Sức khoẻ Dinh Dưỡng

Sầu riêng kỵ với gì? Ăn một lần gánh tai hoạ một đời

Caitlin Trang

Sầu riêng kỵ với gì? Đây là loại trái cây có tính nóng và dễ sinh nhiệt, do đó không phù hợp để ăn cùng với những thực phẩm có tính chất tương tự như vải, gia vị cay nóng, rượu bia,... Việc kết hợp ăn uống sai cách có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu như đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là ngộ độc.

1. Sầu riêng kỵ với gì?

Sầu riêng kỵ với gì được nhiều tín đồ ghiền sầu quan tâm. Đây là loại trái cây có hương vị thơm ngon, độc đáo nhưng có thể gây ra ngộ độc, rối loạn tiêu hoá nếu ăn cùng một số thực phẩm “kị dơ” dưới đây:

1.1. Sữa

Uống sữa sau khi ăn sầu riêng có thể dẫn đến tình trạng khó chịu trong bụng, thậm chí khiến huyết áp tăng vọt và ngộ độc.

1.2. Cà phê

Caffeine trong cà phê sẽ phản ứng với sulfur có ở thành phần của sầu riêng, làm ức chế hoạt động của men aldehyde dehydrogenase. Điều đó dẫn tới 70% chất oxy hoá trong tế bào ngừng chuyển hoá, gây ngộ độc cho người sử dụng.

Sầu riêng kỵ với gì? Sử dụng loại trái cây này với cà phê có thể gây ngộ độc
Sầu riêng kỵ với gì? Sử dụng loại trái cây này với cà phê có thể gây ngộ độc

1.3. Các loại hải sản

Hải sản có tính hàn, trong khi đó sầu riêng lại mang tính nóng. Sự kết hợp này sẽ khiến bạn bị lạnh bụng, tiêu chảy, đi ngoài.

1.4. Gia vị cay nóng

Cả hai thực phẩm này đều có tính nóng, vì vậy, nếu dùng chung gia vị cay nóng và sầu riêng, cơ thể sẽ bị nóng trong, dễ nổi mụn, táo bón. Bên cạnh đó, các gia vị cay nóng có thể biến đổi vị giác, khiến người dùng thưởng thức không được ngon miệng.

Hai nguyên liệu gây nóng sinh nhiệt như bột ớt và sầu riêng có thể gây phản ứng không tốt cho cơ thể
Hai nguyên liệu gây nóng sinh nhiệt như bột ớt và sầu riêng có thể gây phản ứng không tốt cho cơ thể

1.5. Trái vải

Tương tự như gia vị cay nóng, vải cũng là loại trái cây có tính nóng và không nên ăn cùng sầu riêng. Điều này khiến cơ thể bốc hoả, thậm chí tăng huyết áp.

1.6. Măng cụt

Các nghiên cứu sầu riêng kỵ gì chỉ ra măng cụt và sầu riêng có hàm lượng cellulose - hoạt chất hấp thụ nước và gây sưng trong ruột và dạ dày. Tình trạng nghiêm trọng hơn có thể là tắc ruột và táo bón.

Măng cụt và sầu riêng đều chứa lượng lớn cellulose - hợp chất gây sưng dạ dày
Măng cụt và sầu riêng đều chứa lượng lớn cellulose - hợp chất gây sưng dạ dày

1.7. Rượu bia

Rượu bia khi sử dụng cùng sầu riêng sẽ tạo ra lượng nhiệt lớn, khiến tim đập mạnh, nhức đầu, nặng hơn là xuất huyết và đột quỵ. Điều này dễ xảy ra với người có tiền sử bệnh tiểu đường và huyết áp cao.

1.8. Thịt đỏ

Các thực phẩm như thịt bò, cừu, dê chứa nhiều protein, cùng với đó là lượng lớn calo, carbohydrate trong sầu riêng sẽ tạo áp lực lớn cho hệ tiêu hoá.

Nhìn chung, nếu ăn sầu riêng cùng các loại thực phẩm trên, bạn sẽ có thể bị khó tiêu, trào ngược axit dạ dày, thậm chí tạo áp lực lên cơ thể, gây ra các bệnh huyết áp, tim mạch,...

2. Những lợi ích cho sức khỏe khi ăn sầu riêng

Sầu riêng có lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, hợp chất chống oxy hoá polyphenol trong sầu riêng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khi kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Ngoài ra, sầu riêng được đánh giá là thực phẩm có lợi cho việc lưu thông máu và cải thiện sức khoẻ tim mạch.

Sầu riêng có lượng lớn vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khoẻ
Sầu riêng có lượng lớn vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khoẻ

3. Cách chọn mua sầu riêng

Một số gợi ý cho bạn khi mua sầu riêng:

  • Đối với những quả sầu riêng nguyên hạt: Bạn hãy chọn những quả có mùi thơm, lớp vỏ không bị nứt.
  • Đối với sầu riêng được đóng gói: Bạn nên chọn những sản phẩm được đóng gói kín, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

4. Một số lưu ý khi ăn sầu riêng để an toàn cho sức khỏe

Sau khi biết sầu riêng kỵ với gì, bạn nên nắm được một số chú ý khi ăn loại trái cây này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Đảm bảo không ăn quá nhiều: Bạn chỉ nên ăn 2 múi/ngày và mỗi tuần ăn 1 - 2 lần để duy trì cân nặng ở mức ổn định, không bị tăng cân quá nhanh.
  • Bảo quản: Bạn có thể bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh và giã đông 30 phút trước khi ăn.
Bạn chỉ nên ăn từ 1 - 2 múi sầu riêng một ngày và một tuần không ăn quá 3 lần
Bạn chỉ nên ăn từ 1 - 2 múi sầu riêng một ngày và một tuần không ăn quá 3 lần

5. Một số câu hỏi thường gặp về sầu riêng

Một số câu hỏi phổ biến khi tìm hiểu sầu riêng kỵ với gì được giải đáp dưới đây bạn có thể tham khảo.

5.1. Ăn sầu riêng sao cho tốt?

Ngoài nắm được sầu riêng kỵ với gì, bạn cũng cần học cách sử dụng loại thực phẩm này sao cho tốt nhất. Sầu riêng có chứa nhiều calo và carbohydrate - nguyên nhân gây béo phì. Chính vì vậy, bạn không nên ăn sầu riêng nhiều quá mức trong một ngày và hạn chế bổ sung thêm đường trong món ăn làm từ loại trái cây này.

5.2. Ăn sầu riêng có nóng không?

Câu trả lời là CÓ. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều sầu riêng trong một ngày. Điều đó khiến cơ thể bị nóng và có biểu hiện nổi mụn trên da hoặc mặt.

5.3. Ai không nên ăn sầu riêng?

Hàm lượng đường và calo “khổng lồ” chứa trong sầu riêng có thể làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn các loại hoa quả khác. Vì vậy, một số nhóm người không nên ăn sầu riêng bao gồm:

  • Bệnh nhân tiểu đường.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người đang gặp các vấn đề về thận.

5.4. Làm sao để kiểm tra độ tươi sầu riêng?

Bạn có thể kiểm tra độ tươi của sầu riêng dựa trên màu sắc của cuống. Những trái sầu riêng mới thu hoạch có cuống màu xanh lục, còn đối với sầu riêng đã thu hoạch được một thời gian sẽ có màu nâu sẫm.

Để chọn được trái sầu riêng tươi, bạn có thể dựa trên màu sắc của cuống
Để chọn được trái sầu riêng tươi, bạn có thể dựa trên màu sắc của cuống

Sầu riêng kỵ với gì còn được đánh giá dựa trên nguyên lý chuyển hoá dinh dưỡng. Đây là loại trái cây có tính nóng và sinh nhiệt, không phù hợp ăn cùng những thực phẩm có tính chất tương tự. Do đó, bạn hãy đặc biệt lưu ý để tránh bị tiêu chảy, đau bụng hoặc thậm chí là ngộ độc khi ăn cùng với gia vị cay nóng, thịt đỏ, quả vải,…

BÀI LIÊN QUAN