Hướng dẫn soạn bài Gương báu khuyên răn chi tiết, đầy đủ thông tin

Aretha Thu An
Soạn bài Gương báu khuyên răn giúp người học hiểu sâu hơn về những giá trị sống quý báu về đạo đức, nhân cách và lý tưởng sống của Nguyễn Trãi. Qua đó, học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về tâm hồn yêu nước, khát vọng thái bình của một nhà nho chân chính.

Khái quát về tác giả, tác phẩm 

Bài thơ Gương báu khuyên răn là sáng tác của Nguyễn Trãi. Ông là một người học rộng, hiểu nhiều với tình yêu nước sâu sắc.

Tác giả

Khi soạn bài Gương báu khuyên răn chi tiết, chúng ta cần ghi nhớ những thông tin chính về tác giả gồm:

  • Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai, quê quán ông ở Hải Dương nhưng lớn lên tại làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.
  • Thân phụ và thân mẫu đều là người có học thức.
  • Năm 1400, ông đỗ Thái học sinh và làm quan cùng thân phụ dưới triều Hồ.
  • Nguyễn Trãi có công đóng góp vào công cuộc xây dựng nước dưới thời vua Lê trong giai đoạn 1423 - 1437. Sau đó, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn.
  • Năm 1442, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần vu oan tội giết vua và phải chịu án “tru di tam tộc”. Mãi đến năm 1464, ông mới được minh oan bởi vua Lê Thánh Tông.
  • Nguyễn Trãi được tổ chức vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới” bởi UNESCO vào năm 1980
  • Thơ văn Nguyễn Trãi rất phong phú, đậm chất trữ tình và giàu giá trị tư tưởng nhân văn. Một số tác phẩm chính gồm: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô Đại cáo, Quốc âm thi tập, Tự thán,... Tất cả đều là những đóng góp quý báu cho nền văn học nước nhà.
Nguyễn Trãi luôn nặng lòng với nước, với dân
Nguyễn Trãi luôn nặng lòng với nước, với dân

Tác phẩm

Gương báu khuyên răn là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới”, nằm trong phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập”. Bài thơ được viết theo thể thơ Nôm đường luật, xen giữa câu lục ngôn và thất ngôn. Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trãi đang ở ẩn tại Côn Sơn những năm 1438 - 1439.

Khi soạn bài Gương báu khuyên răn, bạn có thể chia bố cục tác phẩm thành 2 phần:

  • Phần 1: 6 câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên ngày hè.
  • Phần 2: 2 câu cuối: Tấm lòng của tác giả.

Thông qua quá trình soạn bài Gương báu khuyên răn, chúng ta có thể nhận thấy rằng, bằng những từ ngữ giản dị, giàu cảm xúc, Nguyễn Trãi đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên và cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, lòng yêu nước thương dân của ông cũng được thể hiện rõ nét.

Hướng dẫn soạn bài Gương báu khuyên răn chi tiết 

Sau đây là gợi ý trả lời các câu hỏi trong bộ sách Cánh Diều.

Phần câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý số chữ trong các câu; những từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc, hương vị, âm thanh trong bài thơ.

Gợi ý trả lời:

  • Số chữ trong câu: Mỗi câu 7 chữ, riêng câu cuối 6 chữ.
  • Những từ thuần Việt: Hóng mát, ngày, hè, đùn đùn, thạch lưu, hiên, phun, đỏ, lao xao, mùi hương, làng, chợ cá, đàn, ve, một tiếng.
  • Động từ: Phun, tiễn, đùn đùn.
  • Màu sắc: Đỏ, lục, hồng.
  • Âm thanh: Dắng dỏi cầm ve, lao xao chợ cá.

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Tiếng đàn này nhằm nói lên khát vọng của Nguyễn Trãi rằng ông mong muốn dùng tài trí của mình cống hiến cho nước nhà.

Phần câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm hiểu về nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn.

Gợi ý trả lời:

  • Nhan đề Gương báu khuyên răn chính là lời tự nhắc nhở bản thân đồng thời răn dạy con cháu đời sau.
  • Nội dung chính của tác phẩm là khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa hè đẹp rạng ngời để làm nổi bật tình yêu thiên nhiên của tác giả. Bên cạnh đó, ông còn bày tỏ khát vọng về một đất nước vững mạnh, nhà nhà ấm no.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài Gương báu khuyên răn, em nhận thấy tác giả sử dụng những tông màu nóng, kết hợp cùng âm thanh lao xao của chợ cá, dắng dỏi của ve để mang đến một khung cảnh tràn đầy sức sống.

Soạn bài Gương báu khuyên răn chi tiết giúp cảm nhận bức tranh thiên nhiên ngày hè tươi đẹp
Soạn bài Gương báu khuyên răn chi tiết giúp cảm nhận bức tranh thiên nhiên ngày hè tươi đẹp

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn.

Gợi ý trả lời:

Cảnh và tình trong tác phẩm có mối quan hệ chặt chẽ. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người tha thiết.

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu rõ hơn điều đó.

Gợi ý trả lời:

Tâm trạng của Nguyễn Trãi đó là sự băn khoăn, lo lắng và mong ước mang đến người dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Em có thể nhận biết điều này trong quá trình soạn bài Gương báu khuyên răn thông qua các chi tiết:

“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

Có thể nói, cuộc đời Nguyễn Trãi gần như chỉ dành cho sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình dân tộc. Khi đã về ở ẩn, nhà thơ vẫn nặng lòng vì nước, vì dân.

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó.

Gợi ý trả lời:

Điểm khác biệt trong tác phẩm của Nguyễn Trãi đó là ông kết thúc bằng câu thơ lục ngôn trong khi các câu khác là thể thất ngôn. Cách sử dụng phá cách đó đã thể hiện sự dồn nén trong cảm xúc của tác giả.

Bài tập liên hệ

Câu 1: Lập sơ đồ tư duy hỗ trợ soạn bài Gương báu khuyên răn.

Gợi ý trả lời:

Mẫu sơ đồ tư duy với những ý chính về tác giả, tác phẩm sẽ hỗ trợ bạn soạn bài Gương báu khuyên răn chi tiết.

Sơ đồ tư duy Gương báu khuyên răn
Sơ đồ tư duy Gương báu khuyên răn

Câu 2: Lập dàn ý phân tích bài Gương báu khuyên răn.

Gợi ý trả lời:

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả và nội dung chính của tác phẩm “Gương báu khuyên răn”

II. Thân bài:

  • Mô tả khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp thông qua hai câu thơ đầu.
  • Bức tranh thiên nhiên được lột tả chân thực, tràn đầy sức sống cùng sự sinh động của đời sống người dân.
  • Nỗi niềm yêu quê hương gửi gắm qua cảnh đẹp.

III. Kết bài:

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Gương báu khuyên răn.

Câu 3: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Gương báu khuyên răn.

Gợi ý trả lời:

Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện qua các phương diện:

  • Tình yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống người dân. Điều này thể hiện đây là con người hết lòng vì nước, vì dân.
  • Nguyễn Trãi là người có trách nhiệm với nước, với nhân dân. Ông có tấm lòng yêu thương rộng lớn, luôn mơ ước về một xã hội phồn thịnh, người người ấm no.

Thông qua việc soạn bài Gương báu khuyên răn, chúng ta có thể thấy được tình yêu thiên nhiên của tác giả. Bên cạnh đó, người học cũng sẽ đồng cảm sâu sắc với nỗi băn khoăn, trăn trở của Nguyễn Trãi cho sự nghiệp nước nhà.