Top 50 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non phổ biến, dễ tổ chức cô trò đều vui

Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non là hoạt động mang lại niềm vui, sự gắn kết tự nhiên giữa trẻ nhỏ với văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong quá trình tham gia trò chơi dân gian, trẻ sẽ được phát triển tư duy, rèn luyện sức khỏe, phát triển kỹ năng. Tham khảo ngay các trò chơi phổ biến dễ chơi, dễ tổ chức.

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Oẳn tù xì

  • Số lượng người chơi: Ít nhất 2 người trở lên.
  • Luật chơi: Các người chơi cùng lúc ra kéo - bao - búa sau khi hết hiệu lệnh "oẳn tù xì".

Trò chơi này chỉ cần ít nhất hai bé tham gia. Các bé có thể ra kéo, búa, bao trong mỗi lượt chơi tùy vào phán đoán của mình xem đối phương sẽ ra gì trước để giành chiến thắng.

Theo luật chơi của trò oẳn tù xì, kéo sẽ cắt bao, búa sẽ đập kéo và bao sẽ trùm búa. Luật chơi sẽ bắt đầu khi hai trẻ cùng nhau đọc câu cửa miệng: “Oẳn tù xì ra cái gì? Ra cái này”.

Trò chơi dân gian Chi chi chành chành

  • Số lượng người chơi: Ít nhất 3 người trở lên
  • Luật chơi: Chọn ra 1 bạn làm quản trò, xòe bàn tay ra và đọc bài chi chi chành chành. Trong lúc đó các bạn còn lại sẽ dùng ngón trỏ chạm vào lòng bàn tay quản trò. Khi kết thúc bài vè, quản trò nắm bàn tay lại, ai bị nắm ngón tay sẽ là người thua cuộc.

Đây là một trò chơi đội nhóm khá vui nhộn. Để bắt đầu cuộc chơi, bạn cần chọn một bé đứng xòe bàn tay ra và các bé khác sẽ đưa ngón tay trỏ của mình vào lòng bàn tay đó.

Các bé tham gia trò chơi chi chi chành chành
Các bé tham gia trò chơi chi chi chành chành

Nếu có quá nhiều người thua cuộc, các bé sẽ cùng nhau oẳn tù xì để phân thắng bại lần nữa. Ai là người thua cuộc sau cùng sẽ trở thành người xòe tay trong lượt chơi kế tiếp.

Trò chơi cho trẻ Chùm nụm

  • Số lượng người chơi: Ít nhất 3 người trở lên.
  • Luật chơi:

Với trò chơi chùm nụm, trẻ có thể dùng chân hoặc tay để chơi đều được.

Đầu tiên, các bé sẽ nắm và xếp chồng bàn tay lên nhau sao cho tay hai bạn kế bên xen kẽ với người khác.

Tiếp đến, tất cả người chơi sẽ cùng nhau đọc lớn bài đồng dao “chùm nụm”. Nếu chữ cuối cùng rơi vào ai thì người đó phải rút tay ra. Cứ như thế, bàn tay ai còn lại sau cùng sẽ là người chiến thắng.

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Bịt mắt bắt dê

  • Số lượng người chơi: Ít nhất 5 người trở lên
  • Luật chơi:

Với trò chơi dân gian cho trẻ mầm non bịt mắt bắt dê, bạn cần chọn một trẻ ra để bịt mắt bằng khăn mỏng. Các bé còn lại sẽ làm “dê” cho người bịt mắt. Khi cuộc chơi bắt đầu, người bị bịt mắt sẽ kêu “be be” và đi xung quanh tìm những “chú dê” đang di chuyển trong khu vực quy định.

Nếu người bịt mắt bắt được ai, người đó sẽ là kẻ thua cuộc. Kẻ thua cuộc phải trở thành người đi bắt dê bị bịt mắt.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non rất thông dụng, trường học ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam đều thường xuyên tổ chức
Bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non rất thông dụng, trường học ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam đều thường xuyên tổ chức

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Cáo và thỏ 

Trước tiên, bạn cần chia trẻ ra làm hai nhóm khác nhau với một nhóm là cáo, một nhóm là thỏ và chuồng thỏ. Tiếp đến, nhóm thỏ sẽ vừa nhảy đi kiếm ăn, vừa đọc bài đồng dao “cáo thỏ”:

“Trên bãi cỏ

Chú thỏ con

Tìm rau ăn

Rất vui vẻ

Thỏ nhớ nhé

Có cáo gian

Đang rình đấy

Thỏ nhớ nhé

Chạy cho nhanh

Kẻo cáo gian

Tha đi mất”

Khi đọc đến chữ cuối, cáo sẽ xuất hiện và vồ mồi. Chú thỏ nào không chạy được về chuồng mà bị cáo bắt sẽ là người thua cuộc và mất đi lượt chơi của mình.

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Thả đỉa ba ba

Bạn cần chọn một chỗ trống vẽ vòng tròn rộng 3m. Cách đó tầm 3m, bạn vẽ thêm một đường thẳng song song với vòng tròn để làm sông. Cử một bé ra làm đỉa đứng ở giữa sông. Các bé còn lại sẽ đứng thành vòng tròn.

Thả đỉa ba ba là một trong những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non phát huy được kỹ năng thảo luận, phân tích và phát triển thể chất
Thả đỉa ba ba là một trong những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non phát huy được kỹ năng thảo luận, phân tích và phát triển thể chất

Nhóm các bé trong vòng tròn sẽ vừa di chuyển, vừa đọc bài đồng dao “thả đỉa ba ba” để tìm cách qua sông. Người làm đỉa sẽ chạy đuổi theo những người qua sông để tìm bắt người thay thế mình trong lượt chơi kế tiếp.

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Nhảy bao bố

Bạn có thể chia các bé ra làm 2 hoặc 3 nhóm đều được. Tiếp đến, dùng phấn kẻ vạch xuất phát và vạch đích để làm dấu rồi phát cho mỗi nhóm một chiếc bao bố. Thổi còi báo hiệu bắt đầu cuộc chơi.

Ngay khi còi hiệu vang lên, các bé ở mỗi nhóm đã xỏ bao bố sẵn sẽ nhảy từ vạch xuất phát đến vạch đích. Người tiếp theo sẽ nhận lấy bao bố để nhảy về đích tương tự người đầu tiên. Đội nào có toàn bộ thành viên về đích trước sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Tập tầm vông

Bạn hãy chọn đồ vật cần giấu và chọn ra một bé sẽ giấu nó đi. Các bé còn lại sẽ cùng nhau đọc bài đồng dao “Tập tầm vông”.

Các bé đoán nơi giấu đồ vật trong trò chơi tập tầm vông
Các bé đoán nơi giấu đồ vật trong trò chơi tập tầm vông

“Tập tầm vông

Tay không tay có

Tập tầm vó

Tay có tay không

Tay không tay có

Tay có tay không?”

Kết thúc bài đồng dao, các bé sẽ đoán đồ được giấu ở tay trái hay tay phải. Ai đoán đúng sẽ chiến thắng, ai đoán sai sẽ thua cuộc.

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Kéo mo cau

Bạn hãy cho mỗi một cặp hai bé oẳn tù xì với nhau. Ai thua sẽ là người kéo mo cau cho người thắng từ vạch xuất phát về vạch đích. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này cứ như thế tiếp tục cho đến khi lượt chơi kết thúc.

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Kéo cưa lừa xẻ

Trong trò chơi này, hai bé tham gia sẽ ngồi đối diện nhau. Tay bạn này sẽ nắm chặt tay bạn kia và chân có thể chạm vào nhau hoặc không. Sau đó, cả hai sẽ cùng nhau đọc bài đồng giao “kéo cưa lừa xẻ” sau đây và thực hiện động tác kéo đẩy như đang cắt khúc gỗ ở giữa mà không cần phân thắng bại:

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ”.

Các bé tham gia trò chơi kéo cưa lừa xẻ
Các bé tham gia trò chơi kéo cưa lừa xẻ

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Nu na nu nống

Bạn hãy xếp các bé ngồi cạnh nhau với tay cầm tay và chân duỗi thẳng. Cho các bé đọc bài đồng dao nu na nu nống:

“Nu na nu nống

Đánh trống phất cờ

Mở cuộc thi đua

Chân ai sạch sẽ

Gót đỏ hồng hào

Không bẩn tí nào

Được vào đánh trống”

Từ cuối cùng của bài hát rơi vào chân của người nào thì người đó phải rụt chân lại và giữ nguyên tư thế để lượt chơi mới bắt đầu. Ai vẫn còn giữ được chân duỗi thẳng đến khi kết thúc trò chơi thì đó sẽ là người chiến thắng.

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Cá sấu lên bờ

Bạn hãy chọn ra một bé sẽ làm cá sấu đứng dưới mực nước quy định (tượng trưng). Các bé còn lại sẽ đứng trên bờ. Khi trò chơi bắt đầu, các bé trên bờ sẽ di chuyển xuống nước để khiêu khích cá sấu.

Lúc cá sấu bắt đầu vồ mồi, mọi người phải nhanh chóng chạy lên trên. Ai không may bị cá sấu bắt được sẽ là người thua cuộc và trở thành cá sấu tiếp tục trò chơi.

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Kéo co

Bạn cần chia trẻ thành hai nhóm có số người chơi bằng nhau. Cho hai đội cùng nắm một sợi dây thừng dài. Ngay chính giữa đoạn dây thừng trống nối 2 đội, bạn sẽ kẽ tiếp một vạch song song bằng phấn trắng.

Khi còi lệnh của trọng tài vang lên, hai bên sẽ ra sức kéo sợi dây thừng về phía mình. Bên nào bị kéo vượt qua vạch phấn trắng phía dưới sẽ là bên thua cuộc.

Kéo co là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp rèn luyện thể lực và tinh thần đồng đội cho trẻ
Kéo co là trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp rèn luyện thể lực và tinh thần đồng đội

Một số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị khác

Bên cạnh các trò chơi dân gian cho bé mầm non kể trên, còn có rất nhiều lựa chọn thú vị khác bạn có thể tham khảo. Đó là những trò chơi được hầu hết trẻ nhỏ yêu thích dưới đây:

  • Đúc lá khoai
  • Rồng rắn lên mây
  • Nhảy sạp
  • Nhảy lò cò
  • Đánh quay
  • Thìa là thìa lảy
  • Chơi u
  • Bà Ba buồn bà Bảy
  • Trò chơi con thỏ
  • Hát sinh
  • Cùng hát
  • Trời - Đất - Nước
  • Chọi dế
  • Chim bay, cò bay
  • Ong đốt, kiến cắn, đau bụng
  • Một hai ba
  • Bong bóng nước
  • De ùm
  • Tả cáy
  • Thi thả chim
  • Thả chó
  • Vật cù
  • Kéo chữ
  • Chơi hóp
  • Đánh trỏng
  • Di chuyển bóng
  • Trao khăn đỏ
  • Tìm cờ các nước
  • Vận chuyển đồ chơi
  • Thổi bóng
  • Khiêng kiệu
  • Truyền tin
  • Múa hình tượng
  • Thi thổi cơm
  • Vây lưới bắt cá
  • Tán ua
  • Đố vui có thưởng

Những điều cần làm khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ

Để mang đến một cuộc vui trọn vẹn nhất cho bé, bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu. Điều này sẽ giúp bạn xác định được những việc mà mình cần làm trước, trong và sau khi trò chơi kết thúc. Cụ thể như sau:

Trước khi bắt đầu trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Các trò chơi dân gian nên được tổ chức ở sân rộng và có dụng cụ hỗ trợ đi kèm. Cụ thể ở mỗi trò chơi sẽ có yêu cầu nhất định khác nhau. Bởi vậy trước khi tổ chức bất kỳ trò chơi nào bạn cũng nên:

  • Tìm hiểu kỹ luật chơi để phổ biến cho đúng.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ trò chơi.
  • Dọn dẹp khu vực tổ chức trò chơi để loại bỏ các chướng ngại vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Trong khi chơi trò chơi dân gian cho trẻ mầm non cần lưu ý

Trong mỗi trò chơi dân gian có nhiều bé tham gia và cần có 1 người quản trò để kết nối tất cả mọi người. Giáo viên mầm non sẽ đóng vai trò là quản trò của mỗi trò chơi và lúc này cần lưu ý:

  • Quan sát thật kỹ tất cả các bé để kiểm soát tình hình một cách tốt nhất.
  • Làm trọng tài một cách công tâm và không nên tỏ ra thiên vị, tránh so sánh các bé với nhau dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý non nớt của trẻ.
  • Hòa mình vào cuộc chơi và trở thành bạn bè của trẻ.

Sau khi kết thúc trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Khi cuộc chơi kết thúc, thắng thua sẽ được phân định rõ ràng. Đây là lúc mà bạn nên:

  • Thưởng phạt phân minh dựa trên kết quả của cuộc chơi.
  • Kiểm tra tình hình các bé để chắc chắn rằng tất cả đều an toàn, ổn thỏa.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi vui chơi để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.

5 nguyên tắc đảm bảo an toàn khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non đa số là những trò chơi vận động. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho các bé là điều cực kỳ cần thiết.

ban-can-chon-san-choi-rong-rai-thoang-mat-de-dam-bao-do-an-toan-cao-cho-be-1718524868.png
Bạn cần chọn sân chơi rộng rãi, thoải mái để đảm bảo độ an toàn cao cho bé

Dưới đây là 5 nguyên tắc bạn cần biết để tránh gây tổn thương cho bé trong quá trình tham gia:

  • Lựa chọn địa điểm tổ chức trò chơi rộng rãi, bằng phẳng và nên trống trải.
  • Nhờ đồng nghiệp hỗ trợ quản lý các bé tránh trường hợp mất kiểm soát, thất lạc trẻ.
  • Yêu cầu trẻ phải tuân thủ luật chơi và không được tự ý hành xử tùy thích theo ý mình.
  • Mang đồ bảo hộ cho các bé khi tham gia một số trò chơi có thể cần sự va chạm giữa các bé với nhau.
  • Can thiệp kịp thời trước các tình huống va chạm ngoài ý muốn.

Trò chơi dân gian có tác dụng gì với trẻ mầm non?

Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thường được tổ chức phổ biến rộng rãi tại các trường học lớn nhỏ trên cả nước. Hàng loạt lợi ích cho trẻ khi tham gia trò chơi dân gian có thể kể đến như:

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non cơ hội tiếp xúc với văn hóa truyền thống
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non cơ hội tiếp xúc với văn hóa truyền thống
  • Phát triển tư duy: Trong quá trình tham gia trò chơi dân gian, trí não của bé sẽ vận động không ngừng để theo kịp cuộc chơi. Qua đó, khả năng tư duy và sáng tạo của bé sẽ được phát triển tối đa.
  • Phát triển thể chất: Hầu hết các trò chơi dân gian đều đòi hỏi sự vận động linh hoạt của các bộ phận trên cơ thể. Điều này giúp cho thể chất của bé phát triển toàn diện và ngày càng khỏe mạnh hơn.
  • Phát triển kỹ năng mềm: Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non đều đòi hỏi có sự tham gia của nhiều thành viên và có sự hướng dẫn của giáo viên. Nhờ vậy, kỹ năng làm việc cùng đồng đội sẽ được hình thành trong bé, bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bàn luận và kỹ năng hợp tác với mọi người.
  • Phát triển tâm hồn: Những trò chơi dân gian mang đậm giá trị văn hóa truyền thống. Chúng đồng thời còn tạo nên giây phút vui vẻ cho bé trong giai đoạn đầu đời giúp tâm hồn trẻ thơ phát triển hoàn thiện.

Nhìn chung, các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non rất đa dạng. Bạn cần lựa chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi của bé ở các cấp bậc mầm, chồi, lá để kích thích sự phát triển tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần phải áp dụng các nguyên tắc đảm bảo an toàn tối đa để tránh những sự cố phát sinh ngoài ý muốn.