Tìm hiểu chung về tác phẩm Nắng đã hanh rồi
Để học tốt môn ngữ văn lớp 10 bạn cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm khi soạn bài Nắng đã hanh rồi
Tác giả
Vũ Quần Phương tên thật là Vũ Ngọc Chúc, sinh năm 1940 tại quê mẹ Hà Nội. Khi ông 6 tuổi thì bố ông mất, mẹ ông cũng mất sớm. Năm 16 tuổi ông rời quê Hải Hậu, Nam Định đi học ở Hà Nội. Ông là nhà thơ, nhà báo và là nhà phê bình văn học với phong cách sáng tác giản dị, gần gũi với cuộc sống.
Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Đợi, Hoa trong cây, Cỏ mùa xuân, ...
Tác phẩm
Bài thơ Nắng đã hanh rồi được in trong tác phẩm Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian của nhà xuất bản Hội Nhà Văn Hà Nội năm 2014 (trang 33).
Giá trị nội dung: Bài thơ Nắng đã hanh rồi tái hiện khung cảnh thiên nhiên trong một buổi chiều đông ấm áp, tràn đầy sức sống. Qua đó còn bộc lộ cảm xúc vui tươi, yêu đời, yêu thiên nhiên của tác giả trước khung cảnh đẹp.
Giá trị nghệ thuật: Bài thơ thuộc thể thơ bảy chữ, sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc cùng giọng thơ diễn biết theo tâm trạng của tác giả, lúc thì vui tươi, lúc thì tâm tình thủ thỉ đi vào lòng người.
Bố cục: Khi soạn bài Nắng đã hanh rồi bạn học có thể chia bố cục bài thơ thành 2 phần:
- Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Khung cảnh một buổi chiều nắng ở vùng quê.
- Phần 2: Hai khổ sau: Lời thì thầm, tâm sự của “anh” đối với “em” và tâm trạng bồi hồi khi sắp sang xuân.
Soạn bài Nắng đã hanh rồi Chân trời sáng tạo
Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Nắng đã hanh rồi ngắn gọn, đúng trọng tâm mà bạn học có thể tham khảo.
Câu 1 (Trang 72 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 1): Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả ở thời điểm nào? Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện điều đó.
Gợi ý trả lời:
Thiên nhiên trong bài thơ được tác giả miêu tả vào thời điểm một buổi chiều mùa đông có nắng hanh.
Thời điểm đó được miêu tả qua tiếng sếu vọng sông ngày báo hiệu mùa đông đến. Hình ảnh “Nắng đã vàng hanh như phấn bay” là đặc trưng thời tiết mùa đông vừa nắng, vừa lạnh. Cuối cùng là chi tiết “Xuân sang rồi” để chỉ mùa xuân sắp tới, thời điểm hiện tại chính là mùa đông.
Câu 2 (Trang 72 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 1): Bài thơ là lời của ai nói với ai? Điều đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình?
Gợi ý trả lời:
Bài thơ Nắng đã hanh rồi như lời bày tỏ của nhân vật ''anh'' đến nhân vật ''em'' qua cảm nhận thiên nhiên xung quanh. Những câu thơ như lời mời ''em'' đến với tận hưởng không khí và thiên nhiên ngày nắng. Những lời nói đó giúp tình cảm, cảm xúc của tác giả trở nên độc đáo, màu sắc hơn.
Câu 3 (Trang 72 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 1): Nhận xét về cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ.
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Nắng đã hanh rồi, qua các khổ thơ có thể thấy tác giả đã gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên nhịp thơ cố định. Ví dụ như khổ thơ thứ nhất vần được gieo là vần “ay”. Qua khổ thơ 2 vần được gieo là vần “anh” đó là các từ “tranh, lành, cành”. Mỗi vần được gieo ở các câu 1, 2, 4 của khổ thơ. Tác dụng chính của cách gieo vần này là giúp người đọc có thể dễ dàng bắt nhịp điệu và tiết tấu của bài.
Câu 4 (Trang 72 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 1): Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và cảm hứng ấy.
Gợi ý trả lời:
Chủ đề của bài thơ Nắng đã hanh rồi là khung cảnh thiên nhiên ngày mùa đông có nắng hanh.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là những cảm xúc vui tươi trong không gian thiên nhiên đẹp đẽ.
Những hình ảnh như ''Nắng đã vàng hanh'',''Tiếng sếu vọng sông ngày'' đều gợi lên một ngày nắng se lạnh của mùa đông, từ đó giúp người đọc hiểu rõ được chủ đề của bài thơ. Ở câu thơ ''Em ở nhà xa, em có hay'' thể hiện cảm xúc, nỗi niềm của tác giả. Không biết liệu người đó có biết nỗi niềm này hay không. Khung cảnh nắng hanh, thiên nhiên mùa đông như mở ra không gian, gửi lời nhắn của “anh” đến với “em”.
Bài tập liên hệ
Câu hỏi: Sau khi soạn bài Nắng đã hanh rồi, hãy vẽ sơ đồ tư duy để tổng quan các phần kiến thức bài học?
Gợi ý trả lời:
Học sinh có thể tham khảo sơ đồ tư duy bài Nắng đã hanh dưới đây để hệ thống hóa kiến thức bài học:
Bài thơ Nắng đã hanh rồi tái hiện khung cảnh yên bình một chiều đông có nắng, qua đó bộc lộ tâm trạng vui tươi, yêu đời của tác giả. Hy vọng, qua quá trình soạn bài Nắng đã hanh rồi sẽ giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng đọc hiểu và phân tích thể thơ 7 chữ.