Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm
Trước khi đi vào soạn văn bài Đường về quê mẹ chi tiết, học sinh nên có những hiểu biết nhất định về tác giả Đoàn Văn Cừ và tác phẩm của ông.
Tác giả
Đoàn Văn Cừ sinh năm 1913, mất năm 2004), quê ở Nam Lợi, Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông được độc giả biết đến trong những bài thơ viết về hội hè, đình đám ở nông thôn.
Tác giả vốn là giáo viên tiểu học nhưng ông yêu ngôn ngữ, hay tự sáng tác thơ ca. Vào năm 1939, tập thơ đầu tiên của ông với nhân đề Thôn ca đã được xuất bản.
Một vài tác phẩm tiêu biểu của Đoàn Văn Cừ có thể kể đến như: Thôn ca I (sáng tác 1944); Thơ lửa (sáng tác 1947); Việt Nam huy hoàng (sáng tác 1948); Bài phóng sự Quân dân Nam Định anh dũng chiến đấu (sáng tác 1953); Tuyển tập Đoàn Văn Cừ (sáng tác 1992)…
Tác phẩm
Khi soạn bài Đường về quê mẹ, tại phần tác phẩm học sinh cần nêu được đầy đủ các thông tin sau:
Thể loại: Thơ 7 chữ.
Xuất xứ: Bài thơ được trích trong tập Thơ Mới 1932 – 1945: Tác giả và tác phẩm của NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2001.
Phương thức biểu đạt: Sử dụng phương thức biểu cảm kết hợp miêu tả.
Bố cục: Trong lúc soạn văn 8 Đường về quê mẹ, học sinh nên chia văn bản thành 2 phần như sau:
- Phần 1: Khổ thơ đầu tiên: Nhắc lại không gian và thời gian khi nhân vật “tôi” về thăm quê.
- Phần 2: 5 khổ thơ còn lại: Những hình ảnh, khung cảnh hiện hữu trong ký ức của "tôi" khi trên đường về quê.
Giá trị nội dung và nghệ thuật: Đây là phần thông tin quan trọng khi soạn bài Đường về quê mẹ, vì vậy học sinh cần có sự tìm hiểu kỹ càng.
- Giá trị nội dung: Trọng tâm của bài thơ ăn là những hoài niệm của nhân vật "tôi" khi được cùng mẹ về quê về. Trong ký ức tươi đẹp ấy, cứ vào mỗi độ xuân về, mẹ lại dẫn đàn con thăm quê ngoại, những đứa trẻ vui mừng, háo hức và chờ đón khoảng thời gian đặc biệt này. Đồng thời, qua những dòng thơ, độc giả cảm nhận rõ được tình cảm yêu mến và niềm tự hào của đứa con về người mẹ của mình.
- Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã dùng ngòi bút tài năng để miêu tả thiên nhiên và con người thật sinh động, hiện lên trước mắt độc giả một bức tranh đồng quê với màu sắc tươi sáng, tràn ngập niềm vui tươi và sự hứng khởi
Soạn bài Đường về quê mẹ - Cánh diều
Trong quá trình soạn bài Đường về quê mẹ học sinh cần trả lời được các câu hỏi liên quan đến văn bản được đặt ra trong phần Chuẩn bị; Đọc hiểu và Sau khi đọc.
Soạn bài Đường về quê mẹ phần Chuẩn bị
Chuẩn bị 1 trang 47, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1: Đọc trước bài thơ Đường về quê mẹ và tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Đoàn Văn Cừ.
Gợi ý trả lời:
Nhà thơ Đoàn Văn Cừ sinh năm 1913, mất năm 2004, quê gốc ở Nam Định. Các sáng tác của ông thường viết về hội hè, đình đám và chợ tết nông thôn. Ngoài tên khai sinh, tác giả còn có nhiều bút danh khác như: Kẻ Sỹ, Cư sỹ Nam Hà và Cư sỹ Sông Ngọc. Ngoài sáng tác thơ ca, Đoàn Văn Cừ còn hướng ngòi bút của mình đến văn xuôi.
Soạn bài Đường về quê mẹ phần Đọc hiểu
Câu 1 (Trang 48, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Chú ý thời điểm và không gian khi mẹ đưa “tôi” về ngoại.
Gợi ý trả lời:
Mẹ đưa nhân vật “tôi” về quê ngoại vào thời điểm mùa xuân.
Câu 2 (Trang 48, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Ở các khổ 2, 4: Thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên qua khổ thơ 2 và 4 là:
- Thiên nhiên tràn đầy sức sống với rặng đề, dòng sông trắng, đường xanh nắng vàng, trời xanh cò trắng và lá bàng xơ xác.
- Con người đang miệt mài lao động, từng đoàn người về ấp gánh khoai lang.
Câu 3 (Trang 48, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Ở các khổ 3, 5: Chú ý các hình ảnh tác giả khắc họa về người mẹ trên con đường về quê.
Gợi ý trả lời:
Các hình ảnh khắc họa dáng vẻ người mẹ trên đường về quê gồm: thúng cắp bên hông, đầu đội nón, áo the nâu, mắt sáng, đôi môi hồng, đôi má đỏ au,...
Câu 4 (Trang 48, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Em hiểu nghĩa của từ ngữ “mang đi” trong dòng 20 là gì?
Gợi ý trả lời:
Trong dòng thơ thứ 20, từ “mang đi” có nghĩa tuổi thanh xuân của mẹ đã bị thời gian "mang đi".
Câu 5 (Trang 48, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Xác định thể thơ, vần và nhịp của bài thơ.
Gợi ý trả lời:
Bài thơ thuộc thể bảy chữ. Vần thơ được gieo là vần chân (ngần với thân, đê với bê, vàng với bàng, đầu với nâu, đồng với hồng, quen với quên). Nhịp thơ 4/3.
Soạn bài Đường về quê mẹ phần Sau khi đọc
Câu 1 (Trang 49, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Bài thơ là lời của ai? Nêu ấn tượng chung của em về tác phẩm?
Gợi ý trả lời:
Bài thơ chính là lời của nhân vật “tôi”. Khi đọc từng dòng thơ của Đoàn Văn Cừ, trong suy nghĩ của em hiện lên hình ảnh của tuổi thơ tinh nghịch, vô tư và khờ dại, luôn mong muốn đến mùa xuân để được trở về quê ngoại. Với ngôn từ giản dị, câu thơ chân thực, hình ảnh làng quê và người mẹ hiện lên thật ý nghĩa và mang vẻ đẹp hoàn hảo.
Câu 2 (Trang 49, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ và đặt tên cho từng phần.
Gợi ý trả lời:
Khi soạn bài Đường về quê mẹ, học sinh có thể tham khảo cách chia bố cục trong phần tác phẩm đã được đề cập phía trên. Ngoài sự phân chia ấy, độc giả cũng nên tham khảo bố cục sau đây:
- Khổ thơ thứ nhất: Nêu không gian và thời gian khi nhân vật “tôi” về quê.
- Khổ thơ thứ 2 và thứ 4: Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người nơi làng quê.
- Khổ thơ thứ 3 và thứ 5: Người mẹ trên đường về quê và sự xuất hiện của những cảnh vật quen thuộc.
- Khổ thơ thứ 6: Những tâm tư và tình cảm mà tác giả hướng về cội nguồn.
Câu 3 (Trang 49, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.
Gợi ý trả lời:
Những hình ảnh và chi tiết miêu tả về thiên nhiên và con người trong bài thơ Đường về quê mẹ là: Rạng đề, dòng sông uốn lượn, cồn xanh, bãi tía, trời xanh, đường làng, lá bàng xen kẽ trên nền thiên nhiên ấy là hình ảnh người nông dân đang xới cà, xới ngô, gánh khoai lang.
Những hình ảnh này đã giúp nhân vật “tôi” nhớ lại những lần được cùng mẹ về quê ngoại. Cảnh vật sinh động và tràn đầy sức sống, nó hiện lên như một bức tranh với những màu sắc và đường nét tinh tế, hài hòa. Con người xuất hiện với sự vui tươi, phấn khởi và niềm vui trong lao động.
Câu 4 (Trang 49, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Bài thơ đã diễn ra được tâm trạng và tình cảm gì của nhà thơ?
Gợi ý trả lời:
Trong lúc soạn bài Đường về quê mẹ, em nhận thấy tác giả đã thể hiện tâm trạng và tình cảm của mình vào mỗi độ xuân về khi theo mẹ về quê. Những hình ảnh thân quen nơi quê nghèo lần lượt hiện lên về trong tâm trí của nhà thơ.
Câu 5 (Trang 49, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? Hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thể hiện chi tiết, hình ảnh đó.
Gợi ý trả lời:
Đọc toàn bộ bài thơ, em thích nhất hình ảnh người mẹ. Nếu tưởng tượng để vẽ lại bức tranh về nhân vật này, em sẽ thể hiện bức tranh sau:
Bài tập liên hệ
Khi đã hoàn thành thao tác soạn bài Đường về quê mẹ, học sinh nên tự tổng hợp các kiến thức đã nắm được bằng cách làm bài tập liên quan đến tác phẩm này.
Đề bài: Dựa vào quá trình soạn bài Đường về quê mẹ và bài giảng từ giáo viên, em hãy lập dàn ý chi tiết phân tích bài thơ này.
Hướng dẫn làm bài:
Mở bài: Giới thiệu một vài nét về tác giả Đoàn Văn Cừ và dẫn dắt vào tác phẩm Đường về quê mẹ.
Thân bài: Lần lượt phân tích từng khổ thơ để tóm lược nội dung trọng tâm của tác phẩm.
Luận điểm 1: Những kỉ niệm xuất hiện trong tâm trí nhân vật "tôi" khi nhớ những lần được về quê cùng mẹ.
- Mỗi mùa xuân về, u lại dẫn "tôi" về quê ngoại để nhận họ hàng.
- Để về được quê ngoại, chúng tôi phải đi qua những rặng đề, dòng sông trắng ven đê và những cồn xanh, bãi tía.
=> Khung cảnh yên bình, quen thuộc, đưa độc giả vào sự tĩnh lặng và yên ả.
Luận điểm 2: Hình bóng quen thuộc của người mẹ mỗi lần về quê
Hiện lên trong suy nghĩ của "tôi", người mẹ cắp cái thúng bên hông, trên đầu đội nón, người mặc áo the nâu,...
=> Đây là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam truyền thông mang đầy đủ vẻ đẹp diện mạo và tâm hồn.
Luận điểm 3: Khung cảnh lao động và sinh hoạt nơi làng quê khiến tâm trạng nhân vật "tôi" vô cùng vui tươi, phấn khởi.
- Quê hương tươi đẹp với làn gió mát và ánh nắng vàng, trên nền ấy là hình ảnh những con người đang hăng say lao động.
- Từng đàn cò trắng bay lượn trên bầu trời
Luận điểm 4: Những hoài niệm của nhân vật "tôi" về mẹ.
Người mẹ hiện lên trong tâm trí "tôi" vô cùng đẹp đẽ trong tà áo nâu, bóng mẹ chẳng khác gì bóng người thôn nữ, cả làng đều khen mẹ tôi thảo hiền, dù đã theo chồng nhưng vẫn không quên đường về quê.
Kết bài: Khẳng định Đường về quê mẹ của tác giả Đoàn Văn Cừ thành công cả về giá trị nội dung và nghệ thuật.
Soạn bài Đường về quê mẹ là cách đơn giản nhất giúp học sinh có thể tiếp cận văn bản. Thông qua những dòng thơ, người học cảm nhận rõ nét tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ trong mỗi lần được cùng mẹ trở lại quê hương, đó là niềm khát khao, sự tự hào của nhân vật "tôi" về người mẹ của mình.