36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào? Người thủ đô chưa chắc kể tên được hết

Tìm hiểu 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào giúp bạn hiểu hơn về lịch sử, văn hóa và con người của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Qua đó, những thông tin này cũng đem đến cho bạn nhiều kinh nghiệm du lịch Thủ đô để có thể trải nghiệm và khám phá những điều thú vị, mới lạ.

1. 36 phố phường Hà Nội hình thành từ khi nào?

Trước khi tìm hiểu 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào, bạn cần biết về lịch sử hình thành của những con phố cổ kính này.

Nhiều tài liệu lịch sử ghi chép lại, nơi đây bắt nguồn từ thời nhà Lý - Trần. Theo tương truyền, 36 phố phường là một đô thị cổ gồm khu vực trong và ngoài phố cổ Hà Nội. Vào đầu thế kỷ XI, nơi đây là khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất. Đặc trưng của những khu phố này là những phố làng nghề cùng nhiều ngôi nhà mang nét kiến trúc Việt Nam truyền thống.

Dưới thời Lý - Trần, những người thợ thủ công từ các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long đều tụ tập về 36 phố phường Hà Nội để kinh doanh và buôn bán. Họ chia theo từng khu vực và tập trung bán các mặt hàng chính của làng nghề mình.

Do đó, tên gọi của các dãy phố phường nơi đây cũng được đặt theo tên các sản phẩm kinh doanh lúc bấy giờ như Hàng Bạc, Hàng Gà, Hàng Bông,... Tuy nhiên, trong nhiều tư liệu cũng ghi chép rằng, Hà Nội 36 phố phường vốn không chính xác vì chưa được đề cập trong lịch sử.

Hà Nội chỉ có 36 phố phường vào thời nhà Lê và vào cuối thế kỷ 19 đã phát triển thành 50 phố bắt đầu bằng chữ ‘’Hàng’’. Có lẽ, mọi người thường nhắc 36 phố phường là do nhà văn Thạch Lam với cuốn sách Hà Nội 36 phố phường đã quá nổi tiếng nên được nhiều người đón nhận.

36 phố phường Hà Nội bắt nguồn từ thời nhà Lý - Trần
36 phố phường Hà Nội bắt nguồn từ thời nhà Lý - Trần

2. 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào?

Phạm vi của 36 phố phường Hà Nội được xác định như sau: Phía Tây là phố Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và đường Trần Quang Khải, phía Nam là các phố Hàng Gai, Hàng Bông, Cầu Gỗ, Hàng Thùng và phía Bắc là Hàng Đậu.

Với diện tích khoảng 100 ha và 76 tuyến phố thuộc 10 phường, Hà Nội 36 phố phường gồm có các phố với tên gọi sau: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay, Mã Mây, Hàng Điếu, Hàng Giày, Hàng Lờ, Hàng Bè, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Hàng Muối, Phố Mới, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng, Hàng Nón, cầu Đông, Phúc Kiến, Hàng Ngang, Hàng Mã, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà, Hàng Da và Hàng Gai.

Hà Nội 36 phố phường với diện tích khoảng 100 ha và 76 tuyến phố thuộc 10 phường
Hà Nội 36 phố phường với diện tích khoảng 100 ha và 76 tuyến phố thuộc 10 phường

2. Nguyên tắc đặt tên 36 phố phường Hà Nội

Không chỉ nắm được 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào, bạn cũng nên khám phá về cách đặt tên độc đáo của những con phố này.

Về cách đặt tên của các con phố, từng nơi đều có những đặc trưng riêng và gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố. Hàng Mắm, Hàng Nón, Hàng Đường cho đến Hàng Muối đều là những cái tên đại diện cho mặt hàng chủ yếu được trao đổi, buôn bán tại đây.

Những phố cổ rực rỡ là nơi phồn hoa và đông đúc nhưng vẫn giữ nguyên được giá trị văn hóa truyền thống từ thế kỷ trước. Mỗi con phố lại trở thành một ngôi làng nghề thu nhỏ, tập trung những người thợ lành nghề từ các làng nghề xung quanh Thăng Long tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa truyền thống trong lòng thủ đô.

Trên những con phố này, từng góc nhỏ đều chứa đựng những câu chuyện đặc biệt, sự đam mê, nhiệt huyết của những người thợ làm nên bức tranh màu sắc cho thủ đô ngàn năm văn hiến.

3. Khám phá Hà Nội 36 phố phường ngàn năm văn hiến

Việc biết 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào đem đến nhiều thông tin bổ ích về lịch sử, văn hóa để bạn hiểu hơn về những giá trị đặc trưng riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

3.1. Kiến trúc cổ độc đáo

Khu phố cổ Hà Nội hấp dẫn khách du lịch bởi lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng. Nơi đây cũng lưu giữ được dấu vết thời gian hiện diện qua từng con phố, ngõ nhỏ với những căn nhà mái ngói hình ống được rêu phong bao phủ.

Kiến trúc là điểm đặc trưng rất riêng chỉ khu 36 phố phường mới có được. Những ngôi nhà được xây dựng chủ yếu từ thế kỷ 18, 19 thoạt nhìn thì bé nhỏ, lụp xụp nhưng lại được người dân nơi đây sắp xếp khéo léo để đáp ứng được nhu cầu đời sống.

Với lối kiến trúc nhà ống, mái ngói nghiêng cùng mặt tiền là các cửa hiệu chuyên kinh doanh, buôn bán. Ngoài ra, đền, chùa, đình,...cũng là không gian tâm linh mang tính cộng đồng tạo nên sự đặc trưng riêng của Hà Nội 36 phố phường.

Những ngôi nhà được xây dựng chủ yếu từ thế kỷ 18, 19
Những ngôi nhà được xây dựng chủ yếu từ thế kỷ 18, 19

3.2. Văn hóa, con người Hà thành

Khám phá 36 phố phường Hà Nội là đến với nét đẹp truyền thống của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Nơi đây là nơi lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa trong khoảng 100 công trình gồm đền, đình, hội quán, chùa. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến ngôi đền Bạch Mã ở Hàng Buồm là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa.

Ngoài ra, 36 phố phường cũng là nơi giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Không thể không nhắc đến những nghề thủ công như thêu thùa, làm gốc, làm nón lá, chạm khắc gỗ, trang sức vẫn còn được kế thừa và phát triển cho đến ngày hôm nay.

Các cửa hàng nhỏ tại khu phố cổ không chỉ là nơi giao lưu buôn bán mà còn được xem là một nét đẹp văn hóa của Hà Nội giới thiệu đến với du khách tứ phương và bạn bè quốc tế. Đặc biệt, đến với Hà Nội 36 phố phường, du khách còn được cảm nhận rõ hơn về đời sống, lối sinh hoạt đặc trưng của con người Hà thành.

Người dân trên những khu phố cổ chính là người Hà Nội gốc, họ có những đức tính và phẩm chất cao quý của con người Tràng An. Người dân phố cổ luôn tự hào về văn hóa truyền thống, giữ gìn và phát huy phong tục tập quán từ thế hệ này sang thế hệ khác.

3.3. 36 phố phường Hà Nội bán gì?

Không chỉ biết 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào, bạn cũng có thể tìm hiểu rõ hơn về những mặt hàng kinh doanh của các con phố này, cụ thể như sau:

Trải qua hàng thập kỷ, 36 phố phường Hà Nội đã có nhiều biến đổi để phù hợp với thời gian và sự phát triển của thành phố. Mặc dù có nhiều tên phố đã thay đổi nhưng vẫn còn một số con phố giữ nguyên được tên gốc, mang theo dấu ấn của lịch sử. Ngày nay, việc kinh doanh buôn bán trên các con phố cũng có sự thay đổi đáng kể. Ví dụ như phố Hàng Khoai không còn chỉ bán khoai mà thay vào đó là bát đĩa. Phố Hàng Gà chuyển sang in thiệp cưới, còn phố Hàng Đường nổi tiếng với Ô Mai - món ăn đặc sản của Hà Nội.

Ngoài ra, có một số con phố không còn bán theo tên gốc nhưng vẫn giữ được truyền thống kinh doanh như trước kia. Một số danh sách các con phố phường Hà Nội và ngành nghề buôn bán:

  • Hàng Bạc: Buôn bán và gia công trang sức vàng bạc.
  • Hàng Bông: Bán mền, chăn đệm bật bông.
  • Hàng Đào: Bán vải vóc.
  • Hàng Mã: Bán đồ hàng mã, đồ thờ cúng, đồ trang trí và đồ chơi dịp trung thu.
  • Hàng Quạt: Cung cấp đồ thờ.
  • Hàng Thiếc: Gia công đúc thiếc, kim loại thành đồ gia dụng.
  • Mã Mây: Cung cấp dịch vụ du lịch, lưu trú tại Thủ đô.
  • Hàng Buồm: Bán bánh kẹo và mứt Tết.
Hàng Mã bán đồ hàng mã, đồ thờ cúng, đồ trang trí và đồ chơi dịp trung thu
Hàng Mã bán đồ đồ thờ cúng, đồ trang trí các mùa lễ hội, trung thu

4. 36 Phố phường Hà Nội ngày nay có gì mới?

Song song với việc khám phá 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào, sự thay đổi của khu vực này tại thời kỳ hiện nay cũng là điều khiến nhiều người tò mò.

Ngày nay, Hà Nội đang tiến đến phát triển trở thành một thủ đô năng động, hiện đại. Theo guồng quay đó, khu phố cổ Hà Nội cũng có nhiều sự thay đổi nhất định. Nhìn chung, Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp của những con phố cổ kính với những ngành nghề truyền thống. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có nhiều sự thay đổi để thích nghi được với tình hình thực tế.

Về phong cách, lối sống của người phố cổ Hà Nội cũng dẫn trở nên hiện đại hơn. Tuy nhiên, dù xã hội có thay đổi như thế nào thì khi đi sâu vào từng con ngõ, bạn vẫn thấy hiện hữu một Hà Nội 36 phố phường với những tâm hồn bình dị, lối sống của người xưa. Những giá trị văn hóa truyền thống vẫn còn được lưu truyền và gìn giữ.

Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp của những con phố cổ kính với những ngành nghề truyền thống
Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp của những con phố cổ kính với những ngành nghề truyền thống

5. Gợi ý địa điểm du lịch nổi tiếng ở 36 phố phường

Qua thông tin 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào, có thể thấy nơi đây không chỉ là một khu vực đậm đà văn hóa mà còn là địa điểm thu hút nhiều du khách bởi danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Một số địa điểm du lịch bạn không nên bỏ qua khi đến 36 phố phường Hà Nội đó là:

  • Hồ Gươm
  • Chợ Đồng Xuân
  • Nhà hát lớn Hà Nội
  • Hoàng thành Thăng Long
  • Ô Quan Chưởng
  • Phố Hàng Mã
Hồ Gươm là địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách ghé qua khi tham quan
Hồ Gươm là địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách ghé qua khi tham quan

6. Những lưu ý khi tham quan 36 phố phường Hà Nội

Sau khi biết 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào, bạn hãy bỏ túi ngay những kinh nghiệm tham quan phố phường Hà Nội để có trải nghiệm tuyệt vời dưới đây:

  • Việc di chuyển ở Phố cổ Hà Nội khá đơn giản, giờ giấc tùy theo mong muốn của bạn. Một số cách di chuyển được nhiều người lựa chọn đó là xe bus, taxi, xe máy hay thậm chí là xe đạp.
  • Nếu di chuyển bằng xe máy bạn cần mang theo đầy đủ bằng lái xe, tuân thủ luật giao thông trên đường.
  • Nếu di chuyển bằng xe bus thì có thể tham khảo các tuyến xe trên app Tìm Bus để đến đúng địa điểm cần đến.
  • Hành lý mang theo nên ưu tiên những đồ cần thiết và nhỏ gọn, tránh mang cồng kềnh mất nhiều công mang vác.
  • Khi mua bất cứ món đồ hay món ăn gì nên hỏi giá trước, tránh hiện tượng chặt chém khách du lịch.

Việc tìm hiểu 36 phố phường Hà Nội gồm những phố nào giúp bạn biết thêm về một địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa của Thủ đô. Nếu bạn vẫn chưa biết phải đi tham quan những đâu khi đến với Hà Nội thì đừng bỏ lỡ những con phố nổi tiếng này.