Khái quát về tác giả Sương Nguyệt Minh và tác phẩm Người ở bến sông Châu
Trước khi đi vào chi tiết soạn bài Người ở bến sông Châu học sinh nên trang bị cho bản thân những hiểu biết cơ bản về tác giả Sương Nguyệt Minh và tác phẩm của ông.
Tác giả
Sương Nguyệt Minh sinh năm 1958, tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê gốc ở Yên Mỹ, Ninh Bình. Độc giả biết đến ông không chỉ trên cương vị là một nhà văn mà ông còn là nhà báo tài năng và là người đại tá quân đội mẫu mực.
Đến với sự nghiệp văn chương khá muộn nên mãi đến năm 1992 ông mới có bài đăng đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Sau sự khởi đầu này, Sương Nguyệt Minh đã dành tâm huyết vào sáng tác. Một số tác phẩm xuất sắc của ông có thể kể đến như: Đêm thánh vô cùng; Người về bến sông Châu; Mây bay cuối đường; Lửa cháy trong rừng hoang; Đi qua đồng chiều; Miền hoang; Mười ba bến nước; Dị hương,...
Trong các sáng tác này, độc giả nhận ra phong cách đặc trưng của nhà văn đó là tinh tế, nhẹ nhàng nhưng thiết tha và sâu lắng.
Ông vinh dự nhận nhiều giải thưởng cao quý trong các cuộc thi văn học do báo Giáo dục thời đại, Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức, giải thưởng trong Cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội,...
Tác phẩm
Song song với việc tìm hiểu thông tin về tác giả, học sinh cần nắm được những nét chính về tác phẩm của Sương Nguyệt Minh để quá trình soạn bài Người ở bến sông Châu được đầy đủ nhất.
Thể loại: Tác phẩm Người ở bến sông Châu thuộc thể loại truyện ngắn.
Xuất xứ: Văn bản được trích từ tập truyện ngắn cùng tên sáng tác năm 1997.
Phương thức biểu đạt: Người ở bến sông Châu sử dụng phương thức chính là tự sự.
Tóm tắt cốt truyện: Đây là ý quan trọng mà học sinh cần làm rõ trong lúc soạn bài Người ở bến sông Châu. Tác phẩm kể về nỗi đau của người phụ nữ tên Mây trong thời kỳ hậu chiến. May mắn trở về sau những trận chiến ác liệt nhưng cô phải đối diện với nhiều sự mất mát khi đồng đội hy sinh, người từng hẹn thề trăm năm đã lấy vợ. Thế nhưng, với bản lĩnh mạnh mẽ của một người lính, dì Mây mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, sống bao dung, nhân ái với mọi người.
Bố cục: Khi đọc văn bản, học sinh nên chia bố cục tác phẩm thành 4 phần và khái quát ý chính trong từng đoạn để thao tác soạn bài Người ở bến sông Châu được dễ hiểu nhất.
- Phần 1 (Từ đầu => đi lên vách bếp): Dì Mây sống sót trở về làng nhưng chú San đã đi lấy vợ.
- Phần 2 (Tiếp theo => Sóng nước lao xao): Cuộc sống bình dị của dì Mây nơi xóm Trại.
- Phần 3 (Tiếp => ở phía cuối con đường về bến): Dì Mây sẵn sàng giúp vợ chú San vượt cạn.
- Phần 4 (Đoạn văn còn lại): Những phẩm chất cao đẹp và đáng tự hào của dì Mây
Bên cạnh cách chia bố cục thành 4 phần, học sinh cũng có thể chia 2 phần ngắn gọn.
Giá trị nội dung: Ngoài những tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, học sinh cũng nên quan tâm đến giá trị nội dung khi soạn bài Người ở bến sông Châu của tác giả Sương Nguyệt Minh. Thông qua truyện ngắn, nhà văn muốn ca ngợi nét đẹp trong tâm hồn và tính cách của nhân vật chính là dì Mây, đồng thời giúp người đọc cảm nhận được những bất hạnh mà những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh gặp phải, họ chấp nhận hi sinh hạnh phúc cá nhân để làm nên hạnh phúc dân tộc. Dù cho cuộc sống có nhiều vất vả, khó khăn, thực tế có khắc nghiệt thế nào đi chăng nữa nhưng đạo đức và phẩm chất của người lính đã giúp họ luôn có một trái tim ấm áp, tấm lòng bao dung rộng lớn.
Giá trị nghệ thuật: Trong tác phẩm, nhà văn Sương Nguyệt Minh đã thành công trong việc xây dựng được tình huống truyện hấp dẫn, có nhiều chi tiết, hình ảnh lôi cuốn người đọc, kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo.
Soạn bài Người ở bến sông Châu - Cánh diều
Nhằm hỗ trợ học sinh có hiểu biết sâu sắc nhất về nội dung và ý nghĩa của văn bản, dưới đây là hướng dẫn cụ thể khi soạn văn 10 Cánh diều Người ở bến sông Châu trong bộ sách Cánh diều được giáo viên Ngữ văn biên soạn. Học sinh có thể tham khảo để dễ dàng hơn trong việc phân tích tác phẩm.
Soạn bài Người ở bến sông Châu phần Đọc hiểu
Câu 1 (Trang 43, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Tóm tắt sự việc chính của đoạn đầu.
Gợi ý trả lời:
Trong đoạn văn bản đầu tiên có 2 sự việc đã xảy ra:
- Thứ nhất: Ngày dì Mây trở về thì chú San lấy vợ.
- Thứ hai: Mọi người đều nghĩ dì đã hy sinh nên khi thấy dì trở về, ai cũng vui mừng, phấn khởi.
Câu 2 (Trang 44, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Chú ý đến lời đối thoại của các nhân vật và lời bình của người kể chuyện.
Gợi ý trả lời:
Nếu đọc kỹ văn bản khi soạn bài Người ở bến sông Châu học sinh có thể nhận ra điểm khác biệt của các lời thoại. Cụ thể:
- Lời của chú San tỏ ra ân hận, nuối tiếc.
- Lời của dì Mây chứa đầy sự tủi thân nhưng vẻ ngoài rất cứng rắn
- Lời của người kể chuyện mang sự cảm thông và tiếc nuối vì một mối tình dang dở.
Câu 3 (Trang 44, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Tác dụng của biện pháp điệp từ là gì
Gợi ý trả lời:
Biện pháp điệp ngữ có tác dụng khắc họa không gian hạnh phúc của cặp đôi nam nữ.
Câu 4 (Trang 44, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Hình dung tâm trạng cụ thể của các nhân vật trong truyện.
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Người ở bến sông Châu em hình dung cả dì Mây và chú San đang nhớ lại những kỉ niệm thời yêu nhau.
Câu 5 (Trang 45, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Em có nhận xét gì về quyết định của dì Mây?
Gợi ý trả lời:
Em nhận thấy dì Mây có thái độ rất cương quyết, thể hiện bản lĩnh của người lính, dì không đồng ý trước lời đề nghị "làm lại" của chú San, chấp nhận thiệt thòi về bản thân.
Câu 6 (Trang 45, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Thái độ của các nhân vật như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Thấy dì Mây sống sót trở về, người dân xóm Trại ai cũng vui mừng vì dì được bình an. Đứa cháu gái tên Mai cả ngày cứ quanh quẩn bên dì.
Câu 7 (Trang 46, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Chi tiết mái tóc dì Mây trước đây và hiện tại mang ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời:
Mái tóc trước kia đen mượt, mái tóc hiện tại đã rụng đi nhiều. Thông qua hình ảnh mái tóc, tác giả đã phơi bày hiện thực gian khổ của cuộc chiến tranh nơi rừng thiêng nước độc, nó đã hủy hoại dung nhan người con gái.
Câu 8 (Trang 47, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Tâm trạng của dì Mây hiện lên như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Khi đọc Người ở bến sông Châu soạn bài ngắn nhất, em thấy tâm trạng của dì Mây thoáng buồn vì thấy lũ trẻ nói chuyện lấy chồng, điều này đã khiến dì nghĩ đến hạnh phúc dang dở của mình.
Câu 9 (Trang 47, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Tình huống nào đã giúp nhân vật bộc lộ được phẩm chất và tính cách?
Gợi ý trả lời:
Trong lúc soạn bài Người ở bến sông Châu, đọc đến phân đoạn dì Mây giúp vợ chú San vượt cạn em đã nhận thấy dì Mây là người tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác dù biết rằng công việc ấy thật khó khăn.
Câu 10 (Trang 48, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Theo em, tại sao vào lúc này dì Mây lại khóc?
Gợi ý trả lời:
Tiếng khóc của dì Mây chứa đựng nhiều nỗi xót xa, tủi hờn xen lẫn vào đó là những nụ cười vì đã giúp người phụ nữ vượt cạn thành công.
Câu 11 (Trang 49, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Số phận của các nhân vật như thím Ba, thằng Cún gợi cho em suy nghĩ gì về hậu quả chiến tranh?
Gợi ý trả lời:
Nhìn vào nhân vật thím Ba và thằng Cún em thấy được hậu quả đáng sợ mà chiến tranh đã gây ra, bom đạn đã cướp đi những người mẹ khi con thơ còn dại dột.
Câu 12 (Trang 49, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Khi soạn bài Người ở bến sông Châu, đoạn văn trang 49 cho em biết những thông tin gì?
Gợi ý trả lời:
Trong đoạn này em biết được dì Mây đã từng chắn cửa hầm để che chở cho các thương binh.
Câu 13 (Trang 43, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Sự thay đổi trong từng tiếng ru của dì Mây diễn ra như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Tiếng dì Mây ru thằng Cún lúc đầu thì nghèn nghẹn, xót xa nhưng sau đó lại mênh mang, sâu lắng. Tiếng ru ấy hòa lẫn vào hơi thở của thiên nhiên, hương thơm của cỏ cây và đất trời.
Soạn bài Người ở bến sông Châu phần Sau khi đọc
Câu 1 (Trang 50, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Xác định các sự kiện chính trong mỗi phần trong văn bản. Theo em, cách xây dựng cốt truyện có gì đặc sắc?
Gợi ý trả lời:
Trong lúc soạn bài Người ở bến sông Châu, học sinh nên dựa vào bố cục văn bản đã được chia ở phần trên để trả lời câu hỏi này. Theo em, tác giả Sương Nguyệt Minh đã xây dựng cốt truyện với tình huống bất ngờ, có cao trào, nút thắt.
Câu 2 (Trang 50, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Ai là nhân vật trung tâm trong truyện? Em hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các nhân vật.
Gợi ý trả lời:
Trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu, dì Mây là nhân vật trung tâm.
Câu 3 (Trang 50, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Phân tích và làm sáng tỏ tính cách, phẩm chất của nhân vật dì Mây qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Em hãy nêu nhận xét về cuộc đời, tính cách của nhân vật này.
Gợi ý trả lời:
Dì Mây trở về quê hương đúng vào ngày người mình yêu đi lấy vợ, để lại trong dì nhiều nỗi tủi hờn. Thế nhưng không hề oán trách, dì vẫn có tấm lòng bao dung rộng lớn và trái tim nhân hậu.
Câu 4 (Trang 50, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả của tác giả
Gợi ý trả lời:
Khi đọc kỹ văn ban kết hợp cùng quá trình soạn bài Người ở bến sông Châu, học sinh có thể trả lời được câu hỏi này một các dễ dàng. Theo đó, bút pháp miêu tả được thể hiện rõ trong truyện.
- Hoàn cảnh trước kia và hiện tại: Dì Mây từng có mối tình đẹp với chú San nhưng hai người phải tạm rời xa nhau. Khi bước ra từ chiến trường, dì bị đạn phạt để lại hậu quả phải đi tập tễnh, chú San thì đã lấy vợ.
- Ngoại hình trước và sau khi đi thanh niên xung phong: Dì là người con gái đẹp nhất làng, tóc đen dài, mượt mà. Khi trở về từ chiến trường mái tóc dì xơ và thưa đi rất nhiều
- Tính cách dứt khoát, cương quyết: Khi được chú San ngỏ ý muốn "làm lại" dì cương quyết từ chối.
- Vượt lên được hoàn cảnh thực tại: Mặc dù đi bằng chân giả nhưng dì vẫn sẵn sàng giúp ông chèo đò, giúp vợ chú San sinh con thành công và nhận nuôi bé Cún.
Câu 5 (Trang 50, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Câu chuyện diễn ra trong không gian, thời gian nào? Ý nghĩa của hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu trong truyện?
Gợi ý trả lời:
Không gian mênh mông của thiên nhiên, ở đó có dòng sông, con đò và cây cầu. Thời gian vào khoảng chập tối, đêm sông Châu, sáng, chiều chiều, tháng ba, cuối thu..
Hình ảnh dòng sông, con đò và cây cầu xuất hiện trong truyện mang ý nghĩa là nhân chứng trước những thăng trầm của con người nơi sông Châu. Nơi đây cũng đã từng chứng kiến tình yêu đẹp đẽ của chú San và dì Mây.
Câu 6 (Trang 50, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Nhận xét điểm nhìn và người kể chuyện trong truyện.
Gợi ý trả lời:
Quá trình soạn bài Người ở bến sông Châu em thấy người kể chuyện đã mượn quan điểm, thái độ và cảm giác của nhân vật cô cháu gái tên Mai để lại kể chuyện. Nhờ cách này, điểm nhìn có sự chuyển đổi đa dạng.
Câu 7 (Trang 50, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Theo em, vấn đề được đặt ra trong truyện ngắn là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống?
Gợi ý trả lời:
Truyện ngắn Người ở bến sông Châu để lại cho em những bài học giá trị nhân văn sâu sắc. Nó như phơi bày hiện thực chiến tranh tàn khốc bởi con người không chỉ chịu mất mát về thể xác mà còn gánh chịu nỗi đau về tinh thần. Dì Mây trong câu chuyện của tác giả Sương Nguyệt Minh là điển hình tiêu biểu nhất. Bom đạn và quân thù đã lấy đi thanh xuân, tuổi trẻ, cướp đi mối tính vốn rất đẹp của dì. Những câu chuyện thực tế đó đã mang đến nhiều cảm xúc cho lớp trẻ. Thế hệ chúng em may mắn khi sinh ra đã được sống trong hòa bình, vì vậy, hơn ai hết em rất biết ơn và trân trọng những cống hiến, hy sinh vĩ đại của những người anh hùng dân tộc, những cô thanh niên xung phong.
Bài tập liên hệ
Nếu đã biết cách soạn bài Người ở bến sông Châu hoàn chỉnh, học sinh nên nên tìm thêm bài tập, câu hỏi liên quan đến văn bản để tự tổng hợp lại kiến thức của bản thân.
Đề bài 1: Tình huống nào đã giúp dì Mây bộc lộ được phẩm chất và nhân cách?
- A. Cô Thanh - vợ chú San sinh thiếu tháng, em bé bị vòng hoa quấn cổ.
- B. Khi mọi người trong làng đến thăm dì.
- C. Cuộc nói chuyện của dì Mây và chú San.
- D. Một đáp án khác.
Đáp án chính xác trong câu hỏi số 1 là A.
Đề bài 2: Đứng trước sự níu kéo của chú San, nhân vật chính đã có thái độ thế nào?
- Đồng ý quay lại vì dì còn tình cảm với chú San.
- Đồng ý bắt đầu lại nhưng yêu cầu phải giấu chuyện này với Thanh.
- Kiên quyết từ chối, mặc cho chú San cố gắng níu kéo.
- Chưa đưa ra câu trả lời.
Đáp án chính xác trong câu 2 là C.
Đề bài 3: Tác dụng của lời bình người kể chuyện trong truyện ngắn là gì?
- A. Đem lại tác dụng dẫn dắt câu chuyện.
- B. Giúp độ giả dễ dàng hình dung không gian, thời gian đối thoại giữa nhân vật dì Mây và chú San, cũng như tâm trạng, hành động của hai người trong suốt cuộc đối thoại.
- C. Giúp tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc cá nhân của mình.
- D. Cả ba đáp án trên.
Đáp án học sinh cần lựa chọn là B.
Có thể khẳng định, soạn bài Người ở bến sông Châu là cách đơn giản nhất để người học tiếp cận văn bản. Thông qua những trang truyện ngắn, độc giả cảm nhận được tâm trạng và dòng cảm xúc của nhân vật dì Mây trước những biến cố của cuộc đời.