Sức khoẻ Dinh Dưỡng

Nên uống Magie khi nào? Thực phẩm vàng cho cơ thể khỏe mạnh

Caitlin Trang

Nên uống Magie khi nào? Về bản chất, bạn có thể sử dụng magie ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng theo đúng liều lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ để có thể phát huy tối đa tác dụng. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý đến tác dụng phụ khi kết hợp với các loại thuốc khác.

1. Tổng quan về magie

Trước khi tìm hiểu nên uống Magie khi nào, bạn cần nắm được tổng quan về chất này. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ huyết áp ở mức ổn định, giúp xương chắc khoẻ và nhịp tim ổn định. Magie tồn tại ở nhiều loại khác nhau, bao gồm Magie Citrat, Magie Glycinat và Magie Oxit.

Magie đóng vai trò quan trọng trong việc giữ huyết áp cơ thể ở mức ổn định
Magie đóng vai trò quan trọng trong việc giữ huyết áp cơ thể ở mức ổn định

2. Lợi ích khi uống Magie

Biết về các lợi ích của khoáng chất này giúp bạn xác định nên uống Magie khi nào. Trung bình, khoảng 600 phản ứng sinh hoá - học sẽ diễn ra trong cơ thể con người có sự tham gia của Magie. Magie mang đến nhiều lợi ích, tốt cho sức khoẻ:

  • Giảm lo âu, căng thẳng.
  • Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.
  • Giúp xương chắc khoẻ.
  • Tham gia chuyển hoá carbonhydrate, sản xuất năng lượng.
  • Nhuận tràng, giảm táo bón.
  • Cân bằng, giúp ổn định huyết áp.
  • Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Giãn cơ, giảm chuột rút.
  • Tăng khả năng đốt cháy axit lactic - nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi khi vận động.

Magie thường có trong các nguồn thực vật như: rau xanh, các loại hạt, cây họ đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên, nhiều người không thích ăn những thực phẩm này nên việc bổ sung magie dưới dạng thuốc hoặc tiêm tĩnh mạch là cần thiết để đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh.

Magie có tác dụng giảm lo âu, căng thẳng và cải thiện giấc ngủ
Magie có tác dụng giảm lo âu, căng thẳng và cải thiện giấc ngủ

3. Nên uống Magie khi nào?

Việc sử dụng Magie cần được duy trì trong một thời gian dài và đều đặn. Vì vậy, câu hỏi nên uống Magie khi nào và liều lượng ra sao cũng được nhiều người quan tâm. Về lý thuyết, bạn có thể uống thực phẩm bổ sung Magie ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến thể trạng của bản thân để điều chỉnh thời gian, liều lượng cho hợp lý. Cụ thể:

  • Với người có dạ dày yếu: Những người này khi uống Magie có thể gặp tình trạng đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Nếu cơ thể gặp những tác dụng phụ trên, bạn hãy uống Magie trong hoặc sau bữa ăn.
  • Để giảm táo bón: Bạn hãy uống khi bụng đói cùng với nhiều nước.
  • Cải thiện giấc ngủ: Magie được sử dụng trước khi ngủ, giúp bạn đi vào giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Những người có dạ dày yếu nên uống Magie trong và sau bữa ăn
Những người có dạ dày yếu nên uống Magie trong và sau bữa ăn

4. Thời gian phù hợp nên uống magie trong ngày?

Ngoài việc tìm hiểu nên uống Magie khi nào, bạn cũng luôn phải tuân theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ hay nhà sản xuất, tránh các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Magnesium Glycinate:

Đây là một dạng muối hữu cơ của Magie, được tạo nên từ 1 phân tử Magie với 2 phân tử Axit Amin Glycine. Chúng được coi là dạng Magie có khả năng hoà tan tốt và tốc độ hấp thu nhanh nhất hiện nay. Hơn nữa, Magnesium Glycinate có ít tác dụng phụ.

Chất này có chức năng nổi bật là giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp thư giãn cơ thể. Bạn có thể sử dụng trước khi ngủ khoảng từ 1 đến 2 tiếng.

  • Magnesium Citrate:

Bạn nên sử dụng chúng vào ban ngày, kèm với thức ăn. Magnesium Citrate có khả năng hoà tan tốt và tốc độ hấp thu nhanh chỉ sau Magnesium Glycinate. Loại khoáng chất này được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh táo bón. Đặc biệt, bạn cần tránh sử dụng loại Magie này trước khi đi ngủ bởi nó có thể khó vào giấc.

  • Magnesium Oxit:

Magnesium Oxit được chỉ định dùng vào ban ngày, kèm với thức ăn. Đây là dạng muối vô cơ của Magie, có giá khá rẻ và phổ biến. Tuy nhiên, tính chất hoà tan kém và hấp thu chậm khiến Magnesium Oxit có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu.

  • Magnesium malate:

Magnesium malate được tạo ra từ Magie và Axit Malic, rất phù hợp khi sử dụng vào buổi sáng.

Có nhiều loại thuốc Magie với các công dụng đặc thù
Nhiều loại thuốc có thành phần Magie với các công dụng đặc thù

5. Các tương tác khi dùng magie

Việc bổ sung Magie có thể cản trở sự hấp thụ một số loại thuốc khác hoặc giảm hiệu quả của chúng. Hơn nữa, Magie cũng có thể bị bài tiết qua đường nước tiểu. Chính vì vậy, việc nắm được nên uống Magie khi nào giúp bạn hạn chế khả năng thiết hụt các chất. Một số loại thuốc bạn cần lưu ý về tác dụng phụ của chúng khi dùng chung với Magie như:

  • Với thuốc kháng sinh: Điều này có thể làm giảm lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ và dễ gặp vấn đề liên quan đến cơ bắp.
  • Với Bisphosphonates (thuống chống loãng xương): Magie có thể làm giảm lượng Bisphosphonate được đưa vào cơ thể, dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, bạn nên sử dụng loại thuốc chống loãng xương này từ 1 đến 2 tiếng sau khi uống Magie.
  • Với thuốc trị cao huyết áp: Thực phẩm bổ sung Magie có thể làm giảm huyết áp, vì vậy, dùng chung hai loại với nhau sẽ khiến người bệnh bị rơi tình trạng rơi vào tình trạng tụt huyết áp nghiêm trọng.
  • Với thuốc giãn cơ: Khi uống cùng Magie, thuốc giãn cơ có thể tăng nguy cơ chóng mặt, buồn nôn.
  • Với thuốc lợi tiểu: Trong thành phần của một số thuốc lợi tiểu có chứa Magie, dễ gây thừa Magie trong cơ thể.
Bạn cần chú ý về tác dụng phụ của một số loại thuốc khi dùng chung với Magie 
Bạn cần chú ý về tác dụng phụ của một số loại thuốc khi dùng chung với Magie 

6. Cách bổ sung Magie

Nếu đã biết nên uống Magie khi nào, bạn đừng quên tìm hiểu cách bổ sung khoáng chất này.

6.1. Sử dụng viên Magie

Với dạng viên, bạn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng hợp lý. Nên uống Magie khi nào, liều lượng ra sao cũng phụ thuộc nhiều vào tình trạng thể chất của bạn. Người lớn chỉ nên dùng dưới 350 mg mỗi ngày, kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

Khi bạn sử dụng quá liều lượng cho phép, Magie trong cơ thể nhiều khả năng sẽ gây ra tác dụng phụ hoặc không có hiệu quả. Ngoài ra, tích tụ nhiều magie trong cơ thể khiến các biến chứng trở nặng như nhịp tim không ổn định, huyết áp thấp, suy giảm ý thức, hôn mê và thậm chí tử vong.

Liều lượng uống magie khuyến cáo ở trẻ em là:

  • Trẻ 1 - 3 tuổi: Dưới 65 mg.
  • Trẻ 4 - 8 tuổi: 110 mg.
  • Trẻ lớn hơn 8 tuổi: 350 mg.
Magie trong cơ thể nhiều khả năng sẽ gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng quá liều lượng cho phép
Magie tích tụ trong cơ thể nhiều, khả năng sẽ gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng quá liều lượng cho phép

6.2. Tiêm tĩnh mạch

Việc tiêm tĩnh mạch Magie phải được tiến hành theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể, phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ được tiêm Magie tối đa 5 ngày trước sinh ở một số trường hợp cần thiết và nghiêm trọng. Ngược lại, nếu các bà mẹ mang thai sử dụng không đúng có thể gây ra vấn đề về xương về não của em bé.

7. Câu hỏi thường gặp

Bạn có thể tham khảo một số giải đáp các câu hỏi phổ biến liên quan đến nên uống magie khi nào dưới đây.

7.1. Nên uống bao nhiêu magie mỗi ngày?

Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn liều lượng sử dụng phù hợp dựa trên độ tuổi, giới tính và mức độ vận động. Cụ thể:

  • Trẻ em 1 - 3 tuổi: 80mg.
  • Trẻ em 4 - 8 tuổi: 130mg.
  • Trẻ em 9 - 13 tuổi: 240mg.
  • Trẻ em 14 - 18 tuổi: 410mg (nam) và 360mg (nữ).
  • Người vận động nhiều: Sử dụng liều lượng gấp 1,5 đến 2 lần người bình thường.

7.2. Uống nhiều magie có hại không?

Magie có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng bạn không nên quá lạm dụng. Một số hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra như:

  • Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Suy hô hấp.
  • Tổn thương tim mạch.
  • Da khô, rụng tóc.
Sử dụng magie quá liều lượng cho phép dẫn đến một số tác động xấu đến sức khoẻ
Sử dụng magie quá liều lượng cho phép dẫn đến một số tác động xấu đến sức khoẻ

7.3. Có thể bổ sung thêm thực phẩm nào có chứa magie?

Magie có thể tồn tại trong một số loại thực phẩm như rau bina, hạt điều, hạt hạnh nhân, các loại đậu, cá hồi, bơ.

Các thực phẩm chứa nhiều Magie  là rau bina, các loại hạt, bơ,...
Các thực phẩm chứa nhiều Magie là rau bina, các loại hạt, bơ,...

7.4. Bà bầu uống magie được không?

Việc bổ sung Magie đầy đủ giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng suy nhược, mệt mỏi hay béo phì ở các giai đoạn thai kỳ. Ngoài ra, loại khoáng chất này giúp phụ nữ có thai giảm các cơn co thắt từ tuần thứ 35 của thai kỳ và ngăn chặn bệnh tiền sản giật, sinh non.

7.5. Dấu hiệu khi thiếu hụt magie là gì?

Một số dấu hiệu ban đầu khi thiếu Magie có thể xảy ra là buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn. Khi trạng thái thiếu hụt trở nên trầm trọng, cơ thể sẽ có biểu hiện tê tái, ngứa ran, chuột rút, nhịp tim không ổn định. Một số biến chứng nguy hiểm đe doạ tính mạng bạn cần đặc biệt lưu tâm:

  • Co giật.
  • Tim hoạt động bất thường.
  • Co thắt mạch vành.
  • Đột tử.
Dấu hiệu ban đầu khi thiếu Magie bạn có thể gặp phải là buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn
Dấu hiệu ban đầu khi thiếu Magie bạn có thể gặp phải là buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn

Nên uống Magie khi nào? Nhìn chung, thực phẩm chức năng chứa khoáng chất này có thể sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, magie cũng có thể gây ra tác dụng phụ khi dùng quá liều lượng cho phép, gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng chung với một số loại thuốc khác. Do đó, bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian để mang lại hiệu quả cao.

BÀI LIÊN QUAN