1. Lợi ích của việc dậy sớm là gì?
Trước khi tìm hiểu muốn dậy lúc 5h sáng thì ngủ lúc mấy giờ, hãy cùng điểm qua một số lợi ích mà việc dậy sớm vào buổi sáng mang lại:
- Giúp tăng hiệu suất làm việc: Cơ thể của chúng ta sau một giấc ngủ sâu sẽ tràn trề năng lượng, tinh thần ổn định. Đây chính là thời điểm cơ thể dễ tập trung và làm việc năng suất cao nhất.
- Cải thiện sức khỏe: Dậy sớm, ngủ sớm sẽ giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng, sức khỏe tổng thể ổn định.
- Duy trì tinh thần, tâm lý ở trạng thái tốt: Không chỉ tỉnh tảo, tràn đầy năng lượng, những người có thói quen dậy sớm còn có tinh thần tốt và vững vàng, sáng suốt.
2. Cách tính toán đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất
Để tìm hiểu muốn dậy lúc 5h sáng thì ngủ lúc mấy giờ hay xác định thời điểm đi ngủ phù hợp với bản thân, bạn cần nắm được thông tin về các giai đoạn của giấc ngủ. Thông thường, chúng ta thường trải qua hai trạng thái ngủ là REM (ngủ chuyển động mắt nhanh) và NREM (ngủ không chuyển động mắt nhanh). Cơ chế hoạt động của cơ thể khi rơi vào hai trạng thái này như sau:
- NREM: Ngủ ru > ngủ nông > ngủ sâu > ngủ rất sâu
- REM: Ngủ mơ
Cơ thể sẽ chuyển đổi giữa hai trạng thái này vài lần mỗi đêm, tạo ra các chu kỳ (n). Con người thường trải qua 4 - 6 chu kỳ mỗi đêm, mỗi chu kỳ diễn ra trong khoảng 100 phút, tùy theo độ tuổi. Dựa vào cơ chế này, chúng ta có công thức tính thời gian thức dậy như sau:
Thời gian thức dậy = Giờ đi ngủ + (90 phút x n) + 15 phút
Ví dụ: Bạn muốn ngủ vào lúc 1h sáng và trải qua 5 chu kỳ thì bạn cần tính toán như sau:
1 giờ + (90 phút x 5) + 10 phút = 8h40 phút.
Như vậy, nếu ngủ vào lúc 1h sáng thì bạn nên thức dậy vào lúc 8h40 phút.
3. Muốn dậy lúc 5h sáng thì ngủ lúc mấy giờ?
Muốn dậy lúc 5h sáng thì ngủ lúc mấy giờ tùy thuộc vào nhu cầu và thể trạng của mỗi người. Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe và tinh thần luôn ở trạng thái tốt nhất, chúng ta nên ngủ từ 6 - 8 tiếng mỗi đêm.
Vì vậy, nếu muốn dậy vào lúc 5h sáng, bạn nên đi ngủ từ 21h30 - 23h30. Ngoài ra, để ngủ dậy đúng giờ, bạn cũng cần đảm bảo chất lượng của giấc ngủ tốt bằng cách đáp ứng một số điều kiện sau:
- Không uống caffein sau 3h chiều.
- Không nên sử dụng điện thoại trong vòng 30 phút - 1 giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá bởi chúng sẽ khiến giấc ngủ của bạn không được sâu.
4. Lưu ý dậy sớm thế nào để có nhiều năng lượng
Ngoài các lưu ý trên, bạn nên thực hiện các bước sau để có thể dậy sớm với một tinh thần tốt, cơ thể thoải mái:
- Lập thời khóa biểu cho hoạt động ngủ và tuân thủ nó. Điều này sẽ giúp cơ thể và tinh thần hoạt động nhịp nhàng.
- Tập thể dục hàng ngày sẽ giúp cơ thể và tâm trí của bạn tái tạo năng lượng.
- Tắt các thiết bị điện tử vào buổi tối và thay thế bằng các hoạt động như đọc sách, vẽ tranh, đánh đàn.
- Linh hoạt với thời điểm thức dậy. Bạn nên linh hoạt giờ dậy sao cho số giờ nghỉ ngơi đảm bảo từ 6 - 8 tiếng, không nên cứng nhắc cố định thời gian dậy mà không xem xét tình trạng của cơ thể.
5. Tham khảo các cung giờ đi ngủ để thức dậy có trạng thái tốt nhất
Ngoài công thức trên, bạn cũng có thể xác định muốn dậy lúc 5h sáng thì ngủ lúc mấy giờ qua cung giờ được thể hiện ở hình dưới:
6. Các câu hỏi liên quan đến giấc ngủ
Ngoài xác định muốn dậy lúc 5h sáng thì ngủ lúc mấy giờ, bạn cũng có thể tham khảo các thông tin dưới đây:
6.1. Buổi tối nên ngủ lúc mấy giờ?
Theo các chuyên gia, chúng ta nên đi ngủ vào 21h - 22h hàng tối và thức dậy vào lúc 5h - 6h. Khung giờ này được nghiên cứu dựa trên đồng hồ sinh học của con người. Cụ thể, đồng hồ sinh học hay các trạng thái của con người sẽ diễn ra vào các khung giờ như sau:
- 21h - 23h: Cơ thể bắt đầu thải độc, thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
- 23h - 1h sáng: Khoảng thời gian này là dành cho việc phục hồi và bài tiết độc tố ở gan.
- 1h - 3h sáng: Túi mật bắt đầu bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể.
- 3h - 5h sáng: Đây là thời điểm dành cho quá trình thải độc của phổi.
- 5h - 7h sáng: Ruột già sẽ tiến hành bài tiết độc tố trong khoảng thời gian này.
- Sau 7h sáng: Bạn nên thức dậy và đi vệ sinh để loại bỏ các cặn bã và độc tố khỏi cơ thể.
6.2. Một ngày nên ngủ đủ bao nhiêu tiếng?
Theo các nghiên cứu khoa học, con người nên ngủ trung bình 6 - 8 tiếng/ngày. Tuy nhiên, thời gian ngủ tùy thuộc vào nhu cầu từ cơ thể của mỗi người. Đối với trẻ sơ sinh, 20 tiếng/ngày là cần thiết. Trẻ dưới 6 tuổi nên ngủ từ 10 - 12 tiếng/ngày. Với người trưởng thành, thời gian ngủ là từ 6 - 8 tiếng và người già là 7 - 8 tiếng/ngày.
6.3. Làm thế nào để có một giấc ngủ ngon?
Để có một giấc ngủ chất lượng, bạn nên chuẩn bị không gian ngủ thoải mái, giường êm và nhiệt độ phòng phù hợp với thời tiết và cơ thể của bạn. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Đặc biệt, tư thế ngủ cũng là một yếu tố cần chú ý; bạn nên nằm ngửa, gối đầu vừa phải và tay chân duỗi thẳng thoải mái.
6.4. Nên đi ngủ lúc mấy giờ để có làn da đẹp?
Theo các chuyên gia sức khỏe, thói quen ngủ trước 23h sẽ tạo điều kiện cho các tế bào da hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, ngủ trước 23h còn giúp chất độc được thải ra và quá trình tái tạo làn da diễn ra nhanh chóng.
Muốn dậy lúc 5h sáng thì ngủ lúc mấy giờ? Theo các chuyên gia, người trưởng thành nên ngủ đủ từ 6 - 8 tiếng. Vì vậy, bạn cần ngủ từ 21h30 - 23h30 vào tối hôm trước để có thể bình minh vào lúc 5h sáng hôm sau. Điều này giúp quá trình thải độc của các cơ quan hoạt động ổn định, từ đó cơ thể thêm dẻo dai, sức khỏe thêm bền bỉ.