Tìm hiểu đôi nét về tác giả, tác phẩm
Có nhiều cách soạn bài Gấu con chân vòng kiềng nhưng thao tác đầu tiên học sinh cần tiến hành vẫn là tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
Tác giả
Gấu con chân vòng kiềng là bài thơ được viết bởi tác giả U-xa-chốp. Ông sinh năm 1958 tại Mát-xcơ-va. Không chỉ được biết đến trong vai trò nhà văn, U-xa-chốp còn là nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng chuyên hướng ngòi bút phục vụ lứa tuổi thiếu nhi và học sinh. Tác phẩm đầu tiên của ông được xuất bản từ năm 1985.
Tác phẩm
Cách đơn giản nhất để soạn bài Gấu con chân vòng kiềng không bỏ sót ý là sau khi tìm hiểu về tác giả, học sinh sẽ đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm.
Thể loại: Bài thơ được viết theo thể 5 chữ.
Phương thức biểu đạt: Gấu con chân vòng kiềng sử dụng phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
Bố cục: Khi soạn bài Gấu con chân vòng kiềng, học sinh nên chia bố cục của bài thơ thành 2 phần để dễ dàng ghi nhớ và phân tích
- Phần 1: 5 khổ thơ đầu: Gấu con bị muôn loài trêu chọc vì đôi chân vòng kiềng.
- Phần 2: Đoạn con sau: Sau khi nghe mẹ giải thích, gấu con lại cảm thấy tự tin bởi mình được di truyền từ ông nội.
Giá trị nội dung: Tại phần giá trị nội dung, trong lúc soạn bài Gấu con chân vòng kiềng học sinh cần nêu được vẻ ngoại hình của con gấu. Bất kể là loài vật hay con người, chúng ta không nên nhìn bề ngoài để đánh giá bởi đây là góc nhìn phiến diện.
Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm sử dụng thể thơ 5 chữ độc đáo cùng biện pháp điệp ngữ, hoán dụ,...
Soạn bài Gấu con chân vòng kiềng - Cánh diều
Tham khảo hướng dẫn chi tiết khi soạn bài Gấu con chân vòng kiềng ngắn nhất được các giáo viên Ngữ Văn gợi ý sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trong phần chuẩn bị, đọc hiểu và sau khi đọc một cách dễ dàng nhất.
Soạn bài Gấu con chân vòng kiềng phần Chuẩn bị
Chuẩn bị 1 (Trang 37, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Xem lại mục Chuẩn bị trong bài Đêm nay Bác không ngủ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
Gợi ý trả lời:
Nội dung bài thơ kể về một chú gấu con có đôi chân vòng kiềng.
Những yếu tố tự sự có trong bài thơ: Văn bản kể lại việc chú gấu bị trêu chọc về đôi chân vòng kiềng nên rất xấu hổ. Nhưng khi trở về nhà, nghe được những lời nói từ người mẹ, cậu trở nên tự tin và không còn cảm giác ngại ngùng vì đôi chân ấy.
Bài thơ được sáng tác theo thể 5 chữ, kết hợp yếu tố tự sự trong mỗi dòng.
Chuẩn bị 2 (Trang 37, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Đọc trước bài thơ Gấu con chân vòng kiềng, tìm hiểu thêm về nhà thơ An-dray A-lech-xe-e-vich U-xa-chop (Andrey Alekseyevich Usachev).
Gợi ý trả lời:
U-xa-chốp là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho lứa tuổi thiếu nhi. Ông sinh ra và lớn lên tại Mat-xcơ-va. Tác phẩm đầu tiên của U-xa-chốp được xuất bản vào năm 1985.
Soạn bài Gấu con chân vòng kiềng phần Đọc hiểu
Câu hỏi 1 (Trang 38, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết “Cả đàn năm con thỏ” cùng nhận xét về “chân vòng kiềng” của gấu con?
Gợi ý trả lời:
Quá trình soạn bài Gấu con chân vòng kiềng em nhận ra dụng ý khi tác giả đưa các chi tiết này để độc giả thấy được rằng, đa số các loài đều chê bai về đôi chân vòng kiềng ấy khiến sự xấu hổ của gấu tăng lên gấp bội, cậu tự ti và trách cứ bản thân.
Câu hỏi 2 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2: Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!”?
Gợi ý trả lời:
Những lời nói của gấu mẹ giúp gấu con nhận ra rằng, cả nhà gấu đều có đôi chân vòng kiềng, nhờ đôi chân này, ông nội gấu trở thành người giỏi nhất vùng, chính vì vậy, gấu con nên tự tin và cảm thấy may mắn khi được di truyền từ ông nội.
Soạn bài Gấu con chân vòng kiềng phần Sau khi đọc
Câu 1 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Kể lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con trong khoảng 7 dòng.
Gợi ý trả lời:
Gấu con đang vui vẻ đi dạo và nhặt những quả thông dưới mặt đất. Bỗng từ trên cao, một quả thông rơi vào đầu làm gấu con vướng chân và ngã ra. Thấy thế, con sáo liền trêu chọc cậu là chân vòng kiềng giẫm phải đuôi. Ngay lập tức, đàn thỏ hùa theo để chê bai gấu con. Vì quá xấu hổ, cậu chạy về nhà mách mẹ, gấu con tủi thân nên khóc rất to. Sau khi được mẹ giải thích rõ ràng về đôi chân vòng kiềng được di truyền từ ông nội và ông nội lại là người giỏi nhất vùng nên cậu lập tức cảm thấy bản thân thật tuyệt vời.
Câu 2 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con?
Gợi ý trả lời:
Trong cảm nhận của sáo và đàn thỏ, gấu con rất xấu xí vì mang một đôi chân vòng kiềng.
Câu 3 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Tại sao ở hai dòng số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo?
Gợi ý trả lời:
Đọc kỹ bài thơ trong quá trình soạn bài Gấu con chân vòng kiềng, em dễ dàng nhận ra, trong dòng thơ thứ 43 và 44, gấu con trở nên đầy kiêu hãnh vì cậu nhận ra chân vòng kiềng không hề xấu bởi đây là đặc điểm của giống loài. Hơn nữa, dù mang chân vòng kiềng nhưng ông nội của gấu lại là người giỏi nhất vùng. Chính những điều này đã khiến gấu con cảm thấy tự hào về gia đình và về đôi chân đặc biệt của mình.
Câu 4 (Trang 39, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Theo em, ngoại hình của một người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Theo em, ngoại hình của một người khá quan trọng nhưng nó không phải là thứ quyết định và tạo nên bản chất bên trong. Bất kể người đó mập mạp, thấp bé, hay có ngoại hình không ưa nhìn, chúng ta cũng không nên dùng những điểm yếu ấy để trêu chọc họ, đây chính là phép lịch sử cơ bản của mỗi người.
Bài tập liên hệ
Sau khi đã nắm được cách soạn bài Gấu con chân vòng kiến, học sinh nên tự tổng hợp lại kiến thức của tác phẩm bằng việc làm các bài tập liên quan.
Đề bài 1: Sau khi đã soạn bài Gấu con chân vòng kiềng và nắm được những nội dung trọng tâm từ bài giảng của giáo viên, em hãy lập dàn ý chi tiết phân tích hình ảnh nhân vật Gấu con.
Hướng dẫn làm bài:
Mở bài: Giới thiệu bài thơ Gấu con chân vòng kiềng của tác giả U-xa-chốp và khái quát nội dung văn bản bằng một câu ngắn gọn.
Thân bài: Với bài phân tích, tại phần thân bài học sinh cần triển khai 5 luận điểm sau:
Luận điểm 1: Tình huống truyện độc đáo.
Khi gấu con đang đi dạo trong rừng và nhặt những quả thông già dưới mặt đất thì bất ngờ bị một quả thông rơi vào đầu. Cú rơi mạnh khiến gấu con luống cuống và ngã nhào xuống đất.
Luận điểm 2: Thái độ của muôn loài khi thấy gấu con ngã.
- Con sáo hét to trêu chọc: "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!".
- Đàn thỏ đang núp trong bụi cũng hùa theo và chê bai: "Đến xấu!".
- Các loài vật trong rừng đồng thanh hô vang: "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ..."
Những lời chê bai, miệt thị ấy đã bủa vây gấu con khiến cậu vô cùng xấu hổ và tự ti vì ngoại hình của mình.
Luận điểm 3: Gấu con chạy về nhà mách mẹ.
Khi bị muôn loài trêu chọc về ngoại hình, gấu con chạy thật nhanh về nhà mách mẹ và nói giọng đầy trách cứ: “Con thà chết còn hơn". Cậu nấp sau cánh tủ, khóc lớn vì cả khu rừng này đã chê chân vòng kiềng xấu.
Luận điểm 4: Lời giải thích của mẹ gấu.
Thấy con buồn bã về ngoại hình, mẹ gấu giải thích rằng vòng kiềng là rất đẹp và đưa ra hàng loạt dẫn chứng: Chân mẹ vòng kiềng, chân bố cũng cong, chân ông nội cũng vậy và ông chính là người giỏi nhất vùng và mẹ luôn thấy tự hào vì được sở hữu đôi chân này.
Sau khi bình tâm lại, gấu con vui vẻ Ăn bánh mật và kiêu hãnh hét to "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!" Câu thơ này như một lời khẳng định về sự tự hào và không màng đến những lời chê bai, phán xét từ muôn loài.
Luận điểm 5: Qua nhân vật gấu con, học sinh tự liên hệ với thực tế và rút ra bài học cho bản thân.
Chúng ta không nên dùng những từ ngữ tiêu cực để chê bai người khác vì điều đó sẽ khiến họ mặc cảm. Khẳng định ngoại hình bên ngoài không quan trọng bằng tài năng và tâm hồn.
Kết bài: Khái quát lại nội dung và ý nghĩa bài thơ Gấu con chân vòng kiềng.
Đề bài 2: Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được, em hãy kể lại câu chuyện đầy cảm xúc trong bài thơ Gấu con chân vòng kiềng theo lời của nhân vật gấu con.
Hướng dẫn làm bài:
Vì sở hữu đôi chân vòng kiềng nên tôi luôn bị chê bai, giễu cợt. Một ngày nọ, khi đang rong chơi trong rừng, vô tình một quả thông già rơi trúng đầu khiến tôi ngã ra. Con sáo đang trên cây thấy vậy liên trêu chọc do mang chân vòng kiềng nên giẫm phải đuôi. Một đàn 5 con thỏ cũng hùa theo và chê chân vòng kiềng xấu xí quá.
Tôi xấu hổ nên bỏ chạy về nhà mách mẹ, nấp sau cánh tủ, tôi khóc lớn vì cả khu rừng đều chế nhạo. Mẹ tiến đến và ra lời khẳng định bà tự hào vì đôi chân vòng kiềng của tôi. Cả bố, mẹ, ông nội đều cũng có chân vòng kiềng và ông nội lại giỏi nhất vùng.
Lời giải thích của mẹ như xoa dịu ấm ức trong lòng tôi. Tôi bình tĩnh trở lại rửa sạch chân tay và thưởng thức bánh mật. Ăn xong, tôi kiêu hãnh hét lớn: Ta là chú gấu chân vòng kiềng.
Có thể nói, lựa chọn cách soạn bài Gấu con chân vòng kiềng bằng việc tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm và trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản là phương pháp tối ưu nhất để nắm trọn vẹn kiến thức của bài thơ.