Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Điều đầu tiên học sinh cần quan tâm khi soạn bài Bài học đường đời đầu tiên là tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm.
Tác giả
Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn Tô Hoài. Ông sinh năm 1920, mất năm 2014, quê gốc ở Hà Nội.
Cuộc đời
Theo yêu cầu đặt ra từ các giáo viên Ngữ văn, quá trình soạn bài Bài học đường đời đầu tiên, học sinh cần tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời của tác giả.
Theo các tài liệu được ghi chép lại, Tô Hoài sinh ra vào thời kỳ đất nước còn nhiều khó khăn, loạn lạc, chứng kiến nhiều bước thăng trầm của lịch sử. Thời thanh niên, ông phải làm nhiều việc để kiếm sống như dạy học, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn,...
Cuộc đời ông như được bước sang trang mới khi tác giả quyết tâm theo nghiệp văn chương. Bắt đầu từ năm 1954, Tô Hoài dành hết tâm huyết cho các sáng tác của mình.
Phong cách sáng tác
Tô Hoài là người có vốn sống phong phú cùng tài năng quan sát và miêu tả tinh tế nên các sáng tác của ông đều giàu hình ảnh, gần gũi với đời sống nhân dân. Đó chính là lý do khiến khán giả bị cuốn hút mỗi khi đọc các tác phẩm của nhà văn này.
Thành tựu văn học
Trong sự nghiệp của mình, Tô Hoài đã để lại hàng trăm tác phẩm có giá trị như: Dế Mèn phiêu lưu ký; O chuột; Truyện Tây Bắc; Miền Tây; Ba người khác,...
Tác phẩm
Trong lúc soạn bài Bài học đường đời đầu tiên, tại phần tác phẩm học sinh nên chú ý làm rõ các thông tin về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và bố cục tác phẩm. Cụ thể:
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài học đường đời đầu tiên được trích trong chương 1 của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.
Bố cục: Tác phẩm được chia thành 2 phần.
- Phần 1: Từ đầu => không thể làm lại được: Nội dung đoạn trích nói về bức tranh tự họa của chàng Dế Mèn
- Phần 2: Đoạn còn lại: Những bài học đường đời mà dế trải qua.
Tóm tắt nội dung
Nếu giáo viên yêu cầu soạn văn 6 Bài học đường đời đầu tiên, học sinh có thể chọn cách tóm tắt nội dung của văn bản theo đúng mạch truyện.
Tình huống truyện
Ngay đầu đoạn trích, tác giả Tô Hoài đã tạo nên hình ảnh Dế Mèn vô cùng sống động mang vẻ đẹp của một chàng Dế mới lớn cùng tính nết kiêu căng, ngỗ nghịch.
Diễn biến
Mang trong mình sức mạnh và sự cường tráng, Dế Mèn tự mãn về bản thân, anh ta trêu chọc chị Cốc và những người hàng xóm, tự đặt tên cho chú Dế Choắt vì cho rằng ngoại hình người bạn ốm yếu, giọng điệu chê bai bạn có lớn mà không có khôn, sống bẩn thỉu, hôi hám,... Câu chuyện trở nên kịch tính khi Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết đầy thương tâm của Dế Choắt.
Kết thúc
Hành động thiếu suy nghĩ của Dế Mèn đã để lại hậu quả nặng nề, trả giá bằng mạng sống của Dế Choắt tội nghiệp. Thế nhưng khi thấy chị Cốc mổ Choắt, Dế Mèn nằm im thin thít trong hang. Chi tiết này cho thấy, anh ta là kẻ hèn nhát, ích kỷ, lỗi lầm do bản thân gây ra nhưng lại để đồng loại chịu tội thay.
Tô Hoài đã tạo nên một kết thúc vô cùng ý nghĩa, Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn nhận được đó là sự nông nổi của bản thân gây ra cái chết cho người hàng xóm và day dứt vì câu nói của Dế Choắt trước khi chết, khuyên Mèn nên bỏ thói ngỗ ngược, suy nghĩ trước khi làm.
Giá trị nội dung và nghệ thuật
Bạn đừng quên bỏ qua những giá trị nội dung và nghệ thuật khi soạn văn lớp Bài học đường đời đầu tiên bởi 2 ý này thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra.
Giá trị nội dung
Bằng tài năng và những am hiểu về thế giới động vật, thông qua đoạn trích, tác giả Tô Hoài đã miêu tả hình ảnh chú Dế Mèn với vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn đầy sức sống của một chàng dế mới trưởng thành có bản tính kiêu căng, tự phụ, coi thường những người bạn bè, hàng xóm quanh mình, để rồi cuối cùng phải nhận bài học nhớ đời.
Dụng ý tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm là bất cứ con người hay loài vật đều phải có sự khiêm tốn, sẵn lòng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
Giá trị nghệ thuật
Trong đoạn trích, Tô Hoài đã thành công trong việc xây dựng thế giới con vật nhỏ bé theo phương pháp nhân hóa kết hợp cùng giọng văn hấp dẫn, miêu tả sống động.
Ngoài ra, tác giả đã xây dựng hình tượng nhân vật chính gần gũi với thế giới trẻ thơ, lựa chọn ngôi kể thứ nhất hấp dẫn, lời văn giàu hình ảnh và tính tạo hình, sử dụng nhiều phép tu từ độc đáo. Tất cả những điều đó đã làm nổi bật và tạo sức hút cho văn bản khiến độc giả bị cuốn vào từng trang văn.
Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên ngắn nhất - Cánh diều
Nếu đang theo học bộ sách Cánh diều, nếu muốn soạn bài Bài học đường đời đầu tiên ngắn nhất, học sinh chỉ cần trả lời được 6 câu hỏi sau:
Câu 1 (Trang 10, sách Ngữ văn lớp 6)
Chuyện được kể theo lời Dế Mèn. Các nhân vật tham gia vào câu chuyện này là Dế Mèn, Dế Choắt và chị Cốc.
Câu 2 (Trang 10, sách Ngữ văn lớp 6)
Dế Mèn cảm thấy ân hận vì đã trêu chọc chị Cốc nên gây ra cái chết của Dế Choắt.
Tóm tắt đoạn trích trong 2 - 3 câu văn: Chàng Dế Mèn vô cùng khỏe mạnh, cường tráng nhưng có tính cách kiêu căng. Cậu ta bày trò trêu chị Cốc khiến chị vô cùng giận giữ, để rồi hậu quả khiến Dế Choắt chết oan.
Câu 3 (Trang 10, sách Ngữ văn lớp 6)
Cách soạn bài học đường đời đầu tiên ngắn nhất tại câu hỏi 3 là học sinh trả lời luôn vào trọng tâm câu hỏi. Sau khi trêu đùa chị Cốc, Dế Mèn leo lên giường bắt chân chữ ngũ và cảm thấy vui vẻ, thú vị. Nhưng chứng kiến cảnh Dế Choắt bị Cốc mổ đến chết, Dế Mèn sợ hãi, ân hận về hành động của bản thân.
Câu 4 (Trang 10, sách Ngữ văn lớp 6)
Ngay từ những dòng văn đầu tiên, hình ảnh Dế Mèn đã hiện lên với vẻ tự tin và đầy hãnh diện, kiêu căng, tự mãn.
Câu 5 (Trang 10, sách Ngữ văn lớp 6)
Bài học Dế Mèn rút ra sau khi người hàng xóm chết là cần thay đổi bản tính, suy nghĩ kỹ càng trước mọi hành động để không gây hậu quả cho bản thân và những người xung quanh.
Câu 6 (Trang 10, sách Ngữ văn lớp 6)
Những điểm có thật về thế giới loài vật được Tô Hoài miêu tả trong chuyện là:
- Đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần, nhọn hoắt.
- Người rung rinh màu nâu bóng mỡ, soi gương được
- Đầu to, nổi từng tảng rất bướng.
- Cái răng đen nhai ngoàm ngoạp.
Những chi tiết nhân cách hóa bao gồm:
- Ăn uống điều độ, làm việc chừng mực nên nhanh lớn.
- Chàng dế cường tráng.
- Dế Mèn trịnh trọng đưa hai chân lên vuốt râu.
- Đi đứng oai vệ.
- Cà khịa với bà con trong xóm.
Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên - Chân trời sáng tạo
Trong bộ sách Chân trời sáng tạo, tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên có 5 câu hỏi học sinh cần giải đáp.
Câu 1 (Trang 84, sách Ngữ văn lớp 6)
Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi”, đó chính là lời của nhân vật Dế Mèn. Điều này giúp em nhận ra, Dế Mèn rất tự tin về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình.
Câu 2 (Trang 84, sách Ngữ văn lớp 6)
Nhân vật "tôi" có đặc điểm: kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy mạnh bắt nạt kẻ yếu.
Câu 3 (Trang 84, sách Ngữ văn lớp 6)
Những từ ngữ trên cho thấy nhân vật Dế Mèn đã có thái độ ân hận, hối lỗi và tự bản thân ngu ngốc.
Câu 4 (Trang 84, sách Ngữ văn lớp 6)
Việc Dế Choắt muốn đào cái ngách nhỏ sang nhà nhân vật “tôi” cho thấy Choắt biết mình yếu ớt và nghĩ Dế Mèn là người khỏe tốt bụng.
Câu 5 (Trang 84, sách Ngữ văn lớp 6)
Cụm từ “đứa ích kỉ” chính là lời Dế Mèn tự nói về mình. Anh ta tự nhận thức được sự ích kỉ và trò đùa nông nổi của bản thân đã gây ra hậu quả nặng nề.
Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên - Kết nối tri thức
Trong bộ sách Kết nối tri thức, phần soạn bài Bài học đường đời đầu tiên yêu cầu học sinh trả lời 7 câu hỏi. Dưới đây là gợi ý chi tiết cho từng câu mà bạn có thể tham khảo:
Câu 1 (Trang 19, sách Ngữ văn lớp 6)
Ở câu 1, học sinh cần nêu được ngôi thứ của câu chuyện là ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi”.
Câu 2 (Trang 19, sách Ngữ văn lớp 6)
Những chi tiết miêu tả rõ nét ngoại hình và hành động của Dế Mèn là:
Ngoại hình
- Đôi càng mẫm bóng.
- Vuốt cứng dần, nhọn hoắt.
- Đôi cánh thành cái áo dài kín xuống tận đuôi.
- Đầu rất bướng.
- Răng đen nhánh.
- Sợi râu dài, uốn cong.
Hành động:
- Co cẳng đạp phanh phách.
- Đưa hai chân lên vuốt râu.
- Đi đứng oai vệ, hùng dũng.
- Cà khịa với bà con trong xóm.
Câu 3 (Trang 19, sách Ngữ văn lớp 6)
Điều khiến em thích nhất ở nhân vật Dế Mèn là ngoại hình đẹp, vô cùng khỏe mạnh và cường tráng.
Điều em không thích ở nhân vật này đó là tính cách kiêu căng, hống hách, coi thường đồng loại.
Câu 4 (Trang 19, sách Ngữ văn lớp 6)
Cần khẳng định những lời Dế Mèn đã nói với Dế Choắt đều tỏ rõ sự chê bai, anh ta chê Choắt sinh sống cẩu thả, nhà cửa tuềnh toàng, có lớn mà chẳng có khôn, hôi như cú mèo.
Câu 5 (Trang 19, sách Ngữ văn lớp 6)
Những cảm xúc của Dế Mèn sau khi chứng kiến cái chết của Dế Choắt là:
- Sợ hãi khi nhìn chị Cốc mổ Choắt, anh ta “im thin thít”.
- Bàng hoàng vì hậu quả mình gây ra.
- Tỏ ra ân hận.
Câu 6 (Trang 19, sách Ngữ văn lớp 6)
Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học:
Sống ở đời mà giữ thói hung hăng, có óc mà không biết nghĩ sẽ chuốc họa vào thân.
Không kiêu căng, khinh thường ai, phải yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế.
Câu 7 (Trang 19, sách Ngữ văn lớp 6)
Ngoại hình của nhân vật Dế Choắt, thân người gầy gò, ốm yếu, xấu xí. Nếu gặp người như Dế Choắt chắc chắn em sẽ đồng cảm, yêu thương và giúp đỡ họ.
Bài tập liên hệ
Sau khi đã nắm rõ các cách soạn bài Bài học đường đời đầu tiên, học sinh nên vận dụng các kiến thức đã tiếp thu được để làm bài tập liên hệ.
Bài tập 1: Viết đoạn văn ngắn 4 - 5 nêu bài học mà em rút ra được sau khi soạn bài Bài học đường đời đầu tiên.
Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn, chân dung Dế Mèn hiện lên đầy vẻ đẹp đẽ và sống động. Cốt truyện gây ấn tượng bởi cảnh Mèn trêu chị Cốc để rồi dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Chỉ đến lúc này anh ta mới nhận ra được lỗi lầm do mình gây ra. Dế Mèn tỏ ra ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên trong cuộc sống. Đây cũng chính là bài học dành cho tất cả những người có tính cách kiêu căng, hống hách, luôn cho mình là trung tâm của vũ trụ.
Bài tập 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài.
Nhân vật Dế Mèn đã để lại cho em nhiều suy ngẫm về thái độ sống và cách cư xử. Dưới ngòi bút của Tô Hoài, Dế Mèn được xây dựng với một ngoại hình ưa nhìn, có sức mạnh và sự tự tin. Tuy nhiên, từ những hành động và lời nói của nhân vật này, em đã rút ra nhiều bài học có giá trị. Dế Mèn có diện mạo cường tráng nhưng đạo đức lại chưa tốt, cậu ta coi khinh người bạn Dế Choắt, miệt thị đồng loại của mình, trêu đùa chị Cốc nhưng khi để lại hậu quả lại trở nên hèn nhát, nằm “im thin thít” trong hang. Sau cái chết của Choắt, Dế Mèn như nhận ra lỗi lầm của bản thân, anh ta ân hận và day dứt suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời.
Không mất quá nhiều thời gian nhưng việc soạn bài Bài học đường đời đầu tiên lại trở nên vô cùng có giá trị bởi nó sẽ giúp học nắm bắt được thông tin cơ bản về tác giả và nội dung tác phẩm. Kết hợp cùng quá trình nghe bài giảng của giáo viên trên lớp thì chắc chắn mọi đề thi liên quan đến đoạn trích đều không thể làm khó bạn.