Soạn bài Chiếc lá đầu tiên Chân trời sáng tạo ngắn gọn, nhanh nhất 

Aretha Thu An
Soạn bài Chiếc lá đầu tiên giúp học sinh hiểu cơ bản nội dung chủ đạo của bài thơ, đó chính là nỗi nhớ da diết cùng những tiếc nuối về kỉ niệm thời học trò của tác giả Hoàng Nhuận Cầm. Khi đã nắm rõ kiến thức này, việc tiếp thu bài giảng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Soạn bài Chiếc lá đầu tiên ngắn gọn, đầy đủ sách Chân trời sáng tạo
Soạn bài Chiếc lá đầu tiên ngắn gọn, đầy đủ sách Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu chung về tác phẩm Chiếc lá đầu tiên

Tìm hiểu kỹ thông tin về tác giả, tác phẩm dưới đây sẽ giúp học sinh soạn bài Chiếc lá đầu tiên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Tác giả

Hoàng Nhuận Cầm (1952-2021) là nhà thơ nổi tiếng với nhiều chủ đề sáng tác. Năm 1975 ông trở lại học đại học sau quá trình nhập ngũ, sau đó ông làm việc tại Hãng phim truyền hình Việt Nam vào năm 1981.

Ông cũng là thành viên trong Hội nhà văn Việt Nam, từng đạt giải giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1972-1973, Giải thưởng Hội Nhà văn với tập thơ Xúc xắc mùa thu vào năm 1993. Bên cạnh thơ, ông còn sáng tác kịch bản phim và tham gia diễn xuất, nổi tiếng với nhân vật “Bác sĩ hoa súng” trong chương trình gặp nhau cuối tuần.

Bạn học khi soạn bài Chiếc lá đầu tiên và đọc các tác phẩm nổi bật khác có thể thấy được phong cách sáng tác thơ chân thật, giản dị, gần gũi của ông. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông được người đọc đặc biệt chú ý như: Thơ tuổi hai mươi (1974), Những câu thơ viết đợi mặt trời (1983), Xúc xắc mùa thu (1992).

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm với nhiều sáng tác nổi tiếng
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm với nhiều sáng tác nổi tiếng

Tác phẩm 

Bài thơ Chiếc lá đầu tiên thuộc thể loại thơ tự do được in trong tập thơ Xúc xắc mùa thu vào năm 1992. Nội dung thơ nói về nỗi nhớ da diết của tác giả về những kỉ niệm xưa dưới mái trường thân yêu.

Bố cục: Khi soạn bài Chiếc lá đầu tiên bạn học có thể chia bố cục của bài thơ thành 3 phần:

  • Phần 1: 2 khổ thơ đầu: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về tình yêu đầu tiên của tuổi học trò.
  • Phần 2: 4 khổ thơ tiếp theo: Nỗi nhớ bạn bè và thầy cô dưới mái trường xưa.
  • Phần 3: 2 khổ thơ còn lại: Cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Giá trị nội dung: Bài thơ Chiếc lá đầu tiên bày tỏ cảm xúc của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò với hình ảnh trường cũ, lớp học, bạn bè, thầy cô và đặc biệt là tình yêu đầu tiên của tác giả. Tình cảm ấy vừa trong sáng, hồn nhiên, vừa ấm áp ngọt ngào.

Giá trị nghệ thuật: Bài thơ Chiếc lá đầu tiên sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc cùng hình ảnh chân thật, giản dị, gần gũi. Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ như hình ảnh ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc câu đã nhấn mạnh được nỗi nhớ da diết cùng những tiếc nuối về những kỉ niệm tuổi học trò đã qua dưới mái trường thân yêu của tác giả.

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên Chân trời sáng tạo đầy đủ

Dưới đây là gợi ý soạn bài Chiếc lá đầu tiên chi tiết, đầy đủ mà bạn học có thể tham khảo.

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên: Phần trước khi đọc

Câu 1 (Trang 6 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 2): Kỉ niệm nào về mái trường khiến bạn xúc động nhất? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.

Gợi ý trả lời:

Đối với em được học dưới mái trường thân yêu là khoảng thời gian đẹp và đáng trân quý. Trường của em nằm ở trục đường chính, hai bên đường là hàng cây xanh thắm, diện tích trường khá rộng nên thỏa sức cho học sinh nô đùa mỗi giờ ra chơi. Ngày ấy kỉ niệm mà em nhớ mãi vẫn là khoảnh khắc ngày đầu tiên mẹ dắt tay em đến trường.

Trong kí ức của em, hôm đó là ngày đầu bước vào lớp 1, mẹ dắt tay em qua những hàng cây xanh thắm trong trường, các dãy nhà được sơn màu vàng tràn ngập ánh nắng. Khi đến lớp học, cô giáo đứng đợi sẵn ở cửa để đón học sinh. Lúc đó em nhút nhát đứng nép sau lưng mẹ, không dám nhìn cô.

Cô giáo trao đổi với mẹ em một hồi lâu thì quay qua mỉm cười hiền hậu, nhìn em tràn đầy âu yếm, nói với em bằng giọng ấm áp, ngọt ngào. Sự an ủi và động viên của cô đã khiến em dần quên đi cảm giác sợ hãi trong lòng, bất giác nắm tay theo cô vào lớp. Em dần hòa mình vào không khí vui nhộn trong lớp học, như quên mọi việc vừa diễn ra.

Bây giờ mỗi lần nhập học, em đã tự đến trường mà không cần mẹ dìu dắt, nhưng những kỉ niệm xưa cũ vẫn làm cho em cảm thấy xúc động bồi hồi mỗi lần nhớ lại. Đó chính là một khoảnh khắc tuổi thơ dưới mái trường thân yêu mà em sẽ mãi không bao giờ quên.

Những kỉ niệm xúc động về mái trường
Những kỉ niệm xúc động về mái trường

Soạn văn Chiếc lá đầu tiên: Phần đọc văn bản

Câu 1 (Trang 6 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 2): Suy luận: Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu?

Gợi ý trả lời:

Hai dòng thơ đầu như dòng kí ức của tác giả về quãng thời gian tươi đẹp với nhân vật “Em”. Hai câu thơ đầu thể hiện nỗi nhớ da diết và sự tiếc nuối về khoảng thời gian đã trôi qua của tác giả.

Câu 2 (Trang 6 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 2): Liên hệ: Khổ thơ này gợi lên trong bạn cảm xúc gì về ngôi trường của mình?

Gợi ý trả lời:

Khi đọc xong khổ thơ trong bài, kí ức về mái trường xưa chợt ùa về trong tâm trí. Khoảng thời gian đẹp được cùng bạn bè nô đùa dưới sân trường, những tiết học đầy bổ ích của thầy cô giáo, khung cảnh sân trường thơ mộng với màu hoa phượng đỏ thắm cùng tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè về. Tất cả những hình ảnh ấy làm em cảm thấy bồi hồi xúc động khó quên.

Câu 3 (Trang 6 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 2): Bạn hình dung thế nào về cảnh được miêu tả trong đoạn thơ này?

Gợi ý trả lời:

Trong đoạn thơ này cho em hình dung về khung cảnh lớp học vui nhộn. Ở đấy có cô giáo là “một nàng Bạch Tuyết” cùng những cô cậu học trò tinh nghịch. Trong không gian vang lên những “trận cười”, bầu không khí lớp học nhộn nhịp, cùng những học trò ngô nghê, hồn nhiên, đáng yêu.

Câu 4 (Trang 6 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 2): Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện qua khổ thơ này?

Gợi ý trả lời:

Qua khổ thơ trên có thể cảm nhận được tình cảm của chủ thể trữ tình, đó là sự xúc động, nỗi nhớ da diết về “Những chuyện năm nao”. Thời gian cứ thế trôi đi biết bao mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy trôi qua nhưng người học trò cũ vẫn nhớ thương thầy, tôn trọng người đã mang đến tri thức cũng như tiếp sức cho ước mơ của mình. Chỉ qua bốn câu thơ đã phần nào thể hiện rõ những tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình.

Chủ thể trữ tình mang nỗi nhớ da diết về những chuyện năm nao
Chủ thể trữ tình mang nỗi nhớ da diết về những chuyện năm nao

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên: Phần sau khi đọc

Câu 1 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 2): Theo bạn, các từ ngữ “một người” (dòng 8), “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng thơ khác) trong bài thơ có thể chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng gì?

Gợi ý trả lời:

Theo em từ “một người” (dòng 8) có thể dùng để chỉ chủ thể trữ tình, một bạn học sinh, hoặc là chính tác giả. Còn từ “tôi” (dòng 16) có thể ám chỉ chủ thể trữ tình. Từ “anh” (các dòng thơ khác) cũng có thể là chủ thể trữ tình.

Cách sử dụng từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng tránh lặp lại từ giữa các câu thơ.

Câu 2 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 2): Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng.

Gợi ý trả lời:

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6:

  • Trong khổ 3 sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc câu “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”. Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ 3 có tác dụng nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xúc động mỗi khi nhớ về những kỷ niệm xưa ở mái trường cũ của chủ thể trữ tình.
  • Trong khổ thơ 4 tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ “nỗi nhớ” (Từ này được lặp lại ba lần trong khổ thơ). Tác dụng của biện pháp điệp từ này chính là nhấn mạnh nỗi nhớ da diết mái trường xưa của chủ thể trữ tình.
  • Trong khổ thơ 6 biện pháp tu từ được sử dụng là điệp cấu trúc “Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”. Tác dụng nhằm nhấn mạnh những kỷ niệm xưa với những câu chuyện buồn vui.

Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ “mùa hoa mơ” chỉ mùa xuân, “mùa hoa phượng” để chỉ mùa hè. Tác dụng nhấn mạnh dòng thời gian đang trôi nhanh, liên tục từ xuân sang hè.

Câu 3 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 2): Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5.

Gợi ý trả lời:

Tác giả sử dụng đối thoại ở khổ thơ thứ 5 nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ nhung da diết của chủ thể trữ tình về mái trường xưa cũ. Từ đó tái hiện khung cảnh lớp học với những tiết học vui nhộn giữa cô giáo và học trò, cuộc vui đùa của các bạn trong lớp.

Câu 4 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 2): Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: “Yêu dấu, mê say, bâng khuâng, nỗi nhớ, xúc động, yêu”. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ da diết, cùng những cảm xúc tiếc nuối của tác giả về những kỉ niệm một thời học trò đã qua dưới mái trường thân yêu.

Câu 5 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 2): Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ?

Gợi ý trả lời:

Hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ mang tính chất tượng trưng. Tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “Chiếc lá buổi đầu tiên” để chỉ tình yêu đầu. Đó là tình yêu của lứa tuổi học trò, một tình yêu đẹp, trong sáng và đầy mộng mơ.

Chiếc lá buổi đầu tiên thể hiện tình yêu đầu của lứa tuổi học trò
Chiếc lá buổi đầu tiên thể hiện tình yêu đầu của lứa tuổi học trò

Câu 6 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 2): Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm hoặc những suy nghĩ gì về tuổi học trò?

Gợi ý trả lời:

Tuổi học trò là khoảng thời gian tươi đẹp nhất của thanh xuân mỗi người. Đây là khoảng thời gian được học tập, tiếp thu những kiến thức bổ ích từ người thầy, người cô tận tụy với nghề giáo. Cũng như có thêm những tình bạn đẹp, những kỉ niệm khó phai.

Bài thơ gợi lên trong em những ngày tháng khó quên cùng với bạn bè nô đùa trước sân trường, những giờ học đầy hứng thú và vui nhộn. Tất cả đều quý giá, chắc hẳn em sẽ không bao giờ quên được.

Học sinh có thể tự sáng tạo nêu lên suy nghĩ của bản thân để soạn bài Chiếc lá đầu tiên ở câu hỏi này.

Câu 7 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo Tập 2): Hãy sử dụng một trong những cách sau đây: ngâm thơ, đọc diễn cảm, hoạt cảnh sân khấu hóa, vẽ tranh, phổ nhạc,... để thể hiện cách cảm nhận của mình về bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Sau khi soạn bài Chiếc lá đầu tiên, bạn học có thể dựa vào sở thích của bản thân để thể hiện cảm nhận của bài thơ:

Gợi ý 1: Viết cảm nhận ngắn gọn về bài thơ Chiếc lá đầu tiên

Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận cầm được sáng tác vào năm 1971 và ông mất khá lâu để hoàn thiện. Bài thơ không chỉ khơi gợi lên những kỉ niệm khó quên về tuổi học trò mà còn chạm đến cảm xúc cá nhân của người đọc. Tiêu đề "Chiếc lá đầu tiên" chính là hình ảnh tượng trưng cho sự tinh khiết, khởi đầu và đầy ý nghĩa bởi những gì "đầu tiên" thường khó quên và ghi dấu sâu đậm nhất.

Bằng nhiều biện pháp tu từ nhân hoá, điệp cấu trúc câu, điệp từ..., tác giả đã tạo nên một cuốn ghi chép sống động về những ký ức đẹp và tình cảm chân thành về quãng thời gian học trò đã qua. Qua bài thơ, tác giả cũng muốn nhắc nhở người hãy trân quý và giữ gìn những khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi học trò.

Gợi ý 2 vẽ tranh:

Em có thể vẽ tranh để thể hiện cảm nhận về bài thơ theo mẫu sau:

Vẽ tranh để thể hiện cảm xúc về bài thơ Chiếc lá đầu tiên
Vẽ tranh để thể hiện cảm xúc về bài thơ Chiếc lá đầu tiên

Bài tập liên hệ 

Sau khi soạn bài Chiếc lá đầu tiên, bạn học có thể làm thêm bài tập liên hệ dưới đây để củng cố và nâng cao kiến thức.

Câu hỏi: Sau khi soạn bài Chiếc lá đầu tiên, hãy vẽ sơ đồ tư duy để tổng quan các phần kiến thức bài học?

Gợi ý trả lời:

Sơ đồ tư duy bài Chiếc lá đầu tiên tổng quan
Sơ đồ tư duy bài Chiếc lá đầu tiên tổng quan

Khi soạn bài Chiếc lá đầu tiên, ta không chỉ cảm nhận được nỗi nhớ về mái trường xưa của tác giả mà còn thấy được sự trân quý, kính trọng của tác giả đối với những người thầy, người cô. Hy vọng qua bài hướng dẫn trên bạn học có thể rèn luyện được kỹ năng phân tích, đọc hiểu văn bản, trả lời các câu hỏi liên quan trong SGK và tự tin thực hiện các bài tập liên quan.