Hướng dẫn cách soạn bài Đổi tên cho xã ngắn gọn, súc tích

Aretha Thu An
Việc soạn bài Đổi tên cho xã không chỉ giúp học sinh nắm được thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ mà còn giúp học sinh biết giá trị nội dung của văn bản, đó chính là hiện thực xã hội nhức nhối lúc bấy giờ khi con người đề cao tính sĩ diện. Thực trạng này không chỉ xảy ra ở cá nhân mà còn tồn tại ở tập thể, tổ chức.

Đôi nét về tác giả Lưu Quang Vũ và tác phẩm Đổi tên cho xã

Bước đầu tiên mà học sinh cần lưu ý khi soạn bài Đổi tên cho xã là tìm hiểu về tác giả Lưu Quang Vũ và tác phẩm của ông.

Tác giả

Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, quê gốc ở Phú Thọ. Tác giả chính là con trai của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Thuận.

Từ năm 1954, gia đình ông rời Phú Thọ và chuyển về sinh sống tại Hà Nội. Trong khoảng thời gian từ năm 1965-1970, ông nhập ngũ tại Quân chủng phòng không – không quân.

Sau khi xuất ngũ, Lưu Quang Vũ đã là làm nhiều nghề để mưu sinh, từ công việc chân tay ở xưởng cao su, nhận làm tại nhà xuất bản Giải phóng cho đến vẽ pa-nô, áp phích quảng cáo, tuyên truyền,.. Năm 1978-1988, ông trở thành BTV của Tạp chí sân khấu.

Giữa lúc tài năng đang ở đỉnh cao, năm 1988, Lưu Quang Vũ đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông trên quốc lộ thuộc địa phận Hải Dương. Vụ tai nạn ấy đã cướp đi mạng sống của nhà thơ cùng vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.

Nhắc đến Lưu Quang Vũ, độc giả sẽ nghĩ ngay đến những tác phẩm nổi tiếng như Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Hương cây; Nàng Xita; Tôi và chúng ta; Ngọc Hân công chúa; Sống mãi tuổi 17,...

Để ghi nhận công lao và cống hiến của Lưu Quang Vũ, năm 2000, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu.

Sơ lược về tác giả Lưu Quang Vũ
Sơ lược về tác giả Lưu Quang Vũ

Tác phẩm

Trong quá trình soạn bài Đổi tên cho xã, tại phần tác phẩm, học sinh cần chú ý làm rõ các thông tin sau:

Thể loại: Hài kịch.

Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ vở kịch có nhan đề Bệnh sĩ (NXB Sân khấu Hà Nội, 1994).

Phương thức biểu đạt: Trọng tâm là sử dụng phương thức biểu đạt tự sự.

Bố cục: Nếu giáo viên yêu cầu soạn bài Đổi tên cho xã, học sinh không nên bỏ qua bước chia bố cục văn bản. Đây là thao tác quan trọng giúp người học nắm được nội dung tác phẩm một cách mạch lạc nhất. Người học có thể chia văn bản thành 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu => tiếng trống ngừng: Bối cảnh tổ chức cuộc họp.
  • Đoạn 2: Tiếp theo => Ông Thìn): Phong chức danh cho từng thành viên trong xã.
  • Đoạn 3: Tiếng cười phê phán và đả kích của truyện.

Giá trị nội dung và nghệ thuật: Học sinh không nên bỏ qua thông tin về giá trị nội dung và nghệ thuật khi soạn văn 8 Đổi tên cho xã bởi 2 ý này thường xuyên được giáo viên Ngữ văn đặt câu hỏi.

  • Giá trị nội dung: Dưới ngòi bút sắc sảo của Lưu Quang Vũ, tác giả đã phác họa một bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam thời bấy giờ, với những hiện thực đầy nhức nhối về tư tưởng và tính cách sĩ diện. Từ cá nhân đến các cơ quan, tổ chức, tập thể, rất nhiều người đều bị chi phối bởi thói sĩ diện.
  • Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm sử dụng câu từ đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với người đọc, kết hợp yếu tố châm biếm, hài hước.
Thông tin khái quát về văn bản Đổi tên cho xã
Thông tin khái quát về văn bản Đổi tên cho xã

Soạn bài Đổi tên cho xã sách Cánh diều

Học sinh có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết cách soạn bài Đổi tên cho xã dưới đây để hiểu rõ hơn về nội dung văn bản, đồng thời nâng cao khả năng phân tích tác phẩm và cảm thụ văn học.

Soạn bài Đổi tên cho xã: phần Chuẩn bị

Yêu cầu trang 85, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1: Xem lại khái niệm hài kịch ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

Khi đọc hiểu văn bản hài kịch, các em cần chú ý:

1. Tóm tắt nội dung văn bản (Văn bản kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?…)

2. Đặc điểm của hài kịch được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…)?

3. Liên hệ, kết nối với cuộc sống và bản thân để hiểu sâu hơn về nội dung văn bản và hiểu thêm chính mình.

Gợi ý trả lời:

1. Văn bản hài kịch của tác giả Lưu Quang Vũ kể về câu chuyện đổi tên xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm. Bối cảnh là cuộc họp của các thành viên trong xã khi dân làng đối mặt với khó khăn về kinh tế, tiền bạc không có nhưng ruộng vườn bỏ không, chăn nuôi kém hiệu quả. Trong tác phẩm của mình, Lưu Quang Vũ đã dựng lên một cốt truyện độc đáo, đó là quá trình đổi tên cho làng xảy ra nhiều xung đột, cuối cùng tạo nên tiếng cười hài hước nhưng mang đậm sự trào phúng.

2. Đặc điểm của thể loại hài kịch được thể hiện trong các phương diện sau:

Mâu thuẫn, xung đột giữa ảo tưởng và thực tế: Ông Nha chủ tịch xã quyết định đổi tên xã, phân chia lại cơ cấu hoạt động, phong nhiều chức danh mới để khoe khoang. Tuy nhiên, thực tế lại xa vời với những ảo tưởng của ông, những hành động của ông càng làm cho nhân dân trong xã rơi vào nghèo đói.

Hệ thống nhân vật đa dạng: Ông Đốp, ông Nha, ông Ruộng, ông Thình, Văn Sửu, cô Xoan…

Lời thoại: Trong văn bản, lời thoại của các nhân vật bộc lộ rõ nét tính cánh của từng người.

Thủ pháp trào phúng sâu sắc: Ông chủ tịch xã ảo tưởng sau khi đổi tên cho xã sẽ khiến Hùng Tâm giàu mạnh. Lời phát biểu của ông mang nhiều sự phóng đại nhưng kết quả cuối cùng lại khiến đời sống nhân dân thêm cùng cực, nghèo đói, bộ máy tổ chức lộn xộn.

3. Chúng ta nên có sự đồng nhất giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong.

Yêu cầu trang 85, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1: Đọc trước văn bản Đổi tên cho xã và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ

Gợi ý trả lời:

Trong câu hỏi này, học sinh có thể tham khảo thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ khi soạn văn Đổi tên cho xã.

Yêu cầu trang 85, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1: Đọc nội dung giới thiệu vở kịch Bệnh sĩ sau đây để hiểu bối cảnh của đoạn trích:

Vở kịch Bệnh sĩ nói về một làng quê nghèo mang tên Cà Hạ. Người dân ở đây hiền lành, chân chất nhưng ông Toàn Nha, chủ tịch xã lại háo danh, thích “sĩ diện”. Lẽ ra, phải đổi mới cách làm ăn để cuộc sống no đủ thì ông Nha chỉ quan tâm đến việc đặt ra những cái tên sang trọng. Dưới sự chỉ đạo của ông, xã Cà Hạ và tất cả các tổ đội, ngành nghề lâu nay đều được đổi tên. Mọi người đều ảo tưởng với những cái tên rất đẹp nhưng không hề mang lại cho họ ấm no khi ruộng vườn bỏ không, chăn nuôi đình đốn,…Sau gần một năm phát động ồn ào, cái làm được của xã Hùng Tâm (tên mới của xã Cà Hạ) chỉ là một khu văn phòng với kiến trúc lộn xộn. Người dân Hùng Tâm đói nhưng không được phép nói là mình đói, vì sĩ diện, vì sợ bị quy kết tội làm “mất uy tín địa phương”. Nhiều điều dối trá được gọi là “sáng tạo, bứt phá”. Nhưng rồi, sau hàng loạt trớ trêu, bi hài, mọi người cũng nhận ra: “Tại sao không yêu quý những điều thật thà, mà lại ưa những thứ giả dối?”. Đoạn trích Đổi tên cho xã là cảnh mở đầu, tái hiện lễ đổi tên cho xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm.

Gợi ý trả lời:

Nội dung của văn bản là quyết định đổi tên xã Cà Hạ thành xã Hùng Tâm của ông chủ tịch. Mục đích của tác phẩm là phê phán thói háo danh, thích khoe khoang, “bệnh” thành tích,… của người dân trong xã. Tất cả họ đều mong muốn có một cái tên sang trọng và hiện đại.

Khi soạn bài Đổi tên cho xã, học sinh cần trả lời được đầy đủ các ý trong phần Yêu cầu trong trang 85
Khi soạn bài Đổi tên cho xã, học sinh cần trả lời được đầy đủ các ý trong phần Yêu cầu trong trang 85

Soạn bài Đổi tên cho xã: phần Đọc hiểu

Câu 1 (Trang 86, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Đoạn chữ in nghiêng mở đầu này có nhiệm vụ gì?

Gợi ý trả lời:

Tác dụng của đoạn chữ in nghiêng trong phần mở đầu là giới thiệu bối cảnh tổ chức buổi họp đổi tên cho xã.

Câu 2 (Trang 86, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Chú ý địa danh và tên các nhân vật.

Gợi ý trả lời:

Địa điểm tổ chức cuộc họp là căn phòng rộng lớn tại trụ sở Ủy ban xã.

Các nhân vật tham dự buổi họp có ông Nha, anh Sửu, ông Thình, vợ chồng bà Độp, anh Tý, ông Ruộng, bà Thủ.

Câu 3 (Trang 86, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Mục đích của cuộc họp là gì?

Gợi ý trả lời:

Mục đích của buổi họp là thông bảo đổi tên cho xã từ Cà Hạ thành Hùng Tâm.

Câu 4 (Trang 86, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Tên mới của xã khác gì tên cũ?

Gợi ý trả lời:

Theo người dân trong làng, tên mới nghe hay hơn, hiện đại hơn so với tên cũ.

Câu 5 (Trang 87, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Vì sao một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn?

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài Đổi tên cho xã, em thấy có một số dòng được in nghiêng và để trong ngoặc đơn, theo em nghĩ, cách trình bày này để giải thích cho các động tác của diễn viên khi diễn kịch.

Câu 6 (Trang 87, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Tên các chức vụ được thay đổi ra sao?

Gợi ý trả lời:

Sau khi đổi tên xã, các chức vụ trước kia cũng thay đổi theo. Cụ thể:

  • Đồng chí Thình thôi chức Đội trưởng đội Sáu để lên chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ và Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã.
  • Đồng chí Tự thôi chức Tổ trưởng Tổ nề mộc để nhận chức vụ mới là Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản.
  • Đồng chí Thủ thôi chức Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã để đảm nhận chức Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm.
  • Đồng chí Ruộng thôi chức Đội trưởng đội Hai để đảm nhận vai trò Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp.
  • Bà Độp thôi chức Trưởng trại lợn để nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc.
Sự thay đổi về tên gọi và chức danh sau khi thay đổi tên xã
Sự thay đổi về tên gọi và chức danh sau khi thay đổi tên xã

Câu 7: (Trang 87, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết nào?

Gợi ý trả lời:

Trong vở kịch của Lưu Quang Vũ, ngôn ngữ hài hước được thể hiện rõ ràng ở chi tiết: Người hoạn lợn mở trụ sở Hoạn lợn và lấy tên “Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm”.

Câu 8 (Trang 87, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Chú ý cách ví von, so sánh của ông Nha.

Gợi ý trả lời:

Cách so sánh của ông Nha là Nguyễn Trãi phò Lê Lợi, Cà Hạ thành Hùng Tâm.

Câu 9 (Trang 87, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn này có gì gây cười?

Gợi ý trả lời:

Trong đoạn này, ông Nha sử dụng nhiều từ ngữ gây cười và từ ngữ không có nghĩa.

Câu 10 (Trang 86, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Dự đoán kết quả đổi mới của ông Nha.

Gợi ý trả lời:

Thông qua quá trình soạn bài Đổi tên cho xã và những tìm hiểu chi tiết về văn bản, em dự đoán kế hoạch của ông Nha sẽ gặp thất bại.

Ông Chủ tịch xã là đại diện tiêu biểu cho kiểu người ưa sĩ diện
Ông Chủ tịch xã là đại diện tiêu biểu cho kiểu người ưa sĩ diện

Soạn bài Đổi tên cho xã: phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 90, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ?

Gợi ý trả lời:

Nội dung chính trong vở hài kịch Đổi tên cho xã đã thể hiện rõ ràng ngay trong nhan đề tác phẩm.

Văn bản này là phần mở đầu trong vở kịch Bệnh sĩ khi những kẻ cậy chức quyền, ham thành tích, nhắm mắt để thực hiện những kế hoạch viển vông, xa vời thực tế.

Câu 2 (Trang 90, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.

Gợi ý trả lời:

Cách trình bày của một vở kịch khác hoàn toàn so với trình bày một tác phẩm truyện ngắn hoặc ký. Nếu kịch bản được thể hiện qua lời đối thoại trực tiếp của các nhân vật thì thể loại truyện ngắn và ký sẽ được diễn đạt bằng lời văn trực tiếp hoặc gián tiếp.

Câu 3 (Trang 90, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã.

Gợi ý trả lời:

Dựa vào quá trình soạn bài Đổi tên cho xã, em thấy văn bản có chứa nhiều đặc điểm của thể loại hài kịch. Cụ thể, tác phẩm có sự xuất hiện của xung đột, mâu thuẫn, có phân chia hệ thống nhân vật và phân chia lời thoại rõ ràng.

Câu 4 (Trang 90, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Nhân vật ông chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

Gợi ý trả lời:

Nhân vật ông Chủ tịch tiêu biểu cho kiểu người sĩ diện, háo danh, háo chức, sống giả dối.

Trong khi soạn bài Đổi tên cho xã, người học hiểu rõ tính cách của ông Chủ tịch, đó là người ưa sĩ diện, không biết lượng sức mình, dù chưa làm ra thành tựu nhưng ông lại phát biểu rất hùng hồn, đầy tự tin.

Mặc dù chưa có thành tựu gì đáng kể nhưng ông Chủ tịch lại rất tự tin, phát biểu hùng hồn với nhân dân về những thay đổi vượt bậc khi đổi tên xã
Mặc dù chưa có thành tựu gì đáng kể nhưng ông Chủ tịch lại rất tự tin, phát biểu hùng hồn với nhân dân về những thay đổi vượt bậc khi đổi tên xã

Câu 5 (Trang 90, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

Gợi ý trả lời:

Theo cá nhân em, văn bản đã phê phán thói ưa sĩ diện, bệnh “háo danh” của con người. Ngày nay, xã hội còn tồn tại nhiều người có tính cách sĩ diện, căn bệnh này đã gây ra hậu quả khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chung của cộng đồng.

Câu 6 (Trang 90, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy nêu một số ý nói về tác hại của “bệnh sĩ” trong cuộc sống.

Gợi ý trả lời:

Vì “bệnh sĩ” nhiều người đã sẵn sàng nói dối, làm việc sai trái, gây ảnh hưởng tới người xung quanh chỉ để khoe khoang bản thân tài giỏi hơn người.

Sĩ diện là “căn bệnh” cần thiết phải loại khỏi trong suy nghĩ và hành động của con người
Sĩ diện là “căn bệnh” cần thiết phải loại khỏi trong suy nghĩ và hành động của con người

Bài tập liên hệ

Sau khi đã nắm rõ cách soạn bài Đổi tên cho xã, học sinh nên tổng hợp lại kiến thức bằng việc tìm hiểu và làm bài tập thực tế liên quan đến tác phẩm.

Đề bài: Thông qua quá trình soạn bài Đổi tên cho xã kết hợp với bài giảng của giáo viên trên lớp, em hãy lập bảng liệt kê những phòng ban và chức vụ được đổi tên trong văn bản. Hãy nhận xét về các tên mới.

Hướng dẫn làm bài

Tên cũ

Tên sau khi đổi

HTX Cà Hạ

Liên đoàn Tổ HTX Công Nông Thương Tín Hùng Tâm

Đội trưởng đội Sáu

Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ và Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã

Tổ trưởng Tổ nề mộc

Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản

Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã

Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm

Đội trưởng đội Hai

Chủ nhiệm TT Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp

Trưởng trại lợn

Chủ nhiệm TT Chăn nuôi gia súc

Nơi làm việc của ông hoạn lợn

TT Triệt sản gia súc

Theo em, các tên mới đều được đặt theo các ban ngành cấp cao. Điều này chính là minh chứng rõ ràng thể hiện ham hư danh và học đòi của ông Chủ tịch Nha.

Soạn bài Đổi tên cho xã không chỉ giúp học sinh nắm bắt trọn vẹn giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm mà thông qua đó, độc giả còn nhận ra được hiện thực đang gây nhức nhối trong xã hội. Đồng thời, chúng ta cũng biết được những tác hại khôn lường mà thói sĩ diện, hám danh lợi gây ra.