá tính: Mặc quần áo kỳ lạ, mặc đồ ngủ đến trường.
  • Để kiểu tóc kỳ quặc
  • Làm trò quái đản, đeo nhiều trang sức, trang điểm lòe loẹt.
  • Tham gia vào các hoạt động gây chú ý.
  • Nắm tay nhau, dọc hành lang vừa cười nói như trẻ mẫu giáo.
  • Học sinh nhào lộn trong phòng ăn trưa.

Sự khác biệt mà J thể hiện là:

  • Ăn mặc hệt như ngày thường
  • Cậu học sinh đã khiến mình trở nên khác biệt bằng cách hăng hái phát biểu xây dựng bài, có thái độ kính trọng lễ phép.
Học sinh có thể dựa vào bảng thông tin đề làm bài tập 2
Học sinh có thể dựa vào bảng thông tin đề làm bài tập 2

Như vậy, phương pháp tối ưu nhất khi soạn bài Hai loại khác biệt chính là tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, tóm tắt nội dung văn bản và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Các thao tác này sẽ đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt là quá trình tiếp thu bài giảng trên lớp.