Tìm hiểu chung về tác phẩm
Khi bắt đầu soạn bài Đêm nay Bác không ngủ, học sinh cần tìm hiểu về tác giả, tác phẩm để nắm được khái quát nội dung của bài.
Tác giả
Tác giả Minh Huệ (1927 - 2003) tên khai sinh của ông là Nguyễn Đức Thái, quê ở thành phố Vinh, Nghệ An. Ông bắt đầu làm thơ từ thời kháng chiến chống Pháp.
Tác phẩm
Để giúp bạn soạn bài Đêm nay Bác không ngủ lớp 6 chi tiết và đầy đủ nhất thì không thể thiếu được phần hoàn cảnh sáng tác, bố cục và tóm tắt văn bản dưới đây:
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác trong chiến dịch Biên giới năm 1950 khi Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
Thể thơ: 5 chữ
Bố cục: Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ, bạn nên chia văn bản làm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến lấy sức đâu mà đi): Tình cảm của anh đội viên đối với Bác trong lần đầu thức dậy.
- Phần 2 (tiếp đến Anh thức luôn cùng Bác): Tâm trạng của anh đội viên trong lần thứ 3 thức dậy.
- Phần 3 (Còn lại): Hình tượng Bác Hồ.
Tóm tắt văn bản: Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ cùng với anh đội viên. Trong đêm mưa giá rét ấy, sâu một ngày dành hành quân, Bác vẫn không sao ngủ được vì thương đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng. Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ khiến anh đội viên cảm thấy vô cùng xúc động và lo lắng.Sau hai lần khuyên nhủ Bác đi ngủ nhưng vẫn không được, anh đã quyết định thức cùng Bác với sự tự hào và hạnh phúc.
Nghệ thuật: Ngôn từ giản dị, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật và giọng điệu tha thiết
Hướng dẫn soạn bài Đêm nay Bác không ngủ - Cánh diều
Dựa vào hướng dẫn soạn bài Đêm nay Bác không ngủ trong bộ sách Cánh Diều dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh mở rộng thêm hiểu biết và cảm nhận về tác phẩm.
Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ lớp 6: Phần chuẩn bị
Khi soạn bài Đêm nay Bác không ngủ có chứa các yếu tố tự sự hoặc miêu tả, học sinh cần chú ý:
- Đọc kỹ văn bản và xác định câu chuyện được kể trong bài.
- Nhận biết những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng của những yếu tố ấy.
- Chỉ ra các nét đặc trưng về hình thức nghệ thuật của bài thơ
- Ý nghĩa của bài thơ và rút ra bài học.
Câu chuyện được kể vào đêm đông ở chiến trường, anh chiến sĩ mấy lần tỉnh giấc đều thấy Bác Hồ ngồi trầm ngâm không ngủ, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác. Sau khi nghe được những lời tâm sự, anh lại càng thấm thía và biết ơn nỗi lòng của người Cha già vĩ đại.
- Yếu tố tự sự có trong văn bản là câu chuyện mà anh bộ đội đã kể lại những gì mà mình chứng kiến.
- Yếu tố miêu tả trong văn bản là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả về ngoại hình, dáng vẻ của Bác.
Các yếu tố này giúp cho hình ảnh của Bác Hồ được hiện lên một cách chân thực, rõ ràng nhất. Qua đó, người đọc cũng sẽ hiểu hơn về phẩm cách và sự hy sinh muôn đời của Người dành cho nhân dân.
Nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật: Trong quá trình soạn bài Đêm nay Bác không ngủ, có thể thấy nhà thơ đã sử dụng thể thơ 5 chữ với nhịp điệu sâu lắng, tình cảm gợi lên tình yêu thương, trân trọng đối với Bác của anh bộ đội. Bên cạnh đó, còn làm nổi bật hơn sự hy sinh thiêng liêng của Bã dành cho nhân dân.
Sau khi soạn bài Đêm nay Bác không ngủ, các bạn học sinh càng thêm thấm thía và biết ơn những người bộ đội, chiến sĩ và đặc biệt là Bác Hồ kính yêu. Họ đã dành cả cuộc đời để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Để chúng em có được cuộc sống hoà bình, tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay.
Câu hỏi trang 28 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: Đọc trước bài thơ Đêm nay Bác không ngủ và tìm hiểu về tác giả Minh Huệ?
Gợi ý trả lời
Học sinh khi soạn văn 6 Đêm nay Bác không ngủ, cần đọc trước bài thơ và tìm hiểu kỹ về tác giả và cả tác phẩm:
Tiểu sử nhà thơ Minh Huệ:
Tác giả Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái sinh ngày 3/10/2027, là một nhà thơ hiện đại Việt Nam. Bên cạnh bút danh Minh Huệ, ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái.
Nhà thơ sinh ra tại Bến Thuỷ thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Sự nghiệp cách mạng của tác giả gắn liền với sự nghiệp văn học:
Ông hoạt động cho Việt Minh từ 5/1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8/1945.
Khi Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền văn nghệ tuyên huấn, báo chí tại Nghệ An, khu uỷ khu Bốn và một số nơi khác.
Ông bắt đầu cầm bút sáng tác vào năm 1951 khi mới 24 tuổi. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV, Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình,...
Một số tác phẩm tiêu biểu:
Tác giả được nhiều người biết đến với các tác phẩm thơ “Đêm nay Bác không ngủ” và đã được phong tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); Đất chiến hào (1970).
Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ lớp 6: Phần đọc hiểu
Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: Chỉ ra tác dụng của các từ láy trong khổ thơ thứ hai?
Gợi ý trả lời
Các từ láy trong khổ thơ thứ 2 gồm: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác.
Tác dụng: Các từ láy này gợi ra vẻ suy tư, lo lắng của Bác trong hoàn cảnh thiếu thốn, mưa gió khắc nghiệt. Các từ láy đã làm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho khổ thơ.
Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong dòng thơ số 11?
Gợi ý câu trả lời
Câu thơ “Người cha mái tóc bạc” sử dụng biện pháp ẩn dụ.
Tác dụng: “Người cha” ở đây được ẩn dụ cho “Bác Hồ”. Bác luôn quan tâm, lo lắng cho từng bữa ăn, giấc ngủ của những người chiến sĩ giống như tình cảm của một người cha quan tâm, yêu thương những đứa con của mình.
Câu hỏi trang 29 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: Chú ý tác dụng của dấu gạch đầu dòng ở các dòng thơ số 23, 25 và việc tạo yếu tố tự sự
Gợi ý trả lời
Hai dòng thơ đó là:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ?
- Chú cứ việc ngủ ngon
Tác dụng: Dấu gạch đầu dòng ở 2 câu thơ thể hiện lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu hỏi trang 30 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: Các từ " đinh ninh", " phăng phắc" giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này như thế nào?
Gợi ý trả lời
Các từ “đinh ninh”, “phăng phắc” gợi ra hình ảnh đêm tối tĩnh lặng, Bác ngồi trầm ngâm, suy nghĩ về những vấn đề lớn lao của dân tộc. Hai từ láy này có tác dụng miêu tả chân dung Bác, khắc hoạ được rõ ràng tư thế, dáng vẻ trầm tư của Bác trong đêm không ngủ.
Câu hỏi trang 31 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: Khổ thơ này thể hiện tâm trạng của ai?
Gợi ý trả lời
Khổ thơ thể hiện tâm trạng của Bác Hồ khi nghĩ về những người dân công đêm nay phải ngủ ở ngoài rừng hoang, lạnh buốt.
Câu hỏi trang 31 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: Xác định cách gieo vần của hai khổ thơ cuối?
Gợi ý trả lời
Cách gieo vần của bài hai khổ thơ cuối: Chữ cuối ở dòng 2 gieo vần với chữ cuối ở dòng 3 (hồng - mông), khổ cuối có cách gieo đặc biệt hơn: Chữ cuối dòng 3 vần với chữ cuối ở dòng 4 (tình - Minh).
Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ lớp 6: Phần sau khi đọc
Câu 1 (Trang 31 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2): Bài thơ có những nhân vật nào? Tìm các chi tiết liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 9-10 dòng)?
Gợi ý trả lời
Bài thơ gồm có 2 nhân vật là Bác Hồ và anh đội viên.
- Hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật: Vào một đêm trời đã khuya, ngoài trời mưa, bên cạnh bếp lửa hồng ở một mái lều tranh xơ xác.
Kể lại câu chuyện dựa theo trật tự thời gian:
Hôm đó, vào một đêm mùa đông trời mưa rét, tôi giật mình tỉnh giấc thức dậy. Lúc này, tôi thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa bèn giục Bác đi ngủ nhưng Bác nói hãy cứ ngủ trước đi. Bác lặng lẽ đi rém chăn và đốt lửa cho chúng tôi ngủ. Tôi thiếp vào giấc ngủ lúc nào không hay, lần thứ hai tỉnh giấc vẫn thấy Bác ngồi đó với vẻ mặt đầy suy tư. Tôi không khỏi lo lắng, bồn chồn giục Bác đi ngủ nhưng Bác vẫn lặng lẽ ngồi. Đến lần thứ ba tỉnh giấc, tôi đến tận nơi bảo Bác đi ngủ không sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Lúc này, Bác mới tâm sự với tôi về những lo lắng, băn khoăn của mình, Bác lo cho đoàn dân công không có chỗ ngủ, không có chăn, màn mà ngoài trời lại đang mưa. Tôi nghe xong trong lòng cũng đầy thương xót và biến ơn vô cùng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đêm đó, tôi và Bác cùng nhau thức tới sáng, đó là kỷ niệm mãi mãi không thể nào quên.
Câu 2 (Trang 31 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2): Liệt kê các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công. Chi tiết nào gây ấn tượng nhất cho em?
Gợi ý trả lời
Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác với người chiến sĩ và dân công: “đi dém chăn từng người một”, “sợ cháu giật mình Bác nhón chân nhẹ nhàng”, “Bác thương đoàn dân công đêm nay phải ngủ ngoài rừng”, “nóng ruột, mong trời sáng mau mau”.
Chi tiết ấn tượng nhất: “Sợ cháu mình giật thột/Bác nhón chân nhẹ nhàng”.
Câu 3 (Trang 31 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2): Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ (từ dòng 1 đến dòng 44). Chi tiết nào đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất?
Gợi ý trả lời
Chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác: “anh đội viên nhìn Bác, càng nhìn lại càng thương”, “Người cha mái tóc bạc, đốt lửa cho anh nằm”, “Anh nằm lo Bác ốm/Lòng anh cứ bề bộn”, “Bác ơi!Bác chưa ngủ/Bác có lạnh lắm không”, “Anh hốt hoảng giật mình, vội vàng nằng nặc”, “Lòng vui sướng mênh mông/Anh thức luôn cùng Bác”.
Chi tiết để lại nhiều cảm xúc nhất là: “Bác ơi! Bác chưa ngủ?/Bác có lạnh lắm không?
Câu 4 (Trang 32 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2): Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần trong bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?
Gợi ý trả lời
Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được lặp lại 3 lần.
Ý nghĩa của việc lặp lại: Tương ứng với ba lần thức giấc của anh đội viên đều thấy Bác chưa ngủ, việc lặp lại này nhằm nhấn mạnh sự lo lắng, yêu thương và trăn trở của Bác dành cho những người chiến sĩ, dân công. Bên cạnh đó cũng thể hiện sự băn khoăn của anh đội viên dành cho Bác.
Câu 5 (Trang 32 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2): Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể?
Gợi ý trả lời
Một số yếu tố miêu tả trong văn bản: “Vẻ mặt trầm ngâm”, “mưa lâm thâm”, “mái lều tranh xơ xác”, “nhón chân nhẹ nhàng”, “bóng Bác cao lồng lộng”, “ấm hơn ngọn lửa hồng”.
Hình ảnh thích nhất: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”.
Tác dụng của yếu tố miêu tả: Ngoài trời mưa lâm thâm/Mái lều tranh xơ xác thể hiện cuộc sống khắc nghiệt, thiếu thốn mà những người lính đã phải trải qua.
Câu 6 (Trang 32 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2: Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kể lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:
Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ?
Gợi ý trả lời
Sự giống nhau và khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của tác giả Minh Huệ:
Giống nhau: Nội dung đều thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác đối với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ đối với người lãnh tụ.
Khác nhau:
- Hình thức: 1 bài là văn xuôi, 1 bài diễn đạt bằng thể thơ 5 chữ.
- Ngôi kể của bài thơ là ngôi thứ nhất (anh đội viên) còn bài văn trên theo ngôi kể thứ ba chỉ là Minh Huệ nghe kể lại.
Bài tập liên hệ
Ngoài những câu hỏi trong sách giáo khoa, trong lúc soạn bài Đêm nay Bác không ngủ, học sinh nên tham khảo thêm một số bài tập liên hệ sau:
Đề bài 1: Câu chuyện ấy được kể từ ngôi thứ mấy? Điểm nhìn trần thuật là điểm nhìn của nhân vật nào? Nêu tác dụng của các sử dụng ngôi kể, điểm nhìn ấy của tác giả.
Gợi ý trả lời
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Anh vừa là người chứng kiến vừa trực tiếp đối thoại với Bác => Sử dụng ngôi thứ nhất khiến lời văn tự nhiên và sinh động hơn.
Đề bài 2: Vì sao trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ, tác giả không kể lần thức dậy thứ 2 của anh đội viên?
Gợi ý trả lời
Sau khi soạn bài Đêm nay Bác không ngủ, học sinh có thể giải thích được lý do vì sao tác giả không kể lần thứ 2 thức dậy của anh đội viên vì: Trong đêm đấy anh đã thức dậy rất nhiều lần và lần nào cũng chứng kiến cảnh Bác không ngủ. Từ lần một cho đến lần ba, tâm trạng của anh có phần nào biến đổi rõ rệt. Qua đó, cho người đọc thấy được tình cảm và tấm lòng cao cả của Bác đối với bộ đội và nhân dân.
Hướng dẫn soạn bài Đêm nay Bác không ngủ sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng tiếp cận văn bản một cách đầy đủ, chi tiết nhất. Dựa vào những thông tin trên, khi làm bài học sinh có thể dễ dàng triển khai các luận điểm và ngôn từ phong phú, đa dạng hơn. .