Hướng dẫn soạn bài Chuyện cổ nước mình chi tiết, bám sát kiến thức trọng tâm

Aretha Thu An
Soạn bài Chuyện cổ nước mình chi tiết giúp học sinh có thể trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa một cách hiệu quả. Việc hiểu rõ từng phần của câu chuyện, từ nội dung và nhân vật đến thông điệp chính, sẽ giúp người học nắm vững kiến thức và phát triển khả năng phân tích.

Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Bước đầu khi soạn bài Chuyện cổ nước mình chính là học sinh cần nắm được những nét khái quát về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ và sơ lược về tác phẩm.

Tác giả

Lâm Thị Mỹ Dạ (1949-2023), quê gốc ở Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Nhà thơ từng làm việc ở Ty văn hóa Quảng Bình. Sau đó không lâu bà bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp báo chí, trở thành phóng viên, biên tập viên của tạp chí Sông Hương.

Ngoài làm báo, Lâm Thị Mỹ Dạ còn bắt tay vào sáng tác văn chương, là UV Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên-Huế, hội viên thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, UV Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III và UV Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.

Những trang thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ mang giọng điệu trong trẻo, tươi vui, đồng cảm với những số phận bất hạnh. Đôi khi trong các sáng tác của bà độc giả thấy được niềm khát khao được vươn tới cuộc sống nhân ái, bao dung.

Sự nghiệp thơ ca: Trong sự nghiệp sáng tác văn chương của mình, Lâm Thị Mỹ Dạ đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Mẹ và con; Cốm non; Khoảng trời - hố bom; Hồn đầy hoa cúc dại,...

Sau thời gian lâm bệnh, ngày 6/7/2023, bà đã từ biệt cuộc đời tại nhà riêng ở TP.HCM.

Đôi nét về nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
Đôi nét về nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

Tác phẩm

Sau khi đã nắm rõ thông tin về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ, học sinh cần tìm hiểu đôi nét về tác phẩm để quá trình soạn văn bài Chuyện cổ nước mình được chi tiết nhất.

Thể loại: Thơ lục bát.

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được trích từ tập Bài thơ không năm tháng (Xuất bản năm 1983).

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

Tóm tắt: Bài thơ ca ngợi sự phong phú trong kho tàng truyện cổ dân gian. Ẩn chứa trong mỗi câu chuyện là bài học quý giá về cách sống, đạo đức ở đời, hướng con người đến lối sống cao đẹp, nhân hậu, có lòng yêu nước, biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn,... Đó chính là lời răn dạy mà cha ông ta dành cho thế hệ con cháu.

Bố cục:

  • Phần 1: Từ đầu => chẳng ra việc gì: Những bài học mà cha ông ta để lại qua câu chuyện cổ.
  • Phần 2 : Phần còn lại: Ý nghĩa mà những câu chuyện cổ mang lại.

Giá trị nội dung: Bên cạnh hiểu biết về tác giả, tác phẩm, học sinh cũng nên chú ý đến giá trị nội dung khi soạn bài Chuyện cổ nước mình. Xuyên suốt trong bài thơ, tác giả đã thể hiện tình cảm và thái độ trân trọng của mình trước những truyện cổ dân gian, thấm thía bài học làm người ẩn chứa trong mỗi câu chuyện mà cha ông đã răn dạy.

Giá trị nghệ thuật: Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thành công trong việc sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc mang âm hưởng của dân ca cổ truyền. Bên cạnh đó, bài thơ còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ độc đáo như: so sánh, điệp từ, láy,...

Những thông tin khái quát về bài thơ Chuyện cổ nước mình
Những thông tin khái quát về bài thơ Chuyện cổ nước mình

Soạn bài Chuyện cổ nước mình chi tiết - Kết nối tri thức

Câu 1 (Trang 93, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?

Gợi ý trả lời:

Những chuyện cổ tích nước ta mà em được biết là Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,...

Câu 2 (Trang 93, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Em thích những nhân vật nào trong những câu chuyện đó? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Những nhân vật trong truyện cổ tích trên đều làm em cảm phục bởi dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, cực khổ nhưng họ đều mang trong mình phẩm chất đáng quý. Cô Tấm là người ngoan hiền, biết hy sinh; Sọ Dừa tuy mang vẻ ngoài xấu xí nhưng có tấm lòng hiếu thảo; Thạch Sanh là người thật thà, lương thiện, có tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng đứng lên để giúp dân, giúp nước.

Soạn bài chuyện cổ nước mình: Phần Đọc hiểu

Hình dung trang 94, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1: Những màu sắc, đường nét miêu tả quê hương?

Gợi ý trả lời:

Những màu sắc và đường nét miêu tả quê hương được thể hiện trong bài thơ là:

  • Màu vàng của nắng, màu trắng của mưa.
  • Con sông chảy siết và rặng dừa nghiêng soi.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình: Phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 95, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó.

Gợi ý trả lời:

Bài thơ được tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ viết theo thể thơ lục bát.

Để khẳng định điều này, trong lúc soạn bài Chuyện cổ nước mình em thấy bài thơ có kết cấu dòng thơ 6/8 và từ cuối cùng của câu 6 hiệp vần với từ thứ 6 của câu 8.

Bài Chuyện cổ nước mình thuộc thể thơ lục bát
Bài Chuyện cổ nước mình thuộc thể thơ lục bát

Câu 2 (Trang 95, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.

Gợi ý trả lời:

Thao tác soạn bài soạn bài Chuyện cổ nước mình giúp em dễ dàng nhận ra những từ ngữ, hình ảnh xuất hiện trong bài thơ gợi liên tưởng đến câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt; Cây khế; Thạch Sanh; Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường.

Những từ ngữ khiến em liên tưởng đến câu chuyện này là Ở hiền thì lại gặp hiền; Thị thơm thị giấu người thơm và Đẽo cày theo ý người ta.

Câu 3 (Trang 95, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?

Gợi ý trả lời:

Chuyện cổ đã kể lại cho nhà thơ về vẻ đẹp và tâm hồn của người Việt Nam từ bao đời nay. Đó là tấm lòng thương người và niềm tin về triết lý “ở hiền gặp lành, ác giả, ác báo. Người anh trong câu chuyện Cây tre trăm đốt hiền lành, thật thà nên được bề trên ban tặng câu thần chú "Khắc nhập! Khắc xuất", nhờ đó mà anh lấy được người vợ xinh đẹp, thảo hiền. Người em trong câu chuyện Cây khế chăm chỉ làm ăn được phượng hoàng đền ơn "ăn một quả trả cục vàng" nhờ đó mà trở nên giàu có, sống sung túc đến cuối đời, người anh mưu mô, tham lam nên chết chìm dưới đáy biển.

Chuyện cổ đã hướng con người đến lối sống lương thiện, ở hiền để được gặp lành giống như người em trong câu chuyện Cây khế
Chuyện cổ đã hướng con người đến lối sống lương thiện, ở hiền để được gặp lành giống như người em trong câu chuyện Cây khế

Câu 4 (Trang 95, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên?

Gợi ý trả lời:

Hai câu thơ trên thể hiện thái độ biết ơn, trân trọng của tác giả đối với những câu truyện cổ. Thông qua câu chuyện ấy, tác giả đã khắc ghi trong tâm trí về những hi sinh của cha ông để đổi lại nền độc lập như ngày nay.

Câu 5 (Trang 95, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1):

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dậy cũng vì đời sau

Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì?

Gợi ý trả lời:

Trong quá trình soạn bài Chuyện cổ nước mình, em nhận thấy hai dòng cuối bài thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ vì những lời dạy trong truyện cổ. Đó là lời dạy thấm đẫm nghĩa tình, mang hồn phách của một dân tộc bé nhỏ nhưng bất khuất và anh hùng.

Câu 6 (Trang 95, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm"?

Gợi ý trả lời:

Với nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm" vì dù cho có trải qua bao năm tháng, xã hội có phát triển mạnh mẽ như thế nào thì những lời dạy bảo ấy vẫn luôn vẹn nguyên giá trị.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình: Phần Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Gợi ý trả lời:

4 câu thơ trên đã để lại trong em nhiều suy nghĩ. Đời cha ông đến đời tôi thuộc hai thế hệ xa vời và được ví như công sông với chân trời. Sự so sánh ấy không chỉ khiến câu thơ trở nên hàm súc mà nó còn gửi gắm nỗi niềm tiếc nuối vì khoảng cách thế hệ. Mặc dù có sự xa cách về thời gian nhưng những bài học mà cha ông đã răn dạy vẫn mang giá trị lớn lao, vẫn luôn là đạo lý sống ở đời. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng học tập, trau dồi kiến thức để khi trưởng thành sẽ mang tâm sức phục vụ quê hương đất nước và để những bài học trong câu chuyện cổ ấy ấy mãi sáng ngời, vẹn nguyên giá trị như thuở ban đầu.

Qua những câu chuyện cổ, độc giả sẽ khắc ghi những bài học quý báu mà cha ông răn dạy
Qua những câu chuyện cổ, độc giả sẽ khắc ghi những bài học quý báu mà cha ông răn dạy

Soạn bài Chuyện cổ nước mình chi tiết - Chân trời sáng tạo

Theo bộ sách Chân trời sáng tạo, khi soạn văn 6 Chuyện cổ nước mình, học sinh cần trả lời đầy đủ 4 câu hỏi trong phần Suy ngẫm và phản hồi.

Câu 1 (Trang 47, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.

Gợi ý trả lời:

Những câu thơ cho thấy tác giả yêu chuyện cổ nước nhà đó là:

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì”

Câu 2 (Trang 47, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Em hiểu thế nào về các câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"

Gợi ý trả lời:

Những câu thơ này giúp em hiểu ra rằng, dù cho thời gian đã trôi qua rất lâu, lớp người thuộc thế hệ cha ông đã ra đi mãi mãi nhưng qua những câu chuyện cổ, thế hệ ngày này vẫn cảm nhận được đầy đủ nét đẹp truyền thống, đặc điểm văn hóa, trang sử hào hùng của dân tộc, đó là cách gián tiếp để “gặp gỡ" cha ông.

Câu 3 (Trang 47, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Theo em, cụm từ " người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?

Gợi ý trả lời:

Khi soạn văn lớp 6 bài Chuyện cổ nước mình, em nhận ra câu thơ "thị thơm thì giấu người thơm" có nguồn gốc từ truyện Tấm Cám, "người thơm" ở đây có thể hiểu con người hiền lành, nhân hậu, có tấm lòng lương thiện.

Câu 4 (Trang 47, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

Gợi ý trả lời:

Qua câu thơ, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về những bài học sâu sắc mà cha ông ta đã răn dạy con cháu, đó là bài học về cách sống và đạo đức ở đời.

Khi soạn bài Chuyện cổ nước mình, học sinh cần đọc kỹ văn bản 
Khi soạn bài Chuyện cổ nước mình, học sinh cần đọc kỹ văn bản 

Bài tập liên hệ

Nhằm giúp học sinh hệ thống lại kiến thức sau khi soạn bài Chuyện cổ nước mình, giáo viên dạy Ngữ Văn thường yêu cầu học sinh làm bài tập liên quan đến tác phẩm.

Đề bài 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ.

Hướng dẫn làm bài:

Trong kho tàng văn học dân gian của nhân dân ta những câu truyện cổ luôn chứa đựng một sức hút lạ kỳ với người đọc. Bằng tài năng và vốn hiểu biết của mình, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã đúc kết những lời thơ thật hay và ý nghĩa trong Chuyện cổ nước mình. Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ nhàng, mang hơi thở và màu sắc của ca dao, dân ca.

Qua những trang thơ, tác giả đã ca ngợi truyện cổ nước mình chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa và bài học quý báu mà thế hệ ông cha đã truyền lại cho con cháu muôn đời sau. Đó chính là bài học về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện thông qua nhân vật cổ tích Thạch Sanh, Sọ Dừa,…

Thông qua những dẫn chúng ấy, chúng ta có thêm niềm tin vào sự công bằng ở đời để sống hướng thiện. Có thể thấy, Chuyện cổ nước mình là bài thơ hay, giản dị nhưng chứa đựng vô vàn ý nghĩa.

Đề bài 2: Thông qua quá trình soạn bài Chuyện cổ nước mình và các kiến thức đã tiếp thu được từ bài giảng của giáo viên, em hãy lập dàn ý chi tiết cho văn bản.

Hướng dẫn làm bài:

Mở bài: Học sinh cần iới thiệu một vài nét sơ lược và tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ và dẫn dắt vào bài thơ Chuyện cổ nước mình.

Thân bài: Học sinh triển khai bài phân tích bài thơ dựa theo 3 luận điểm sau:

Luận điểm 1: Những bài học ông cha ta đã gửi gắm trong câu chuyện cổ.

Xuất hiện các nhân vật cổ tích trong các câu thơ:

  • Truyện Tấm Cám: "Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà".
  • Truyện Đẽo cày giữa đường: "Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".
  • Sự tích Trầu cau:"Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người".

Những bài học ở đời được gửi gắm qua chuyện cổ.

  • Tinh thần nhân hậu, biết yêu thương đồng loại.
  • Tình yêu không quản ngại xa xôi.
  • Triết lý ở hiền gặp lành.
  • Hướng con người đến lối sống công bằng, độ lượng và đa tình.

Luận điểm 2: Ý nghĩa của những câu chuyện cổ với thế hệ con cháu

  • Cảm xúc của nhân vật "tôi" trong bài thơ: Yêu chuyện cổ nước tôi, đó là một tình yêu thiết tha và niềm tự hào sâu sắc.
  • Chuyện cổ là hành trang cuộc sống "Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/ Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".
  • Nó cũng chính là cuộc đối thoại giữa hai thế hệ "Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình".
  • Thể hiện sự quan tâm và biết lo nghĩ cho đời sau của ông cha "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau".
  • Chuyện cổ sẽ còn mãi với thời gian, có ý nghĩa muôn đời "Nhưng bao chuyện cổ trên đời/ Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm".

Luận điểm 3: Đánh giá về nghệ thuật của bài thơ.

  • Thể thơ lục bát truyền thống với ngôn từ nhịp nhàng, uyển chuyển.
  • Sử dụng thành công phép so sánh: "Như con sông với chân trời đã xa", điệp từ, câu trúc: ".....thì....", "....cơn...", "rất...", "Vừa....lại...." và thủ pháp láy: xa xôi, thiết tha, thầm thì...

Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Liên hệ với thế hệ trẻ ngày nay.

Học sinh nên làm các bài tập liên quan đến văn bản để tổng hợp lại kiến thức
Học sinh nên làm các bài tập liên quan đến văn bản để tổng hợp lại kiến thức

Thông qua viêc soạn bài Chuyện cổ nước mình, học sinh sẽ hiểu được những ý nghĩa sâu sắc mà tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ gửi gắm qua tác phẩm, đó là đạo lý sống ở đời, là những bài học hướng con người đến một nhân cách cao đẹp, bởi suy cho cùng ở hiền sẽ gặp lành, ác giả ác báo, người lương thiện sẽ luôn được giúp đỡ.