Hướng dẫn soạn bài Trong mắt trẻ ngắn gọn, súc tích chuẩn chương trình Cánh diều

Aretha Thu An
Yêu cầu bắt buộc khi soạn bài Trong mắt trẻ là học sinh cần nắm được thông tin về tác giả, giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Xuyên suốt đoạn trích, độc giả nhận ra sự khác biệt về cách suy nghĩ của từng độ tuổi, thấy được nỗi buồn vô tận khi con người phải chia xa tình bạn đẹp đẽ, đáng trân trọng.

Khái quát về tác giả và tác phẩm

Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm là lưu ý đầu tiên mà học sinh cần thực hiện khi soạn bài Trong mắt trẻ. Dưới đây là phần khái quát về tác giả và tác phẩm.

Tác giả

Antoine de Saint-Exupéry (Ê-xu-pe-ri) sinh năm 1900 tại thành phố Lyon, Pháp. Vào thời điểm năm 1944, ông mất tích trong một chuyến bay khi đi thu thập thông tin về quân Đức. Mỗi khi nhắc đến tên tuổi của ông, độc giả sẽ nghĩ ngay đến kiệt tác văn học nổi tiếng trên thế giới - tác phẩm Hoàng tử bé.

Tác phẩm

Sau khi đã nắm rõ thông tin về tác giả Ê-xu-pe-ri, học sinh cũng cần tìm hiểu những nét sơ lược về tác phẩm để thao tác soạn bài Trong mắt trẻ được chi tiết nhất.

Thể loại: Truyện đồng thoại.

Xuất xứ: Đoạn trích Trong mắt trẻ được in trong SGK thuộc chương I, chương II và chương cuối của tác phẩm Hoàng tử bé.

Phương thức biểu đạt: Tự sự.

Bố cục: Việc tìm hiểu bố cục cũng là một trong những thao tác quan trong khi soạn bài Trong mắt trẻ. Với đoạn trích này, học sinh có thể chia làm 3 đoạn như sau:

  • Đoạn 1 (Từ đầu => lễ độ đến vậy): Nhân vật “tôi” nhớ lại những kỉ niệm vẽ tranh thuở nhỏ.
  • Đoạn 2 (Tiếp theo => Hoàng tử bé): Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ của "tôi" và Hoàng tử bé.
  • Đoạn 3 (Phần còn lại): Những suy nghĩ, cảm xúc khi chia tay Hoàng tử bé.

Giá trị nội dung và nghệ thuật: Trong các bài kiểm tra thường xuất hiện câu hỏi liên quan đến phần giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, vì vậy khi soạn văn 8 Trong mắt trẻ, học sinh không nên bỏ qua ý này.

  • Giá trị nội dung: Đoạn trích khẳng định tầm quan trọng của các mối quan hệ trong xã hội và đưa ra cái nhìn của tác giả về tuổi tác ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, đồng thời cho thấy tình bạn đẹp đẽ giữa Hoàng tử bé và nhân vật "tôi". Qua đó, tác giả gửi gắm tới độc giả thông điệp ý nghĩa khi con người phải đối mặt với việc mất đi người mình yêu thương.
  • Giá trị nghệ thuật: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nhân hóa, ẩn dụ hết sức tinh tế, sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thực, gần gũi với cuộc sống.
Văn bản trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 được trích từ chương I, II và chương cuối của tác phẩm Hoàng tử bé
Văn bản trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 được trích từ chương I, II và chương cuối của tác phẩm Hoàng tử bé

Soạn bài Trong mắt trẻ - Cánh diều

Nếu đang theo học bộ sách Cánh diều, học sinh nên tham khảo gợi ý từ các giáo viên Ngữ văn khi soạn bài Trong mắt trẻ.

Soạn bài Trong mắt trẻ: phần Chuẩn bị

Chuẩn bị trang 13, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2: Đọc trước đoạn trích Trong mắt mẹ:

1. Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ê-xu-pe-ri và tác phẩm Hoàng tử bé.

2. Đọc nội dung giới thiệu truyện Hoàng tử bé (trang 13 SGK) để biết được vị trí và bối cảnh đoạn trích.

Gợi ý trả lời:

1. Tác giả Ê-xu-pê–ri (sinh 1900, mất tích năm 1944). Là một trong những nhà văn lớn của nước Pháp. Ngoài hoạt động trong lĩnh vực văn chương, ông còn được biết đến là người phi công tài ba, từng tham gia chiến đấu tại cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Các sáng tác của Ê-xu-pê–ri thường lấy cảm hứng từ những chuyến bay thực tế và cuộc sống hàng ngày của người phi công. Một số tác phẩm chính của ông có thể kể đến là: Hoàng tử bé, Cõi người ta, Bay đêm, Phi công thời chiến,...

2. Tác phẩm Hoàng tử bé được bình chọn là kiệt tác văn học hay nhất thế kỷ XX của nước Pháp. Văn bản được dịch ra 250 thứ tiếng khác nhau, phát hành hơn 200 triệu bản in trên toàn thế giới và vẫn đều đặn được in 2 triệu bản mỗi năm. Tại Việt Nam, có 8 bản dịch về tác phẩm Hoàng tử bé.

Đoạn trích trong chương trình SGK thuộc chương I, chương II và chương cuối của tác phẩm.

Hoàng tử bé là tác phẩm nổi tiếng làm nên tên tuổi tác giả Ê-xu-pe-ri 
Hoàng tử bé là tác phẩm nổi tiếng làm nên tên tuổi tác giả Ê-xu-pe-ri 

Soạn bài Trong mắt trẻ: phần Đọc hiểu

Câu 1 (Trang 14, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2): Chú ý cách nhìn của người lớn về bức tranh số 1.

Gợi ý trả lời:

Góc nhìn của người lớn khác biệt hoàn toàn so với cách nhìn của trẻ nhỏ “Một cái mũ thì có gì đáng sợ”.

Câu 2 (Trang 15, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2): Nguyên nhân nào đã khiến nhân vật “tôi” trở thành phi công?

Gợi ý trả lời:

Nguyên nhân chủ yếu khiến nhân vật "tôi" quyết định trở thành phi công đó là anh cho rằng công việc này sẽ giúp anh chỉ cần nhìn loáng một cái đã nhận ra ngay đây là nước nào, đó là điều rất hữu ích.

Câu 3 (Trang 15, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2): Chú ý tình huống gặp gỡ giữa tôi và hoàng tử bé.

Gợi ý trả lời:

Tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và Hoàng tử bé xảy ra khi tàu bay gặp tai nạn trên sa mạc Sa-ha-ra. Khi thiếp đi, “tôi” thấy được trò chuyện cùng Hoàng tử bé.

Khi gặp sự cố tại sa mạc, nhân vật “tôi” đã được gặp Hoàng tử bé
Khi gặp sự cố tại sa mạc, nhân vật “tôi” đã được gặp Hoàng tử bé

Câu 4 (Trang 16, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2): Vì sao có thể cho rằng nhận xét của Hoàng tử bé về những bức vẽ của “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị?

Gợi ý trả lời:

Nhận xét của Hoàng từ bé về bức vẽ của "tôi" đầy thú vị vì cậu chính là người đầu tiên nhận ra được nội dung và ý nghĩa thật sự của bức tranh mà không cần giải thích. Trước đây, khi "tôi" đưa bức tranh cho người khác xem, không một ai có thể nhận ra những gì anh vẽ.

Câu 5 (Trang 17, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2): Thời điểm tác giả kể lại chuyện ở chương này.

Gợi ý trả lời:

Thời điểm kể lại câu chuyện "đã 6 năm sau".

Soạn bài Trong mắt trẻ: phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 18, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2): Đoạn trích trên kể về sự kiện gì? Nội dung các chương I, II và XXVII liên quan với nhau như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Đoạn trích kể về sự kiện "tôi" được gặp Hoàng tử bé. Chương I, II và XXVII đều nhắc đến việc nhân vật gặp sự cố ở sa mạc.

Câu 2 (Trang 18, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2): Xác định và nêu ý nghĩa của hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé.

Gợi ý trả lời:

Trong lúc cô đơn trên sa mạc, nhân vật “tôi” đã gặp hoàng Hoàng tử bé. Sự xuất hiện bất ngờ của anh khiến “tôi” ngạc nhiên, đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác bởi anh là người đầu tiên hiểu các bức tranh mà nhân vật “tôi” đã vẽ. Tại hoàn cảnh éo le này, “tôi” đã tìm được người bạn thấu hiểu mình.

Câu 3 (Trang 18, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2): Theo em, điều gì đã dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của Hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ? Điều này có tác động đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu hay không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài Trong mắt trẻ, em nhận ra nguyên nhân Hoàng từ bé nhận ra bức tranh con trăn của nhân vật “tôi”. Đó là khi cậu bé nhìn chúng qua lăng kính trẻ thơ với sức tưởng tượng phong phú, nhìn ra những thứ mà người lớn không thể thấy.

Góc nhìn trẻ thơ khác biệt hoàn toàn so với người lớn
Góc nhìn trẻ thơ khác biệt hoàn toàn so với người lớn

Câu 4 (Trang 18, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2): Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà. Theo em, nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?

Gợi ý trả lời:

Diễn biến tâm trạng của “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé đó là:

  • Cảm giác buồn đến lạ vì cuộc gặp gỡ quá ngắn ngủi
  • Khát khao được gặp Hoàng tử bé.

Nguyên nhân khiến “tôi” mong được gặp lại hoàng tử bé bởi anh là người bạn tri kỷ, thấu hiểu tâm trạng và cảm xúc của “tôi” và cũng là người duy nhất hiểu được ý nghĩa những bức tranh “tôi” vẽ.

Câu 5 (Trang 18, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2): Nhận xét về hình thức trình bày của văn bản Trong mắt trẻ. Em ấn tượng với bức tranh nào nhất? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Đoạn trích Trong mắt trẻ được kể theo ngôi thứ nhất, người đọc dễ dàng nắm bắt được tâm trạng của nhân vật một cách chân thật nhất. Em ấn tượng với bức tranh số 1 vì nó thể hiện được góc nhìn của cả người lớn và trẻ nhỏ.

Câu 6 (Trang 18, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2): Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên?

Gợi ý trả lời:

Sau quá trình soạn bài Trong mắt trẻ và những tìm hiểu liên quan đến tác phẩm em nhận ra, trẻ thơ luôn có sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, góc nhìn mới mẻ.

Câu 7 (Trang 18, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 2): Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Em đồng ý với nhận xét trên.

Đoạn trích Trong mắt trẻ của tác giả Ê-xu-pe-ri đã đem đến cho độc giả những sự thật thú vị về góc nhìn của mỗi người. Ai trong chúng ta cũng đã từng là một đứa trẻ với khối óc vô tư, hồn nhiên nhưng khi trưởng thành, cùng sự vật ấy, hiện tượng ấy lại được ta nhìn nhận dưới một góc độ mới. Điều này cũng tương tự như khi cảm nhận một tác phẩm văn học, chúng ta cần đọc kỹ càng, suy ngẫm cẩn thận và đặt văn bản trong cái nhìn đa diện để hiểu được ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm.

Học sinh có thể tham khảo cách trả lời câu hỏi số 7 khi soạn bài Trong mắt trẻ
Học sinh có thể tham khảo cách trả lời câu hỏi số 7 khi soạn bài Trong mắt trẻ

Bài tập liên hệ

Để vận dụng các kiến thức liên quan đến tác phẩm, sau khi soạn bài Trong mắt trẻ, học sinh nên tiến hành làm thêm bài tập liên hệ để củng cố kiến thức.

Đề bài: Qua quá trình soạn bài Trong mắt trẻ, em hãy lập dàn ý chi tiết phân tích góc nhìn của nhân vật Hoàng tử bé.

Hướng dẫn làm bài:

Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả Ê-xu-pe-ri, tác phẩm Hoàng tử bé và nội dung đoạn trích Trong mắt trẻ.

Thân bài: Học sinh triển khai 3 luận điểm chính sau:

Luận điểm 1: Cách nhìn đơn giản của nhân vật hoàng tử bé

  • Chỉ thấy những điều đơn giản, dễ hiểu.
  • Không quan tâm đến những việc phức tạp, rắc rối.
  • Nhìn thế giới bằng con mắt của trẻ thơ, không bị chi phối của tác động con người và xã hội, có trí tưởng tượng phong phú, nhìn ra những điều mà người lớn không thể thấy.
  • Có khả năng nhận ra bản chất thật sự của các hiện tượng trong cuộc sống.

,Luận điểm 2: Sự khác nhau trong góc nhìn của hoàng tử bé và người lớn

Cách nhìn của hoàng tử bé hồn nhiên, trong sáng trong khi người lớn nhìn thế giới theo một cách thực dụng và khô khan.

Luận điểm 3: Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích

  • Ngôn ngữ giàu hình ảnh, dễ hiểu, phù hợp với trẻ thơ.
  • Giọng điệu nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
  • Sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thật và gần gũi kết hợp biện pháp nhân hóa độc đáo.

Kết bài: Khẳng định Trong mắt trẻ là tác phẩm thành công của Ê-xu-pe-ri và rút ra bài học nhận thức cho bản thân.

Thông qua quá trình soạn bài Trong mắt trẻ, học sinh sẽ nắm vững toàn bộ những kiến thức trọng tâm liên quan đến cả tác giả lẫn tác phẩm. Bằng cách kết hợp việc học này với việc luyện tập các đề bài liên hệ, học sinh không chỉ củng cố thêm kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng phân tích và tư duy logic.