Hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù đầy đủ, giúp học sinh giải được mọi đề thi

Aretha Thu An
Tham khảo hướng dẫn chi tiết soạn bài Chữ người tử tù trong bộ sách Cánh diều và Kết nối tri thức giúp học sinh nắm rõ mọi thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, tóm tắt được nội dung chính, biết được giá trị nội dung, nghệ thuật và trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài học này.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 

Khi tiến hành soạn bài Chữ người tử tù, bạn cần trả lời được 2 câu hỏi.

  • Ai là tác giả?
  • Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?

Tác giả

Chữ người tử tù là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Tuân.

Cuộc đời

Quá trình soạn bài Chữ người tử tù, bạn cần nắm được các ý chính về cuộc đời của tác giả:

  • Nguyễn Tuân (1910 - 1987), quê ở làng Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Ông sinh ra trong một gia đình Nho giáo khi nền Hán học đang bước vào giai đoạn suy tàn.
  • Năm 1929, khi đang là học sinh tại một ngôi trường ở Nam Định, ông bị đuổi học. Không lâu sau, Nguyễn Tuân phải ở tù vì vượt biên sang Thái Lan không có giấy phép. Khi ra tù, ông bắt đầu với sự nghiệp văn chương.
  • Năm 1945, ông nhiệt tình tham gia vào phong trào cách mạng của nước nhà. Từ năm 1948 - 1957, Nguyễn Tuân giữ chức Tổng thư ký của Hội nhà văn Việt Nam.

Phong cách sáng tác

Khi tìm hiểu về phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân, bạn sẽ nhận ra sự phân định rõ ràng trong giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng 8. Theo đó:

  • Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong cách Nguyễn Tuân gói gọn trong một chữ "ngông". Ông luôn cố gắng tìm kiếm vẻ đẹp của quá khứ, phủ nhận hiện tại.
  • Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách của Nguyễn Tuân đã có sự khác biệt, không còn phân biệt giữa quá khứ và hiện tại, vẻ đẹp hoàn hảo nhất tồn tại ở cả quá khứ, trong hiện tại và sẽ tiếp diễn tương lai.

Thành tựu văn học

Biết được những thành tựu văn học của tác giả Nguyễn Tuân là vấn đề bạn cần nắm rõ khi soạn bài Chữ người tử tù. Trong sự nghiệp văn chương của mình, ông đã để lại di sản đồ sộ, các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Tùy bút Sông Đà, Ngọn đèn dầu lạc, Cảnh sắc và hương vị đất nước, Thiếu quê hương, Đường vui...

Nguyễn Tuân đã để lại cho hậu thế số lượng tác phẩm đồ sộ, nổi bật trong đó là tập truyện Vang bóng một thời
Nguyễn Tuân đã để lại cho hậu thế số lượng tác phẩm đồ sộ, nổi bật trong đó là tập truyện Vang bóng một thời

Tác phẩm

Chữ người tử tù là tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn.

Xuất xứ: Ban đầu, tác phẩm được đặt tên là Dòng chữ cuối cùng, xuất bản vào năm 1939 trên tạp chí Tao đàn. Không lâu sau đó, nó được tuyển in và xuất bản trong Vang bóng một thời.

Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm là kết quả của hành trình tìm kiếm một nhân vật cách mạng lý tưởng. Ông lựa chọn hoàn cảnh khắc nghiệt với mục đích làm nổi bật vẻ đẹp của con người, không khuất phục trước bất cứ hoàn cảnh nào.

Bố cục: Bạn nên phân chia bố cục cụ thể trong lúc soạn bài Chữ người tử tù.

  • Phần 1: Từ đầu đến đoạn "để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu": Nội dung phần này chính là cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại.
  • Phần 2: Tiếp theo đến "thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ": Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục đối với thầy Huấn.
  • Phần 3: Đoạn còn lại: Cảnh cho chữ đắt giá.

Tóm tắt nội dung

Thao tác soạn bài Chữ người tử tù hiệu quả nhất là bạn cần tóm tắt nội dung văn bảnchi tiết theo đúng diễn trình của tác phẩm.

Tình huống truyện

Chữ người tử tù xây dựng một tình huống truyện đặc biệt. Cụ thể:

  • Cuộc gặp gỡ đặc biệt: Không gian gặp gỡ của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục là nhà tù. Thời gian vào những ngày cuối cùng của Huấn Cao trước khi ra pháp trường. Sự éo le này đã góp phần khiến tình huống truyện trở nên đặc biệt.
  • Sự đối lập về thân phận: Xét trên bình diện xã hội, họ là hai thế lực không phân thắng bại. Huấn Cao bị coi như "giặc" của triều đình, quản ngục lại là tay sai của tầng lớp vua chúa.
  • Cùng yêu cái đẹp: Trên bình diện nghệ thuật, Huấn Cao và viên quản ngục lại là tri kỉ, thầy Huấn có tài hoa, khí phách hơn người, quản ngục ngưỡng mộ tài hoa và khí phách ấy.

Nhiều người khi đọc Chữ người tử tù soạn bài đã đánh giá, nét độc đáo mà truyện ngắn mang lại phần lớn dựa vào việc xây dựng tình huống đặc sắc.

Diễn biến

Diễn biến truyện là quá trình thay đổi thái độ và cách nhìn nhận của Huấn Cao với viên quản ngục. Ban đầu, Huấn Cao tỏ ra coi thường, khinh bạc quản ngục mặc dù nhận được sự chăm sóc và đối đãi rất chu toàn. Sau đó, khi đã hiểu được tấm lòng chân thành và sở thích của quản ngục, Huấn Cao đã trân trọng con người này và tự trách bản thân "thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ".

Kết thúc

Truyện ngắn kết thúc bằng cảnh cho chữ "xưa nay chưa từng có" với những điểm đặc biệt:

  • Không gian: Cho chữ thường diễn ra trong các không gian văn hóa nhưng trong Chữ người tử tù nó lại được diễn ra trong nhà tù - nơi ngự trị của bóng tối và những điều xấu xa.
  • Thời gian: Việc cho chữ vào thời gian ban ngày, có đủ ánh sáng nhưng với Nguyễn Tuân, cảnh cho chữ diễn ra vào đêm khuya. Thời gian này đã đem lại một cảnh tượng bí mật và thiêng liêng, là giờ khắc cuối cùng của Huấn Cao trước khi lìa sự sống.
  • Sự đảo lộn vị thế các nhân vật: Viên quản ngục vốn quyền uy nơi trại giam nhưng tại tỏ "khúm núm sợ sệt", tử tù Huấn Cao "đường bệ ung dung". Khi soạn bài Chữ người tử tù đến đây, hẳn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi ai đã tạo ra sự đảo lộn này, là thầy Huấn hay viên cai ngục. Nhưng, thật bất ngờ khi đáp án lại chẳng là ai trong số họ mà cái Đẹp mới chính là câu trả lời toàn vẹn nhất. Họ không sống theo chức tước, địa vị mà hướng về cái đẹp, không còn là ngục quan và tội phạm mà thay vào đó là tri âm tri kỷ.
Khi soạn bài Chữ người tử tù, cảnh cho chữ là tình tiết đắt giá nhất
Khi soạn bài Chữ người tử tù, cảnh cho chữ là tình tiết đắt giá nhất

Giá trị nội dung và nghệ thuật

Bên cạnh những thông tin về tác giả, tác phẩm thì những tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật là một phần không thể thiếu trong quá trình soạn bài Chữ người tử tù.

Giá trị nội dung

Tác giả Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao - một con người tài hoa, khí phách hiên ngang, có tâm trong sáng, tài hoa hơn người. Qua những hình ảnh đó, nhà văn thể hiện quan điểm về cái đẹp, khẳng định sự trường tồn, bất tử của cái đẹp dù cho trong bất cứ hoàn cảnh nào, qua đó để bộc lộ tình yêu với quê hương, đất nước.

Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm đã thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, cùng với đó là nghệ thuật dựng cảnh tài tình, khắc họa tính cách nhân vật theo chiều sâu tâm lý, thành công trong việc sử dụng thủ pháp đối lập.

Soạn bài Chữ người tử tù sách Cánh diều

Sau đây là hướng dẫn soạn bài Chữ người tử tù ngắn nhất trong bộ sách Cánh diều.

Câu 1: Chữ người tử tù kể về việc cho chữ giữa quản ngục và Huấn Cao tại ngục tù tăm tối, chật hẹp. Đây vốn không phải là không gian thích hợp để thực hiện hành động cao cả này.

Câu 2: Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ của hai thân phận đối lập:

  • Huấn Cao - Tội phạm chống lại triều đình, có tài viết chữ đẹp.
  • Viên quản ngục - Kẻ đại diện cho quyền lực nhưng có khao khát chữ nghĩa.

Sự kết hợp này vừa mang tính đối nghịch lại vừa có sự tương hợp, tạo nên kịch tính cho câu chuyện.

Câu 3: Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, nét chữ vuông vắn, được viên quản ngục xem như báu vật. Là người có khí phách, dám chống lại triều đình, coi thường cái chết, không sợ quyền lực. Ông cũng là người có thiên lương trong sáng, không màng danh lợi, coi trọng sở nguyện của Viên quản ngục.

Khi soạn Chữ người tử tù Cánh diều, bạn có thể khẳng định, Huấn Cao mang vẻ đẹp của vị anh hùng vừa có tâm vừa có tài, ông là hội tụ của cái đẹp và cái thiện

Câu 4: Viên quản ngục là người say mê, quý trọng cái đẹp, biết đánh giá người, ông cảm phục tài năng, nhân cách của Huấn Cao. Mượn hình ảnh quản ngục chính, tác giả Nguyễn Tuân đã gửi gắm đến thông điệp về sự hoàn lương, người ác khi được cái thiện, cái đẹp soi đường, dẫn lối đều có thể chiến thắng sự xấu xa.

Câu 5: Khi soạn văn Chữ người tử tù tại câu hỏi này là bạn khái quát được cảnh cho chữ “đắt giá” trong không gian và thời gian đặc biệt. Qua đó, thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc, cái đẹp có chức năng cứu vớt những người sai đường.

Câu 6: Biện pháp đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục được sử dụng xuyên suốt trong truyện:

  • Đối lập giữa vị trí: Quan cai ngục và tử tù.
  • Đối lập cảnh cho chữ: Tử tù tự do với những nét chữ, cai ngục khúm núm bưng chậu mực.

Tác dụng của sự đối lập giữa cái tốt đẹp và cái xấu xa, cái thiện và cái ác.

Câu 7: Chủ đề chính của tác phẩm: Quan niệm về cái đẹp, cái thiện của Nguyễn Tuân. Chủ đề phụ: Cái đẹp có chức năng cảm hóa con người.

Học sinh có thể nắm vững kiến thức hơn về tác phẩm với sơ đồ tư duy
Học sinh có thể nắm vững kiến thức hơn về tác phẩm với sơ đồ tư duy

Soạn bài Chữ người tử tù sách Kết nối tri thức

Khi soạn bài Chữ người tử tù lớp 10 trang 27 trong bộ sách Kết nối tri thức, bạn cần trả lời được toàn bộ câu hỏi sau:

Câu 1: Viên quản ngục đối xử với Huấn Cao rất khiêm nhường, kính trọng. Điều này được hiện rõ qua chi tiết ngục quan thấy hắn là người khí phách, hẳn không phải kẻ xấu nên muốn biệt đãi ông Huấn.

Câu 2: Yêu cầu soạn văn 10 Chữ người tử tù khi trả lời câu 2 là nói rõ thái độ của Huấn cao khi được nhận sự "biệt đãi" của quản ngục. Huấn Cao thản nhiên đón nhận sự kính cẩn, “biệt đãi” ấy và coi đó là chuyện không có gì to tát.

Câu 3: Huấn Cao khuyên quản ngục nên thay đổi chỗ ở vì nhà tù không phải là nơi treo chữ. Theo lời ông Huấn, quản ngục nên về quê để thoát khỏi cái nghề này, chỉ khi ấy hẵng nghĩ đến việc chơi chữ. Quản ngục rất cảm động trước lời khuyên của thầy Huấn.

Nắm vững các thông tin liên quan về tác phẩm giúp bạn dễ dàng trả lời được các câu hỏi khi soạn bài
Nắm vững các thông tin liên quan về tác phẩm giúp bạn dễ dàng trả lời được các câu hỏi khi soạn bài

Bài tập liên hệ

Để đảm bảo bạn có thể hiểu tường tận và cảm thụ tác phẩm chính xác, sau khi soạn bài Chữ người tử tù xong, học sinh cần làm các bài tập liên hệ. Một số dạng bài liên quan đến tác phẩm mà bạn có thể tham khảo gồm:

Bài 1: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn" Chữ người tử tù" của tác giả Nguyễn Tuân.

Gợi ý làm bài:

Phần mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù. Khái quát một vài nét về nhân vật Huấn Cao.

Phần thân bài: Lần lượt triển khai các ý:

  • Huấn Cao là người tài năng, viết chữ đẹp
  • Huấn Cao có khí phách hiên ngang, bất khuất, không sợ ngục tù và cái chết.
  • Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp

Phần kết bài: Nêu suy nghĩ về hình tượng nhân vật Huấn Cao, liên hệ với quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp (cảm hóa con người).

Bài 2: Phân tích thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm "Chữ người tử tù"

Gợi ý làm bài:

Phần mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù. Khẳng định Huấn Cao và quản ngục là hai nhân trung tâm của tác phẩm.

Phần thân bài: Làm rõ các luận điểm sau:

  • Thái độ của Huấn Cao khi lần đầu đầu tiếp xúc với quản ngục (tỏ ra “khinh bạc”, đứng đầu gông nhưng vẫn mang hình dáng của một vị lãnh đạo)
  • Thái độ đối với quản ngục trong những ngày biệt giam (lạnh lùng với những hành động biệt đãi của quản ngục)
  • Thái độ của Huấn Cao thay đổi khi nhận ra quản giáo là “thanh âm trong trẻo” (Chấp nhận cho chữ, khuyên quản ngục về quê sống"

Từ những luận điểm này, viết đoạn kết để chứng minh Huấn Cao là một anh hùng, nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

Phần kết bài: Làm nổi bật vẻ đẹp của khí phách và thiên lương trong sáng của Huấn Cao

Bài 3: Phân tích bút pháp lãng mạn sử dụng trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân

Gợi ý làm bài

Phần mở bài: Giới thiệu về tác giả và tác. Nhắc đến đôi nét về bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù.

Phần thân bài: Lần lượt làm rõ các nội dung sau:

  • Sự đối lập của lý tưởng và hoàn cảnh thực tại, cái thiện và cái ác, ánh sáng và bóng tối. Đây chính là bút pháp lãng mạn trong bài.
  • Hình bóng nhà văn xuất hiện trong nhân vật lý tưởng Huấn Cao (tôn sùng cái đẹp, bất bình với hiện thực, mất niềm tin vào tương lai).

Phần kết bài:

Khẳng định nhân vật trong tác phẩm đã vượt lên khỏi hoàn cảnh để hướng đến cái đẹp, đến ánh sáng và thiên lương. Nguyễn Tuân thành công sử dụng bút pháp lãng mạn, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự chiến thắng của cái cao cả, tốt đẹp trong thế giới đầy rẫy những xấu xa, thấp hèn.

Có rất nhiều bài tập xoay quanh nhân vật Huấn Cao và tác phẩm Chữ người tử tù 
Có rất nhiều bài tập xoay quanh nhân vật Huấn Cao và tác phẩm Chữ người tử tù 

Soạn bài Chữ người tử tù là một cách đơn giản và hiệu quả để học sinh hiểu rõ những ý nghĩa sâu sắc mà tác giả gửi gắm. Đây cũng cơ sở giúp học sinh trả lời các câu hỏi được đặt ra trong bài, đồng thời rèn luyện được kỹ năng tư duy của bản thân.