Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Trước khi tiến hành tóm tắt Tản viên từ phán sự lục, bạn cần tìm hiểu về tác giả cũng như tác phẩm để có cái nhìn tổng quan nhất .
Tác giả
Nguyễn Dữ sống trong thế kỷ XVI, không rõ năm sinh và năm mất. Ông là người làng Đồ Tùng, huyện Gia Phúc, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Phụ thân của ông là tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Nguyễn Dữ là học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm và là bạn đồng học của Phùng Khắc Khoan.
Nguyễn Dữ là người ham học, đọc rộng và sống với lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Ông làm quan dưới thời nhà Mạc, nhà Lê. Nhưng chỉ không lâu sau đó, vì bất mãn thời cuộc, ông xin về ở tại núi rừng Thanh Hóa rồi mất tại đây.
Sáng tác duy nhất của Nguyễn Dữ là Truyền kỳ mạn lục. Đây là một tác phẩm văn học mang đầy tính sáng tạo, trau chuốt của ông. Sách gồm 20 truyện theo thể loại tản văn. Nội dung chính của tác phẩm thể hiện số phận bi thương của những phận người nhỏ bé trong xã hội. Đồng thời, tác phẩm cũng bộc lộ tình yêu nước, tự hào về văn hóa Việt Nam, đề cao nhiều giá trị đạo đức.
Tác phẩm
Tản viên từ phán sự lục là một truyện thuộc tập Truyền kỳ mạn lục ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI. Đây là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, dùng để phản ánh hiện thực thông qua những yếu tố hoang đường, kỳ ảo.
Trước khi tiến hành tóm tắt Tản viên từ phán sự lục ngắn gọn, người học cần phân chia bố cục cho câu chuyện. Bạn có thể chia thành 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu => không cần gì cả: Giới thiệu Ngô Tử Văn và sự kiện nhân vật này đốt đền.
- Phần 2: Tiếp => khó lòng thoát nạn: Tử Văn gặp hồn ma Bách hộ Thôi cùng Thổ thần.
- Phần 3: Tiếp => tiếp… sai lính đưa Tử Văn về: Ngô Tử Văn đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương và thắng kiện.
- Phần 4: Còn lại: Tử Văn trở thành Tản Viên.
Những mẫu tóm tắt Tản viên từ phán sự lục ngắn gọn
Sau đây là 3 mẫu tóm tắt Tản viên từ phán sự lục súc tích, đầy đủ các ý chính bạn có thể tham khảo.
Mẫu 1:
Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ nổi tiếng chính trực. Chàng không chịu khuất phục trước sự tác quai tác quái của hồn tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần thấy vậy đã đe dọa và kiện chàng ở âm phủ.
Chàng được thổ thần mách bảo về tung tích cũng như tội ác của tên tướng giác, đồng thời thổ thần cũng chỉ cho chàng cách đối phó với hắn. Khi bị bắt giải xuống âm phủ, đứng trước Diêm Vương, Tử Văn không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần.
Với những bằng chứng thuyết phục từ thổ thần, Diêm Vương đã xác minh được lời nói của Tử Văn là thật. Diêm Vương cho xử phạt tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm. Thổ thần được phục chức, Tử Văn sống lại và nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.
Mẫu 2:
Ngô Tử Văn là người đất Lạng Giang, vốn nổi tiếng là một kẻ sĩ có tính tình chính trực. Chàng không chịu nổi cảnh hồn tên tướng giặc tác quái làm hại dân nên đã đốt đền của hắn. Tên hung thần này tức giận và đe dọa sẽ kiện chàng ở âm phủ.
May mắn thay, chàng được sự hỗ trợ của thổ thần, ông mách bảo chàng về tội ác, tung tích đồi thời chỉ chàng cách đối phó với tên hung thần. Khi bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ chầu Diêm Vương, Tử Văn dũng cảm tố cáo mọi tội ác của hung thần.
Sau khi xác thực lời Tử Văn là đúng, tên tướng giặc cùng bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị. Thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại và được Viên Thổ Công tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.
Mẫu 3:
Ngô Tử Văn là kẻ sĩ được biết đến với sự chính trực. Vì không chịu được cảnh hồn tên tướng bại trận làm hại dận, chàng đã đốt đền của hắn. Tên hung thần đã kiện chàng ở âm phủ nhưng nhờ thổ thần chỉ cho cách đối phó nên khi đứng trước Diêm Vương trình bày, chàng đã thắng kiện. Công lý được thực thi, tên tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được giao chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.
Các bước tóm tắt tác phẩm nhanh chóng
Để tóm tắt một văn bản nói chung và tóm tắt Tản viên từ phán sự lục nói riêng một cách súc tích, ngắn gọn, người học cần nắm vững các bước sau:
- Bước 1: Đọc kỹ văn bản để nắm rõ nội dung, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
- Bước 2: Đọc lại văn bản lần thứ ha để ghi chú lại những điểm chính, chủ đề, luận điểm, nhân vật chính, các sự kiện xoay quanh nhân vật này.
- Bước 3: Diễn đạt lại những ý đã ghi chép lại thành một văn bản hoàn chỉnh bằng từ ngữ và cách hiểu của riêng bạn.
- Bước 4: Kiểm tra lại bản tóm tắt sao cho đảm bảo sự ngắn gọn, súc tích, đầy đủ ý chính.
Sơ đồ tư duy hỗ trợ tóm tắt Tản viên từ phán sự lục
Sơ đồ tư duy sẽ giúp người học hệ thống, tóm tắt Tản viên từ phán sự lục dễ dàng hơn. Nội dung sơ đồ cần đảm bảo các ý:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ.
- Khái quát về tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, cốt truyện.
- Những ý chính trong câu chuyện: Các nhân vật, diễn biến chính.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật.
Những mẫu tóm tắt Tản viên từ phán sự lục sẽ là trợ thủ đắc lực giúp người học nhanh chóng nắm bắt nội dung văn bản. Thông qua đó, bạn sẽ hiểu được thông điệp tác giả muốn truyền tải đó là phê phán cái xấu, ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự chính trực.