Khái quát về tác giả, tác phẩm
Trước khi tiến hành soạn bài Cảnh khuya, hãy cùng tìm hiểu về tác giả cũng như đôi nét về tác phẩm. Đây là công việc quan trọng giúp bạn nắm được tổng quan nội dung văn bản.
Tác giả
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), sinh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng và cả dân tộc Việt Nam. Người đã lãnh đạo quân dân ta đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà.
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc, đồng thời Người cũng là Danh nhân văn hóa thế giới. Ngòi bút của Hồ Chí Minh rất đa dạng với nhiều thể loại cùng khối lượng tác phẩm khổng lồ:
- Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu,...
- Văn chính luận: Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, bản án chế độ thực dân Pháp,...
- Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh,...
Tác phẩm Cảnh khuya
Thể loại: Bài thơ Cảnh khuya thuộc thể loại Thất ngôn tứ tuyệt, .
Hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính: Bài thơ được sáng tác năm 1947 khi Bác khi đang công tác tại chiến khu Việt Bắc. Lúc bấy giờ, quân Pháp mở cuộc tấn công ồ ạt lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng nòng cốt của cuộc kháng chiến, Bác đã tức cảnh sinh tình và sáng tác nên bài thơ này. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm cũng như tình yêu nước sâu sắc của Bác.
Khi soạn bài Cảnh khuya ngắn gọn, học sinh có thể chia bố cục bài thơ thành hai phần:
- Phần 1: Hai câu đầu: Cảnh trăng rằm tháng giêng đẹp mơ màng nơi núi rừng Việt Bắc.
- Phần 2: Hai câu cuối: Hình ảnh người thi sĩ hiện lên đậm chất trữ tình.
Giá trị nội dung: Trong quá trình soạn bài Cảnh khuya, chúng ta có thể nhận ra phương thức biểu đạt chính của văn bản là miêu tả kết hợp biểu cảm. Bài thơ đã miêu tả cảnh trăng sáng một cách chân thực, sắc nét.
Giá trị nghệ thuật: Về giá trị nghệ thuật, bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này đã vận dụng nhuần nhuyễn biện pháp điệp từ cùng ngòi bút thơ đậm sắc cổ điển nhưng vẫn rất tự nhiên, bình dị.
Hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya lớp 8 chi tiết - Cánh Diều
Sau đây là gợi ý trả lời cho những câu hỏi trong sách giáo khoa giúp người học tiến hành soạn bài Cảnh khuya dễ dàng.
Phần chuẩn bị:
Câu 1: (trang 47, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Đọc qua bài thơ Cảnh khuya đồng thời tìm hiểu những thông tin về chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ cho việc đọc hiểu bài thơ này.
Hồ Chí Minh (1890 - 1969) sinh ra trong gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước với cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc và mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Quê quán Hồ Chí Minh tại làng Sen, huyện Kim Liên, xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam đồng thời là anh hùng dân tộc, nhà thơ lớn và danh nhân văn hóa thế giới.
Phần câu hỏi đọc hiểu:
Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Hãy xác định thể loại, các câu mang vần và đồng thời nêu chủ đề của bài Cảnh khuya.
Gợi ý trả lời:
Trong quá trình soạn bài Cảnh khuya lớp 8, em nhận thấy bài thơ Cảnh khuya thuộc thể loại Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Chủ đề tác phẩm muốn miêu tả cảnh trăng sáng vô cùng hữu tình tại chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc chiến chống Pháp. Thông qua đó, bài thơ nói lên tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào thông qua hai câu thơ đầu? Cảnh khuya ấy đồng thời thể hiện điều gì trong tâm hồn nhà thơ?
Gợi ý trả lời:
Trong quá trình soạn bài Cảnh khuya, qua hai câu thơ đầu, em thấy được núi rừng Việt Bắc hiện lên rất trữ tình. Nơi đây có suối, có hoa, có trăng, đích thực là chốn non xanh nước biếc hữu tình.
Cảnh vật nơi đây qua ngòi bút miêu tả của Bác hiện lên sống động, lung linh, hòa quyện lẫn nhau với hình khối đa dạng cùng hai mảng màu sáng, tối. Đây là vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa trang nghiêm và thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả.
Câu 3 (trang 47, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Em hiểu gì về con người tác giả thông qua hai câu thơ cuối bài?
Gợi ý trả lời:
Hai câu thơ cuối của bài là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp thổn thức của thiên nhiên. Trạng thái “người chưa ngủ” ở đây thể hiểu là chính vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Bên cạnh đó, điệp từ “chưa ngủ” được đặt lặp lại ở cuối câu thứ ba, đầu câu thứ tư đã mở ra hai trường phái tâm trạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người chưa ngủ vì thao thức đêm trăng và chưa ngủ vì lo nghĩ cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của nước nhà.
Tóm lại, hai câu cuối của bài đã bộc lộ được nét đẹp, chiều sâu trong tâm hồn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là tình yêu thiên nhiên hòa quyện cùng lòng yêu nước.
Câu 4 (trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? Biện pháp này có tác dụng miêu tả và biểu cảm ra sao?
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Cảnh khuya, em nhận thấy tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Ở đây, âm thanh của tiếng suối đã được so sánh với tiếng hát với sự tương đồng về đặc điểm: Thánh thót, văng vẳng mơ hồ vọng từ xa lại. Cách so sánh này giúp âm thanh của tiếng suối nghe có âm điệu và tình cảm. Từ đó, cảnh sắc thiên nhiên trở nên thi vị hơn.
Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ văn 8, tập 2): Viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 - 8 dòng nêu cảm nghĩ của em về lý do chủ tịch Hồ Chí Minh không ngủ được trong bài thơ Cảnh khuya.
Gợi ý trả lời:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Hai câu thơ cuối này đã lý giải nguyên nhân vì sao Bác Hồ chưa ngủ đồng thời khắc họa rõ nét về phẩm chất của người chiến sĩ, thi sĩ. Bác không ngủ được vì mãi bận trăn trở lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của người dân.
Nỗi nhớ nhà, lo lắng cho đất nước luôn đặt Bác trong tình trạng thổn thức. Bác luôn suy nghĩ làm sao để giành độc lập tự do cho dân tộc, để nhân dân có cuộc sống ấm no, yên ổn, hạnh phúc. Có thể nói, trong Bác Hồ vừa tồn tại tâm hồn nghệ sĩ thanh cao, vừa có cốt cách của người chiến sĩ cộng sản giàu lòng yêu nước.
Bài tập liên hệ trong quá trình soạn bài Cảnh khuya
Câu 1: Qua quá trình soạn bài Cảnh khuya, em rút ra được bài học gì?
Gợi ý trả lời:
Hình tượng vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp em rút ra nhiều bài học đáng quý. Điều đầu tiên em học được từ Người đó là tình yêu thiên nhiên sâu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào, Bác Hồ vẫn luôn giữ được tình yêu đó một cách tha thiết, say đắm. Tâm hồn Người hòa vào thiên nhiên để cảm nhận cảnh đẹp bằng tất cả giác quan và trái tim của mình.
Bên cạnh đó, em còn học được từ Bác tình yêu nước, phong thái ung dung cao đẹp của Người. Hồ chủ tịch đã dành cả cuộc đời của mình để vì nước, vì dân, lo cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Phong thái ung dung của người nói lên tình thần lạc quan, sẵn sàng đương đầu với thử thách, vượt lên khó khăn để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trước mắt cũng như lo cho đại sự tương lai. Thông qua đó, em tự nhận thấy bản thân cần cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
Câu 2: Lập sơ đồ tư duy hỗ trợ phân tích tác phẩm Cảnh khuya.
Gợi ý trả lời:
Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy người học có thể tham khảo để hỗ trợ quá trình soạn bài Cảnh khuya cũng như phân tích tác phẩm dễ dàng hơn.
Câu 3: Lập dàn ý phân tích tác phẩm Cảnh khuya
Gợi ý trả lời:
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh cùng bài thơ Cảnh khuya.
- Cảm nhận chung về nội dung của bài thơ.
Thân bài:
Nêu cảm nghĩ về bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng thông qua ngòi bút miêu tả khung cảnh núi rừng Việt Bắc.
- Vẻ đẹp của cảnh khuya được gợi lên từ những câu văn đầy tính tượng thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” gợi lên một không gian tĩnh lặng, ấm áp, gần gũi.
- Bức tranh trăng đêm hiện lên đậm nét tạo hình thông qua cách mô tả: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Chúng ta có thể hiểu câu thơ này theo hai cách:
- Ánh trăng chiếu xuống mặt đất, xuyên qua những tán cây, hắt ánh sáng lên cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên lúc này ngập tràn ánh trăng vàng sáng rực.
- Ánh trăng soi xuống mặt đất, xuyên qua những tán cây cổ thụ. Khi phản chiếu xuống đất tạo nên những hình thù tựa như những bông hoa.
=> Câu thơ đậm chất tạo hình, gợi nên vẻ đẹp hòa quyện nhau của vạn vật trong thiên nhiên.
Nêu cảm nghĩ về tâm hồn thi sĩ hòa cùng chất chiến sĩ của nhân vật trong bài thơ.
- Từ trạng thái “cảnh khuya như vẽ” đã khắc họa rõ nét cốt cách người nghệ sĩ, thể hiện sự rung động sâu sắc trước vẻ đẹp tĩnh lặng của một đêm trăng thanh bình nơi núi rừng Việt Bắc.
- Hình ảnh “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” gợi lên phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ. Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ “chưa ngủ” hai lần ý muốn nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên nhiên hòa quyện cùng sự trăn trở cho sự nghiệp nước nhà.
Kết bài:
- Đánh giá ngắn gọn về nội dung, giá trị của bài thơ Cảnh khuya.
- Nêu cảm nhận về tài năng sáng tác của tác giả Hồ Chí Minh.
Soạn bài Cảnh khuya không chỉ giúp người học cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên nên thơ nơi núi rừng Tây Bắc mà còn khơi dậy tình yêu quê hương của mỗi người. Từng câu thơ mộc mạc, đậm chất tạo hình đã đọng lại trong chúng ta nhiều cảm xúc cũng như thể hiện tài năng thi sĩ của chủ tịch Hồ Chí Minh.