Sức khoẻ

Đau bụng dưới bên trái ở nữ có đáng lo? Căn bệnh thường gặp ẩn chứa nhiều nguy hiểm

Đau bụng dưới bên trái ở nữ không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà nó còn là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như viêm ruột thừa, lạc nội mạc tử cung,… Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhiên cũng như các dấu hiệu đi kèm đau bụng dưới bên trái sẽ giúp bạn dễ dàng chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu chi tiết về tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ

Đau bụng dưới bên trái là triệu chứng thường gặp ở mọi người, đặc biệt là nữ giới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về tình trạng đau bụng dưới bên trái dưới đây.

Đau bụng dưới bên trái là gì?

Đau bụng dưới bên trái thường là triệu chứng điển hình của táo bón hoặc chướng bụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm túi thừa, viêm loét dạ dày,… Đặc biệt, phụ nữ bị đau bụng dưới bên trái có thể ảnh hưởng từ tử cung hoặc u nang buồng trứng.

Đau bụng ở vùng dưới bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá
Đau bụng ở vùng dưới bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá

Những vị trí đau bụng dưới bên trái cần chú ý

Dưới đây là một số vị trí đau bụng dưới bên trái ở nữ liên quan đến các cơ quan nội tạng trong hệ tuần hoàn mà bạn cần lưu ý:

  • Đau phía trên bên trái: Là biểu hiện của các bệnh liên quan đến lá lách, tuyến tụy, dạ dày, phổi và đại tràng. Ngoài ra, đây cũng có thể là một cơn đau tim mà nhiều người nhầm lẫn thành đau bụng.
  • Đau bên trái phía dưới rốn: Đây là vị trí liên quan đến dạ dày, tử cung ở phụ nữ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đau ở vùng bụng dưới bên trái: Có thể ảnh hưởng từ các cơ quan tiêu hóa như đại tràng, ruột thừa.
  • Đau vùng bụng dưới bên trái gần lưng: Có thể là các bệnh liên quan đến vùng thận trái hoặc sỏi thận.

Các triệu chứng nhận biết đau bụng dưới bên trái ở nữ

Như đã đề cập ở trên, đau bụng dưới bên trái ở nữ giới có thể báo hiệu nhiều bệnh lý khác nhau từ nhẹ đến nặng. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng chỉ ra những triệu chứng cần lưu ý sau đây nếu kèm theo đau bụng dưới bên trái:

  • Đau đột ngột: Cơn đau xuất hiện đột ngột, sau đó là cảm giác căng cứng và chuột rút quanh bụng.
  • Thay đổi chức năng tiêu hóa: Cơn đau có thể kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón,…
  • Buồn nôn: Trong một số trường hợp, cơn đau có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa.
Đau bụng dưới bên trái thường đi kèm với triệu chứng nôn mửa, buồn nôn
Đau bụng dưới bên trái thường đi kèm với triệu chứng nôn mửa, buồn nôn

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới bên trái ở nữ

Dù là dấu hiệu thường thấy nhưng nhiều người lại không biết đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ. Hầu như đau bụng dưới bên trái là triệu chứng của nhiều căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và hệ bài tiết.

Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau bụng dưới bên trái. Túi thừa bị nhiễm trùng làm cho các mô xung quanh túi thừa sưng lên. Do đó, khi mắc bệnh viêm túi thừa, người bệnh thường có các triệu chứng như nôn mửa hoặc buồn nôn, đau vùng bụng dưới bên trái gây chướng bụng, chán ăn, đại tiện khó khăn.

Viêm ruột thừa

Nếu cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái cách rốn khoảng 5cm thì rất có thể đó là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Ngoài đau bụng dưới, viêm ruột thừa còn có một số triệu chứng đi kèm khác như nôn mửa, sốt cao, rối loạn tiêu hóa.

Viêm ruột thừa là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ
Viêm ruột thừa là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ

Táo bón

Táo bón xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn bình thường khiến tích tụ lại trong ruột thừa dẫn đến căng cứng vùng bụng. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do cơ thể không được cung cấp đủ nước và chất xơ.

Sỏi thận

Sỏi thận là những viên sỏi nhỏ được hình thành từ sự lắng đọng canxi trong thận và có thể gây đau khi chúng di chuyển qua đường tiết niệu. Các triệu chứng thường bao gồm đau bụng dưới bên trái, đau lưng và đi đại tiện đau rát.

Viêm loét dạ dày

Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng bởi các tác động phản ứng bên trong cơ thể khi tiêu hoá thức ăn. Các triệu chứng bao gồm đau ở vùng bụng trên bên trái và có thể kèm theo buồn nôn, nóng rát ở bụng và ợ nóng.

Đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là báo hiệu của bệnh viêm loét dạ dày
Đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là báo hiệu của bệnh viêm loét dạ dày

Viêm dạ dày ruột

Gặp hiện tượng đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là bạn đang gặp tình trạng viêm dạ dày ruột. Bên cạnh đó, viêm dạ dày ruột còn kèm theo một số dấu hiệu như tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, ăn không ngon và suy nhược cơ thể.

Đau bụng kinh

Đối với phụ nữ, đau bụng dưới có thể xuất hiện khi đến thời kỳ kinh nguyệt. Tử cung nằm gần vùng bụng dưới nên khi co bóp sẽ gây đau vùng bụng dưới, ngoài ra còn có thể gây đau lưng, sưng tấy chân tay và đau đầu.

Lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là một phần nội mạc tử cung phát triển ra khỏi tử cung. Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm có thể kể đến như tiêu chảy, chảy máu ngoài chu kỳ kinh, tiểu buốt,… Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe phụ khoa của chị em phụ nữ.

Đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể báo hiệu tình trạng lạc nội mạc tử cung vô cùng nguy hiểm
Đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể báo hiệu tình trạng lạc nội mạc tử cung vô cùng nguy hiểm

U nang buồng trứng

U nang là khối u ác tính hoặc lành tính có thể phát triển trong buồng trứng của phụ nữ. U nang buồng trứng có thể gây đau vùng bụng dưới bên trái và các triệu chứng khác như tăng kích thước vùng bụng đột ngột, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ tình dục,...

Nam giới có bị đau bụng dưới bên trái hay không?

Như đã biết, tình trạng đau bụng dưới bên trái có xuất hiện ở mọi người, nam giới cũng vậy. Khác với đau bụng dưới bên trái ở nữ, những nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này trên nam giới có thể là do thoát bị ở bẹn và xoắn tinh hoàn.

Thoát vị ở bẹn

Thoát vị bẹn là tình trạng bất kỳ bộ phận nào của bụng phát triển lệch vào vùng háng. Bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng như nhiễm trùng, hoại tử nếu không điều trị kịp thời, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Đàn ông bị đau bụng dưới bên trái có thể bị thoát vị ở bẹn hoặc xoắn tinh hoàn
Đàn ông bị đau bụng dưới bên trái có thể bị thoát vị ở bẹn hoặc xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là một tình trạng nguy hiểm, trong đó dây chằng tinh hoàn bị xoắn dẫn đến việc lưu lượng máu vào bìu bị chặn. Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm như đau bụng dưới bên trái, tinh hoàn sưng và đỏ, buồn nôn,...

Phân biệt dấu hiệu đau bụng có thai và đau bụng dưới bên trái ở nữ

Tuy có nhiều triệu chứng giống nhau nhưng nếu để ý kỹ hơn, chị em sẽ dễ dàng phân biệt được dấu hiệu đau bụng dưới ở bên trái và đau bụng khi mang thai. Cụ thể:

Các triệu chứng đau bụng dưới bên trái

Ngoài đau bụng dưới, chị em có thể bị đau lan xuống lưng dưới và đùi, kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí tiêu chảy. Ngoài ra, kỳ kinh nguyệt cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ.

Đau bụng dưới bên trái ở phụ nữ thường đi kèm các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi
Đau bụng dưới bên trái ở phụ nữ thường đi kèm các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi

Các triệu chứng đau bụng do mang thai

Nếu bạn cảm thấy đau nhói ở vùng bụng dưới, cơn đau tăng lên khi đứng quá lâu hoặc hắt hơi, đây được xem là dấu hiệu thai nhi đang phát triển khoẻ mạnh trong tử cung. Ngoài ra, khi mang thai, tử cung sẽ giãn nở khiến các dây chằng và cơ nâng đỡ tử cung căng ra nên chị em sẽ có cảm giác đau đớn ở bùng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục và cơn đau ngày càng tăng thì bạn nên đến cơ quan y tế gần nhất để được kiểm tra an toàn nhất.

Đau bụng dưới bên trái ở nữ có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ ở trên, đau bụng dưới bên trái ở phụ nữ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau thường phụ thuộc vào tình trạng cụ thể mà bạn đang gặp phải. Điều quan trọng là bạn phải thường xuyên theo dõi cơ thể để kịp thời lên biện pháp chữa trị tốt nhất.

Cách điều trị đúng khi đau bụng dưới bên trái

Cách điều trị triệu chứng này sẽ tùy thuộc vào tình trạng bạn đang gặp phải. Nếu cơn đau chỉ xuất phát từ những nguyên nhân như đau bụng kinh, đau cơ do vận động nhiều, hoặc các vấn đề nhẹ về dạ dày thì bạn chỉ cần nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với những cơn đau bụng dưới xuất phát từ bệnh lý nặng kèm theo nhiều triệu chứng phức tạp như sốt, nôn mửa hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

Bệnh nhân bị đau bụng dưới nên nghỉ ngơi, thư giãn và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Bệnh nhân bị đau bụng dưới nên nghỉ ngơi, thư giãn và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Khi nào cần đến gặp bác sĩ khi bị đau bụng dưới bên trái ở nữ?

Trong trường hợp bạn đã nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nhưng vẫn không thấy có dấu hiệu cải thiện thì rất có thể đây là khởi đầu của cơn đau mãn tính. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh cũng như có biện pháp chữa trị kịp thời.

Cách phòng ngừa bị đau bụng dưới bên trái ở nữ

Để cải thiện cũng như phòng ngừa tình trạng đau vùng bụng bên trái, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bạn nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất xơ và vitamin đồng thời hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm gây chướng bụng.
  • Sống tích cực và lạc quan: Có thể bạn chưa biết, căng thẳng và áp lực tinh thần có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Do đó, bạn hãy tập cho bản thân một lối sống tích cực và lạc quan nhất.
  • Hạn chế uống rượu và hút thuốc lá: Rượu và thuốc lá chứa nhiều chất có hại cho cơ thể. Do đó, tốt nhất là bạn nên tránh xa chúng để phòng ngừa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và hệ bài tiết.
  • Tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước: Tập thể dục có thể giúp cải thiện tiêu hóa và giảm căng thẳng. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp bạn đào thải độc tố qua tuyến mồ hôi, từ đó thanh lọc cơ thể và giúp nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, hãy duy trì uống đủ nước mỗi ngày để giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ đường tiêu hoá và giúp ngăn ngừa đau bụng dưới bên trái
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ đường tiêu hoá và giúp ngăn ngừa đau bụng dưới bên trái

Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới bên trái ở nữ thường xuất phát từ hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Tuy nhiên, chị em phụ nữ đang trong tình trạng này cũng nên được kiểm tra tại cơ sở y tế để phòng ngừa các bệnh lý phụ khoa không đáng có, đặc biệt là lạc nội mạc tử cung và u nang buồng trứng.

BÀI LIÊN QUAN