Soạn bài Thơ duyên Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Aretha Thu An
Soạn bài Thơ duyên của Xuân Diệu giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích một tác phẩm thơ. Đồng thời, qua từng câu chữ, học sinh còn cảm nhận được sự thay đổi khung cảnh thiên nhiên khi vào thu cùng với những rung động của tình yêu đôi lứa.
Soạn bài Thơ duyên sách Chân trời sáng tạo ngắn nhất
Gợi ý soạn bài Thơ duyên sách Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu chung về tác phẩm Thơ duyên

Trước khi soạn bài Thơ duyên chi tiết, bạn học cần hiểu rõ thông tin liên quan đến tác giả và tác phẩm dưới đây.

Tác giả

Xuân Diệu (1916 – 1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, quê nội ở Hà Tĩnh. Năm 1940 ông thi đỗ Tham tá thương chính và làm việc tại Mỹ Tho, sau đó ông nghỉ việc và ra Hà Nội.

1944 ông tham gia cách mạng và được giữ các chức vụ như Uỷ viên BCH Hội văn hóa cứu quốc, thư ký tòa soạn ở tạp chí Tiên phong. Năm 1983 ông được công nhận là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Ðức.

Xuân Diệu là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng với tập thơ Gửi hương cho gió trong phong trào thơ mới. Ông là nhà thơ giàu tính sáng tạo, với nội dung luôn gắn liền với quê hương đất nước, với cuộc sống gần gũi giản dị hằng ngày. Khi soạn bài Thơ duyên bạn học có thể thấy được phong cách sáng tác của ông tràn trề tình yêu với những rung động tươi mới.

Xuân Diệu để lại hơn 40 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, thơ, bút kí, tiểu luận. Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Xuân Diệu để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc như: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, …

Xuân Diệu để hơn 40 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau
Xuân Diệu để hơn 40 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau

Tác phẩm

Xuất xứ/Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Thơ duyên được in trong Tuyển tập Xuân Diệu Thơ, NXB Văn học Hà Nội vào năm 1986.

Bố cục: Khi soạn bài Thơ duyên bạn học có thể chia bố cục của bài thơ thành 4 phần:

  • Phần 1: 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên khi vào thu.
  • Phần 2: 6 câu thơ tiếp: Những rung động đầu của tình yêu đôi lứa.
  • Phần 3: 4 câu thơ tiếp: Cảnh thiên nhiên li tán.
  • Phần 4: Phần còn lại: Quan điểm của tác giả về tình yêu.

Giá trị nội dung/Tóm tắt nội dung: Bài thơ Thơ duyên tái hiện khung cảnh mùa thu thơ mộng, đầy sức sống dưới góc nhìn của những người trẻ tràn đầy nhiệt huyết, yêu đời. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện những rung động đầu đời của lứa đôi dành cho nhau. Tình cảm đó vừa chân thành, tha thiết, vừa đẹp đẽ đáng trân trọng.

Giá trị nghệ thuật: Bài thơ Thơ duyên thuộc thể thơ bảy chữ, ngôn ngữ thuần Việt dễ hiểu. Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng dễ đi vào lòng người. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng từ láy cùng biện pháp tu từ đảo ngữ giúp miêu tả rõ bức tranh thiên nhiên chứa nhiều ẩn ý phía sau.

Hướng dẫn soạn bài Thơ duyên Chân trời sáng tạo

Để trả lời tốt phần câu hỏi trong sách giáo khoa, bên cạnh đọc hiểu và phân tích bài thơ, bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Soạn bài Thơ duyên: Phần trước khi đọc

Câu 1 (Trang 68 SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1): Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.

Gợi ý trả lời:

Thiên nhiên quanh ta luôn mang một nét đẹp giản dị, gần gũi. Đặc biệt thời điểm giao mùa là những khoảnh khắc đẹp nhất trong năm. Khoảng thời gian này, thiên nhiên quanh ta có sự vận động thay đổi rõ rệt, mùa xuân cây cối sớm hoa kết trái, mùa hè cây xanh mát, mùa thu lá rụng. Thiên nhiên quanh ta biến đổi không ngừng, mang một nét đẹp làm xao xuyến lòng người.

Câu 2 (Trang 68 SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1): Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?

Gợi ý trả lời:

Trong hình dung của em, mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm. Khi vào thu cây cối bắt đầu thay lá, trên đường ngập tràn lá vàng rơi cùng với thời tiết mát mẻ tạo bầu không khí thơ mộng và bình yên.

Khung cảnh mùa thu thơ mộng, bình yên
Khung cảnh mùa thu thơ mộng, bình yên

Soạn bài Thơ duyên: Phần trong khi đọc

Câu 1 (Trang 68 SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1): Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Những từ ngữ trong khổ thơ thứ nhất chỉ mối quan hệ giữa các sự vật là: Chiều mộng “hòa trên” nhánh duyên, cây me “ríu rít” cặp chim chuyền, trời xanh-muôn lá.

Cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ đã giúp người đọc hình dung được mối quan hệ mật thiết, liên quan giữa các sự vật.

Câu 2 (Trang 68 SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1): Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1, 2?

Gợi ý trả lời:

Trong khổ thơ 1,2 cảnh vật có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau. Tuy nhiên sang đến khổ thơ 4 có sự thay đổi rõ rệt, cảnh vật có phần gấp gáp hơn. Những hình ảnh “mây về đâu bay gấp gấp, chim giang thêm cánh, hoa lạnh chiều thưa” như báo hiệu sự sắp chia ly giữa các cảnh vật.

Cảnh vật thiên nhiên ở khổ thơ 4 có phần gấp gáp hơn 
Cảnh vật thiên nhiên ở khổ thơ 4 có phần gấp gáp hơn 

Soạn bài Thơ duyên: Phần sau khi đọc 

Câu 1 (Trang 69 SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1): Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?

Gợi ý trả lời:

Từ “duyên” chỉ sự gặp gỡ, gắn bó trong cuộc sống mà không có sự sắp đặt trước. Theo em hiểu từ trong bài thơ tác giả sử dụng từ “duyên” để chỉ sự gặp gỡ, gắn bó giữa các cảnh vật trong tự nhiên. Qua đó cũng có thể ẩn ý về mối duyên của “anh” và em”.

Câu 2 (Trang 69 SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1): Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.

Gợi ý trả lời:

Trong khổ 1 của bài thơ, tác giả đã sử dụng những từ ngữ chỉ sự vật như “ríu rít”, “hoà trên” để miêu tả sự gắn bó mật thiết giữa cảnh vật trong khung cảnh thiên nhiên chiều thu. Bên cạnh đó tác giả còn dùng nhiều hình ảnh để tô thêm màu sắc cho thiên nhiên như: nhánh duyên, chim chuyền, cành me, bầu trời xanh.

Cách gieo vần “uyên” (duyên, chuyên, huyền) trong mỗi câu thơ gợi nên sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng của buổi chiều thu. Sự kết hợp hoà quyện giữa hình ảnh và âm thanh của tiếng “huyền” làm bức tranh thu trở nên sinh động hơn.

Trong khổ thơ 4, tác giả sử dụng từ láy gấp gấp, phân vân tạo nên sự xa cách của cảnh vật. Nhịp thơ nhanh hơn, toàn bộ cảnh vật có sự xa cách hơn, nhuốm màu buồn, không còn có sự mật thiết gắn bó như khổ thơ 1.

Tác giả sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh để miêu tả cảnh thiên nhiên chiều thu
Tác giả sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh để miêu tả cảnh thiên nhiên chiều thu

Câu 3 (Trang 69 SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1): Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở).

Gợi ý trả lời:

Khổ thơ

Cảnh sắc thiên nhiên

Duyên tình giữa “anh” và “em”

1

Tươi vui, có mối quan hệ gắn kết mật thiết với nhau.

Bắt đầu gặp gỡ.

2

Cảnh nắng chiều mang nét mạnh mẽ hơn cảnh nắng ở khổ thơ 1

Có sự rung động từ trái tim

3

Không đề cập đến cảnh sắc thiên nhiên

“Anh” và “em” cùng dạo bước trên đường. “Em” duyên dáng, “anh” say sưa ngắm đất trời. Duyên tình “anh” và “em” như được sắp đặt sẵn.

4

Chiều thu tàn, không gian như mở rộng, cảnh vật bắt đầu gấp gáp hơn, trời trở lạnh.

Xao xuyến, có chút lo lắng về sự cô đơn

5

Cảnh vật êm dịu, thơ thẩn.

“Anh” ngẩn ngơ rồi nhận ra có lẽ mình đã phải lòng “em”

Câu 4 (Trang 69 SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1): Cảm xúc của “anh” và “em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.

Gợi ý trả lời:

Cảm xúc của nhân vật “anh” và "em” trước thiên nhiên vào chiều thu giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”. Mối duyên tình giữa “anh” và “em” bắt đầu từ cuộc gặp gỡ tình cờ trong một buổi chiều thu.

Câu 5 (Trang 69 SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1): Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Chủ thể trữ tình trong bài thơ Thơ duyên là “anh” và “em”. Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là tình cảm đôi lứa.

Câu 6 (Trang 69 SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1): Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).

Gợi ý trả lời:

Nhà thơ Xuân Diệu có cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu rất độc đáo. Các nhà thơ trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, … đều sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình, gửi gắm tình cảm của mình vào cảnh thiên nhiên. Như bài Thu điếu của nhà thơ Nguyễn Khuyến, mùa thu tuy yên bình, cảnh sắc tuyệt đẹp nhưng cũng mang theo nỗi buồn bã, cô đơn. Đây hầu hết là tâm trạng phổ biến của mỗi tác giả khi thu về.

Tuy nhiên trong bài Thơ duyên của Xuân Diệu ta lại cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên nhiều màu sắc, gắn bó mật thiết với nhau cùng với đó là tâm trạng vui tươi, yêu đời, mang nét trẻ trung sôi động nhưng vẫn có một nét trầm lặng riêng.

Bài tập liên hệ 

Câu hỏi: Sau khi soạn bài Nắng đã hanh rồi, hãy vẽ sơ đồ tư duy để tổng quan các phần kiến thức bài học?

Gợi ý trả lời:

Sau khi soạn bài Thơ duyên, bạn học có thể làm thêm bài tập liên hệ dưới đây để nắm vững kiến thức và ghi nhớ lâu hơn:

Sơ đồ tư duy tổng quan bài Thơ duyên
Sơ đồ tư duy tổng quan bài Thơ duyên

Khi soạn bài Thơ duyên ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên khi vào thu mà còn cảm nhận được tâm hồn yêu đời, vui tươi ẩn chứa sau khung cảnh thiên nhiên đó. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết trên bạn học có thể tự tin học tốt môn ngữ văn.