Soạn bài trong lòng mẹ ngắn gọn, trọng tâm nhất

Aretha Thu An
Tham khảo soạn bài trong lòng mẹ ngắn gọn, xúc tích giúp học sinh nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm. Đoạn trích đã tái hiện chân thực tình yêu thương vô bờ bến của cậu bé Hồng dành cho mẹ, từ đó ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng không gì có thể phá vỡ, chia cắt được.

Tìm hiểu chung về đoạn trích trong lòng mẹ

Trước khi soạn bài trong lòng mẹ, ta cùng tìm hiểu về cuộc đời, phong cách sáng tác và thành tựu văn học của tác giả cùng với sự ra đời của tác phẩm; qua đó thấy được giá trị về nội dung và nghệ thuật mà nhà thơ để lại.

Tác giả

Tác giả Nguyên Hồng tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng ông sinh năm 1918 mất năm 1982, quê ở thành phố Nam Định. Trước cách mạng ông chủ yếu sống ở Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ông trải qua nhiều cay đắng và bất hạnh,Tuổi thơ ông là những thiếu thốn cả về tình cảm lẫn vật chất.

Nguyên Hồng được biết đến là nhà văn của những kiếp người cùng khổ, ngòi bút của ông luôn hướng về họ. Ông được nhận định là một cây bút của phụ nữ và trẻ em.

Thành tựu văn học của Nguyên Hồng:

  • Hồi ký: Một tuổi thơ văn (1973), Những ngày thơ ấu (đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940), Những nhân vật ấy đã sống với tôi (1978)...Tiểu thuyết: Sóng gầm (1961), Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976), Bỉ vỏ (1938), Cuộc sống (1942)...
  • Truyện: Vực thẳm (truyện vừa, 1944), Miếng bánh (truyện ngắn, 1945), Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943),...
Nguyên Hồng - nhà văn của những kiếp người cùng khổ
Nguyên Hồng - nhà văn của những kiếp người cùng khổ

Tác phẩm

“Những ngày thơ ấu” kể lại tuổi thơ vô cùng cay đắng và cơ cực của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương và được đăng báo lần đầu tiên năm 1938. Năm 1940 được in thành sách. Văn bản “ Trong lòng mẹ ” được rút từ chương IV của tác phẩm.

Qua soạn bài trong lòng mẹ, có thể thấy văn bản mang giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật như sau:

  • Giá trị nội dung: Khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà thơ những ngày thơ ấu. Đồng thời tác giả muốn khắc họa rõ nét tình yêu thương sâu nặng của người bất hạnh đối với con.
  • Giá trị nghệ thuật: Thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể hồi ký, lời văn nhẹ nhàng, chân thực, thấm đậm chất trữ tình.

Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích

Khi soạn bài trong lòng mẹ lớp 7, việc tóm tắt đoạn trích sẽ giúp học sinh hiểu sơ bộ nội dung của tác phẩm.

Trong tác phẩm, cậu bé Hồng có tuổi thơ vô cùng bất hạnh. Ngay từ nhỏ bố đã mất, mẹ đi làm ăn xa nên cậu ở cùng người cô độc ác. Một hôm, người cô gọi Hồng đến hỏi muốn vào Thanh Hóa với mẹ không, nhận rõ ý tứ cay nghiệt trong lời của cô, Hồng nén nỗi nhớ thương từ chối.

Dù vậy nhưng bà cô vẫn tiếp tục kể cho cậu nghe chuyện có người nhìn thấy mẹ Hồng ở Thanh Hóa và đã có em bé khiến cậu đau đớn, căm phẫn những hủ tục đã khiến mẹ phải rời đi. Đến ngày giỗ bố, mẹ trở về. Trong vòng tay mẹ, cậu cảm nhận hơi ấm và hạnh phúc vô cùng.

Hướng dẫn soạn bài trong lòng mẹ - Kết nối tri thức

Hướng dẫn trả lời chi tiết các câu hỏi soạn bài trong lòng mẹ giúp học sinh hiểu rõ hơn về tác phẩm và làm quen bài mới một cách dễ dàng nhất.

Trước khi đọc

Đề tài và ngôi kể của văn bản (Trang 84, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1): Trích đoạn Trong lòng mẹ được viết theo đề tài tình mẫu tử và theo ngôi kể thứ nhất.

Đọc văn bản

Những cảm xúc, suy nghĩ về mẹ của nhân vật Hồng khi xa cách và khi được gặp mẹ (Trang 84, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1).

a. Khi xa cách mẹ

- Khi soạn bài trong lòng mẹ, người đọc dễ dàng nhận thấy nỗi nhớ nhung và mong ngày sớm được gặp lại mẹ của nhân vật Hồng:

  • Khi người cô hỏi Hồng có muốn đi thăm mẹ không, thoạt đầu cậu đến xem hình ảnh của mẹ toan định trả lời “có”.
  • Nhưng trước lời lẽ cay nghiệt của bà cô, Hồng kiên quyết không để tình yêu thương dành cho mẹ “bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”

- Hồng yêu thương mẹ bao nhiêu, cậu càng cảm thấy căm ghét bà cô ấy bấy nhiêu.

- Cậu căm ghét những hủ tục đã khiến mẹ phải rời đi buộc hai mẹ con xa cách: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”; cậu muốn xoá bỏ những hủ tục đó “vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến” cho đến khi nát vụn mới thôi.

b. Khi được gặp mẹ

- Hoàn cảnh: Hồng gặp lại mẹ trong ngày giỗ đầu của cha, trên đường về nhà thấy bóng dáng quen thuộc, cậu đã chạy theo và gọi “ mợ ơi…”

Cuộc gặp gỡ của Hồng và mẹ:

  • Hồng khóc sụt sùi khi nhìn thấy mẹ.
  • Ngồi trên xe, cậu áp đùi mình vào đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay của bà, đón nhận và hưởng thụ hơi thở quen thuộc ấy
  • Cậu ước mong mình có thể bé lại để có thể áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, mơn man khuôn mặt mẹ từ trán xuống cằm.

Đây là sự ngạc nhiên xen lẫn cảm xúc vui mừng, bởi sau bao ngày xa cách cuối cùng Hồng cũng được gặp lại mẹ. Tình mẫu tử chính là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất không điều gì có thể chia cắt được.

Khi xa mẹ, Hồng luôn nhớ nhung và mong ngày sớm được gặp lại mẹ

Khi xa mẹ, Hồng luôn nhớ nhung và mong ngày sớm được gặp lại mẹ

Sau khi đọc

Nhân vật người cô qua suy nghĩ của Hồng? (Trang 84, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1)

Trong lời nói, tuy lời nói chứa chan sự ngọt ngào nhưng thực chất lại đầy sự mỉa mai, chế giễu:

+ “Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?” - Bà cô hỏi Hồng.

+ “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm mà?”

+ “Mày dại quá, cứ vào đi, tao cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé nữa.”

- Hành động đều thể hiện sự giả tạo, gian dối: Gọi tôi lại, cười và hỏi, rồi vỗ vai tôi cười cười nói rằng, kể chuyện cho tôi nghe…

Như vậy hình ảnh bà cô hiện lên qua suy nghĩ của Hồng là một người độc ác, nham hiểm, bà chính là đại diện cho xã hội phong kiến với những định kiến về người phụ nữ trong xã hội.

Kết nối với đọc

Bài học cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện là gì? (Trang 84, SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1)

Đoạn trích trong lòng mẹ trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng khắc họa chân thực những tủi nhục, cay đắng tuổi thơ không mấy sung túc và hạnh phúc của nhà văn. Đồng thời ta cũng có thể thấy tình mẫu tử thiêng liêng, sự yêu thương và tin tưởng của Hồng dành cho mẹ.

Hướng dẫn soạn bài trong lòng mẹ - Cánh Diều

Dưới đây là hướng dẫn cách soạn bài trong lòng mẹ chi tiết, đầy đủ giúp học sinh trả lời đúng trọng tâm nội dung các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Soạn bài trong lòng mẹ - Cánh Diều: Phần đọc hiểu

Câu 1 (Trang 52, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Phần (1) cho biết hoàn cảnh của nhân vật "tôi" như thế nào?

Khi soạn bài trong lòng mẹ, người đọc sẽ hiểu rõ hơn về hoàn cảnh nhân vật "tôi" trong phần 1: Cha mất sớm, mẹ đi tha hương cầu thực ở Thanh Hóa; do đó nhân vật phải sống cùng bà cô độc ác.

Câu 2 (Trang 52, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Phản ứng của nhân vật:" tôi" trước lời kể của người cô như thế nào?

Trước lời kể của người cô, nhân vật “tôi” có phản ứng: toan trả lời “có” vì cậu thật sự rất muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự cay nghiệt trong lời nói của bà cô nên đã đáp rằng “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thể nào mợ cháu cũng về”.

Câu 3 (Trang 53, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Phần 3 kể về việc gì? Đây có phải là nội dung chính của văn bản? Có liên quan gì đến nhan đề văn bản?

Dựa vào nội dung soạn bài trong lòng mẹ, người đọc xác định cụ thể sự việc được kể lại ở phần 3 văn bản: Sau buổi tan tầm trên trường bé Hồng đã gặp lại trong niềm hạnh phúc khôn xiết.

Như vậy, đoạn III chính là nội dung chính của văn bản. Đồng thời ở đoạn này cậu bé Hồng gặp lại mẹ. Khi được mẹ ôm ấp, vuốt ve trong lòng đầy yêu thương, trìu mến bởi lẽ vậy có liên quan mật thiết tới nhan đề văn bản “Trong lòng mẹ”.

Câu 4 (Trang 53, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Tìm các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ?

Những từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ: liền đuổi theo, bối rối gọi, vui mừng nhưng lại lo lắng, nếu người quay lại không phải là mẹ thì chẳng khác nào là trò hề cho tụi trẻ con coi, òa lên khóc nức nở, vui cùng khôn xiết.

Câu 5 (Trang 53, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của:" tôi" như thế nào?

  • Hình ảnh người mẹ hiện lên trong cái nhìn của nhân vật tôi là:
  • “Không còm cõi xơ xác như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi.”
  • “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn … hai gò má”
  • “Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng … phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”

Câu 6 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Tranh minh họa gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?

Bức tranh minh hoạ đã thể hiện tình mẫu tử vô cùng ấm áp, thiêng liêng không có gì sánh được. Đồng thời cũng là sự vui mừng, hạnh phúc ngập tràn của cậu bé Hồng khi được ở trong vòng tay mẹ.

Tranh minh họa tác phâm Trong lòng mẹ
Tranh minh họa tác phâm Trong lòng mẹ

Câu 7 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Tình mẫu tử thể hiện như thế nào qua cử chỉ, hành động và cảm xúc của “tôi”?

Qua những cử chỉ, hành động, cảm xúc của nhân vật “tôi”, tình mẫu tử được thể hiện như sau: “Tôi ngồi trên xe điện, đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ” cảm xúc vui sướng, niềm hạnh phúc khi được mẹ vuốt ve, vỗ về âu yếm “thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da.”

Câu 8 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Vì sao" câu nói ấy bị chìm ngay đi"?

Câu nói ấy là “Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ.” đã bị chìm ngay đi bởi chính tình yêu thương của người mẹ đã khiến cho mọi tủi nhục trước đây biến mất.

Soạn bài trong lòng mẹ - Cánh Diều: Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là gì? Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?

Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích trong lòng mẹ: Cuộc gặp gỡ cảm động của hai mẹ con Hồng sau chuỗi ngày xa cách. Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần cuối (phần 3) của văn bản.

Câu 2 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi” có gì khác nhau?

Qua lời kể của người mẹ và suy nghĩ của nhân vật “tôi” hình ảnh người mẹ hoàn toàn trái ngược nhau. Trong lời kể của người cô từ ngoại hình cho tới phẩm chất tính cách của mẹ Hồng luôn được người cô kể không tốt và theo hướng xấu còn với Hồng mẹ luôn là một người đáng kính trọng và tuyệt vời nhất dù cho gần cả năm trời cậu không nhận được bức thư nào từ mẹ. Có thể thấy dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì Hồng vẫn luôn yêu thương và tin tưởng tình thương mẹ dành cho mình.

Câu 3 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.

“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ … để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm,..., mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

“Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì”.

Qua những câu văn trên ta thấy Hồng là một cậu bé nhạy cảm, giản dị và giàu tình yêu thương. Sự ngạc nhiên hòa cùng niềm vui mừng, bởi cuối cùng sau bao nhiêu ngày xa cách Hồng cũng được gặp lại mẹ.

Câu 4 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Chỉ ra một số biểu hiện của đặc điểm thể loại hồi kí trong đoạn trích.

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc thể loại hồi kí vì đã ghi chép lại sự việc xảy ra trong thời thơ ấu của của tác giả, qua đó thể hiện tâm trạng mà tác giả đã thực tế trải qua. Hơn thế nữa đoạn trích còn được kể theo ngôi thứ nhất.

Câu 5 (Trang 54, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

Đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng đã để lại trong em nhiều vấn vương sau khi đọc, điều mà em cảm nhận được sâu sắc nhất đó là tình mẫu tử thiêng liêng hai mẹ con bé Hồng dành cho nhau. Tình cảm ấy có thể vượt qua mọi định kiến của xã hội, những rắp tâm tanh bẩn và dần trở nên sâu sắc và bền chặt hơn.

Đồng thời qua đoạn trích em cũng cảm nhận rõ vai trò của người mẹ trong thế giới của trẻ nhỏ quan trọng đến nhường nào. Ngôn từ vốn luôn giản dị, lời văn trong sáng cùng giọng điệu tình cảm, da diết. Đây quả thực là văn bản có giá trị để lại dấu ấn sâu sắc, một chút vấn vương trong lòng độc giả.

Đoạn trích Trong lòng mẹ để lại ấn tượng sâu sắc tình mẫu tử thiêng liêng hai mẹ con bé Hồng dành cho nhau.
Đoạn trích Trong lòng mẹ để lại ấn tượng sâu sắc tình mẫu tử thiêng liêng hai mẹ con bé Hồng dành cho nhau.

Bài tập liên hệ 

Sau khi đọc văn bản “Trong lòng mẹ” trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng, có ý kiến cho rằng: “Bé Hồng là một người con hết lòng yêu thương và kính trọng mẹ”. Bằng những hiểu biết của mình hãy phân tích rõ nhận định trên.

Hướng dẫn trả lời bài tập soạn văn bản trong lòng mẹ:

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu khái quát nhận định: “Bé Hồng là một người con hết lòng yêu thương và kính trọng mẹ”

Thân bài: Chứng minh nhận định

  • Trong nỗi cô đơn, tủi cực, đau đớn, bé Hồng vẫn dành tình yêu thương mãnh liệt cho mẹ.

Tình cảm ấy chân thành, tự nhiên không cần sự nuôi dưỡng bởi vật chất “non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư”; người mẹ không “nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Bé Hồng vẫn “không để những rắp tâm tanh bẩn nào xâm phạm đến”. Hồng một lòng yêu thương và kính mến mẹ vượt qua cả những thành kiến tàn ác, những gieo rắc xấu xa.

Tình yêu thương tha thiết ấy thắp lên trong cậu niềm tin mãnh liệt về mẹ: “Không! Cháu không muốn vào” vì cậu tin rằng “Cuối năm thể nào mợ cháu cũng về”.

  • Cậu bé Hồng căm hận những hủ tục đã đày đọa mẹ bởi lẽ cậu thương mẹ vô cùng:

“Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho dù nát vụn mới thôi.”

  • Khi được ở trong lòng mẹ, Hồng sung sướng đến cực điểm

Vừa nhìn thấy một người giống mẹ, cậu đã chạy theo gọi bối rối. Điều đó chứng tỏ hình ảnh mẹ luôn ở trong tâm trí, trong nỗi nhớ và cậu luôn khao khát được gặp lại mẹ.

Khi được ngồi lên xe, bên cạnh mẹ, cậu đã òa lên khóc mà nức nở, những giọt nước mắt của dỗi hờn nhưng lại xúc động vô cùng, tức tưởi nhưng mà lại yêu thương, tủi thân trong hạnh phúc.

Ở trong lòng mẹ, trong tình yêu thương tha thiết ngọt ngào, cậu thấy mẹ vẫn đẹp như thuở còn sung túc. Mọi giác quan của cậu như căng mở để tận hưởng niềm hạnh phúc, cảm nhận thấm đậm tận cùng những cảm giác của tình mẫu tử vừa gần gũi vừa lạ lùng, vừa giản dị vừa thiêng liêng, ấm áp.

Cậu sung sướng đến nghẹn ngào, đắm mình trong hạnh phúc: không mảy may nghĩ ngợi gì, không nhớ mẹ cậu đã hỏi gì, cả những lời cay độc của bà cô cũng bị chìm đi trong dòng cảm xúc, mơn man ấy.

Kết bài

Tổng kết lại vấn đề, khẳng định “Bé Hồng là một người con hết lòng yêu thương và kính trọng mẹ” là nhận định đúng đắn.

Bé Hồng là một người con hết lòng yêu thương và kính trọng mẹ
Bé Hồng là một người con hết lòng yêu thương và kính trọng mẹ

Soạn bài trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng giúp người đọc thấy được tuổi thơ cơ cực, thiếu thốn tình cảm của tác giả. Đồng thời cảm nhận được sự hạnh phúc vô bờ của nhân vật Hồng khi được ở trong vòng tay mẹ sau bao ngày xa cách. Những thông tin soạn bài trong lòng mẹ lớp 7 sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về đoạn trích và phong cách nghệ thuật của tác Nguyên Hồng.