Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Đầu tiên, học sinh cần tìm hiểu thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông và tác phẩm của ông để bài soạn bài Những cánh buồm Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ ý nhất.
Tác giả
Hoàng Trung Thông (1925-1993), quê gốc ở Quỳnh Lưu, Nghệ An nhưng ông sinh sống chủ yếu ở Hà Nội. Trên thi đàn, Hoàng Trung Thông được biết đến là nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ ca Cách mạng Việt Nam.
Những trang thơ của ông luôn hướng con người ta sống một cuộc đời ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn, sống trong sạch và có đạo đức. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Hoàng Trung Thông đã có những tác phẩm chính như: Trong gió lửa; Đường chúng ta đi; Như đi trong mơ; Những cánh buồm; Chiến công tuổi thơ; Đầu sóng,…
Tác phẩm
Khi được giáo viên yêu cầu soạn bài Những cánh buồm Kết nối tri thức, trong phần tác phẩm học sinh cần nêu được thông tin về thể loại, xuất xứ, tóm tắt văn bản, bố cục của truyện, giá trị nội dung và nghệ thuật. Cụ thể:
Thể loại: Tác phẩm Những cánh buồm thuộc thể loại thơ tự do.
Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập Những Cánh buồm, xuất bản năm 1964.
Tóm tắt: Học sinh cần tóm tắt nội dung văn bản khi soạn bài Những cánh buồm Kết nối tri thức. Sau trận mưa đêm qua, sáng nay bầu trời trong vắt, bãi biển sạch bóng. Dưới khung cảnh bình yên ấy, hai cha con đã cùng nhau dạo chơi, bóng họ trải dài trên nền cát. Tại đây, cậu bé đã hỏi cha lý do tại sao phía xa chỉ có mênh mông biển nước mà không thấy bóng dáng con người. Trước thắc mắc của đứa bé, người cha trả lời rằng cứ đi theo những cánh buồm sẽ nhìn thấy con người và cây cối. Tò mò về không gian ấy, cậu bé xin cha một cánh buồm để có thể được đến nơi hấp dẫn ấy. Thông qua nhân vật cậu con trai, tác giả Hoàng Trung Thông đã thể hiện mơ ước của con người có thể đi đến những vùng đất mới, khám phá những điều mới, trải nghiệm mới.
Bố cục: Học sinh nên chia bài thơ thành 3 đoạn để quá trình soạn bài Những cánh buồm Kết nối tri thức dễ hiểu nhất.
- Đoạn 1: Từ đầu => chắc nịch: Cảnh 2 cha con đang dạo chơi trên bãi biển.
- Đoạn 2: Tiếp => để con đi : Cuộc trò chuyện vui vẻ và những câu hỏi của cậu con trai dành cho cha.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Ý nghĩa của những ước mơ.
Giá trị nội dung: Người con muốn có được một cánh buồm trắng để đi thật xa, khám phá những vùng đất mới. Đó cũng chính là mơ ước thời thơ ấu của người cha.
Giá trị nghệ thuật: Đây cũng là nội dung quan trọng học sinh không nên bỏ qua khi soạn bài Những cánh buồm Kết nối tri thức. Trong tác phẩm của mình, Hoàng Trung Thông đã sử dụng thể thơ tự do kết hợp những biện pháp tu từ độc đáo như ẩn dụ, điệp ngữ,...
Soạn bài Những cánh buồm - Kết nối tri thức
Thông qua việc soạn bài Những cánh buồm Kết nối tri thức trang 57 sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh nắm trọn vẹn kiến thức tác phẩm.
Câu 1 (Trang 57, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Hình ảnh hai cha con và cuộc trò chuyện của họ?
Gợi ý trả lời
Trong bài thơ hai cha con xuất hiện qua các hình ảnh.
- Hai cha con cùng bước đi trên cát
- Bóng cha thì dài lênh khênh
- Bóng con thì tròn chắc nịch
- Cha dắt con dưới ánh mai hồng
Cuộc trò chuyện của hai cha con:
- Cuộc trò chuyện thứ nhất: Con hỏi cha sao xa kia không thấy cây, thấy người mà chỉ thấy nước, thấy trời. Cha mỉm cười và trả lời cho con biết theo cánh buồm đi xa sẽ thấy những điều ấy.
- Cuộc trò chuyện thứ hai: Con nhìn cánh buồm phía xa xăm là xin mượn buồm trắng để đi khiến cha bồi hồi nhớ lại những mong ước của bản thân khi thơ bé.
Câu 2 (Trang 57, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm?
Gợi ý trả lời:
Quá trình soạn bài Những cánh buồm Kết nối tri thức em thấy hình ảnh cánh buồm trên biển chứa đựng nhiều ý nghĩa:
- Tượng trưng cho những ước mơ, hoài bão của thế hệ trẻ.
- Có ý nghĩa tinh thần to lớn, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách để vươn tới thành công.
Câu 3 (Trang 57, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc…
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Những cánh buồm Kết nối tri thức, em dễ dàng nhận ra, những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là
- Biện pháp ẩn dụ “ánh nắng chảy đầy vai”.
- Điệp cấu trúc tăng tiến “Cát càng mịn, biển càng trong”.
- Điệp cấu trúc và từ láy “Bóng cha dài lênh khênh; Bóng con tròn chắc nịch”.
- Điệp ngữ và tăng tiến “Cha dắt con đi” và “Cha lại dắt con đi”.
Bài tập liên hệ
Sau khi đã hoàn thành việc soạn bài Những cánh buồm Kết nối tri thức, học sinh nên tự tổng hợp lại kiến thức bằng cách làm bài tập liên quan đến tác phẩm.
Đề bài: Lập dàn ý phân tích bài thơ Những cánh buồm để hiểu được thông điệp mà tác giả Nguyễn Trung Thông gửi gắm qua sáng tác của mình.
Hướng dẫn làm bài:
Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả và dẫn dắt vào bài thơ
Thân bài: Học sinh cần triển khai phần thân bài theo 3 luận điểm sau:
- Luận điểm 1: Phân tích các hình ảnh đẹp xuất hiện trong bài thơ (cảnh biển buổi sáng, hình ảnh cánh buồm ngoài xa, bóng hai cha con) và khẳng định xuyên suốt trong bài thơ tác giả đã sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc.
- Luận điểm 2: Tập trung làm rõ 2 cuộc trò chuyện của người cha và con. Cuộc trò chuyện thứ nhất, con hỏi cha sao xa kia không thấy cây, thấy người mà chỉ thấy nước, thấy trời. Cha mỉm cười và trả lời cho con biết theo cánh buồm đi xa sẽ thấy những điều ấy. Cuộc trò chuyện thứ hai, con nhìn cánh buồm phía xa xăm là xin mượn buồm trắng để đi khiến cha bồi hồi nhớ lại những mong ước của bản thân khi thơ bé. Trong phần này, học sinh nhấn mạnh vào sự ngây thơ của cậu con trai và tình cảm vô bờ bến mà cha dành cho con.,
- Luận điểm 3: Nêu tư tưởng chủ đạo của bài thơ thông qua hình ảnh cánh buồm. Bên cạnh đó, học sinh cần nhấn mạnh thông điệp về tình cảm gia đình và sự gắn kết giữa các thành viên.
Kết bài: Khái quát lại nội dung bài thơ và liên hệ với ước mơ của bản thân.
Thông qua việc soạn bài Những cánh buồm Kết nối tri thức, học sinh sẽ nắm rõ những thông tin về tác giả, tác phẩm, nội dung tư tưởng chủ đạo mà tác giả muốn truyền tải. Dựa vào những kiến thức này, người học có thể tự tin chinh phục mọi đề thi liên quan đến văn bản và đạt được điểm số cao nhất.