Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Điều đầu tiên học sinh cần quan tâm khi soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 là tìm hiểu thông tin khái quát về tác giả và tác phẩm.
Tác giả
Theo thông tin được cung cấp trong văn bản, tác giả của Ai ơi mồng 9 tháng 4 là nhà báo Anh Thư. Với kinh nghiệm 13 năm làm việc tại Báo điện tử VTC News, nhà báo Anh Thư đã trải nghiệm đa dạng các khâu trong hoạt động báo chí, từ công tác phóng viên, biên tập nội dung đến quản lý tòa soạn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của báo.
Tác phẩm
Khi soạn văn 6 Ai ơi mồng 9 tháng 4, tại phần tác phẩm học sinh nên chú ý làm rõ các thông tin về thể loại, xuất xứ, phương thức biểu đạt, ngôi kể, tóm tắt nội dung và chia bố cục của văn bản. Cụ thể:
Thể loại: Ai ơi mồng 9 tháng 4 thuộc thể loại văn bản thông tin.
Xuất xứ: Văn bản được trích từ báo điện tử Hà Nội mới, số ra ngày 7/4/2004.
Phương thức biểu đạt: Trong tác phẩm này, nhà báo Anh Thư đã tập trung vào phương pháp thuyết minh.
Người kể: Theo ngôi thứ ba.
Tóm tắt nội dung: Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản cung cấp cho người đọc đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm, các sự kiện và nghi thức của lễ hội Gióng. Theo thông lệ, hàng năm cứ vào ngày này, làng Phù Đổng lại có hội lớn để bày tỏ lòng biết ơn với vị anh hùng Thánh Gióng đã có công diệt giặc ngoại xâm. Theo tác giả, trong lễ hội này sẽ có các nghi lễ độc đáo như rước cờ đến đền Mẫu, rước cơm chay lên khu vực đền Thượng, rước nước ở đền Hạ về đền Thượng, và tổ chức lễ khao quân. Lễ hội Gióng không chỉ góp phần làm giàu cho nền văn hóa dân tộc mà còn thể hiện truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta.
Bố cục: Khi được giáo viên giao nhiệm vụ soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4, người học nên chia văn bản thành 3 đoạn để dễ phân tích.
- Đoạn 1: Từ đầu => đồng bằng Bắc Bộ: Giới thiệu hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
- Đoạn 2: Tiếp theo => với trời đất: Tiến trình cụ thể diễn ra các hoạt động tại hội Gióng.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Ý nghĩa của hội Gióng.
Giá trị nội dung và nghệ thuật: Học sinh đừng quên bỏ qua những giá trị nội dung và nghệ thuật khi soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 bởi ý này thường xuất hiện trong các bài kiểm tra.
- Giá trị nội dung: Văn bản đã cung cấp cho người đọc những thông tin chi tiết về thời gian, địa điểm, các nghi thức độc đáo tại hội Gióng và khẳng định đây là di sản văn hóa dân tộc cần được mọi thế hệ bảo tồn, giữ gìn và phát huy.
- Giá trị nghệ thuật: Văn bản đã sử dụng phương thức thuyết minh, ngắn gọn, số liệu chính xác, lời văn cô đọng.
Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 bám sát kiến thức trọng tâm - Kết nối tri thức
Trong bộ sách Kết nối tri thức, khi soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 học sinh cần trả lời được 6 câu hỏi trong sách giáo khoa.
Câu 1 (Trang 15, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Văn bản này thuật lại sự kiện gì?
Gợi ý trả lời:
Quá trình soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 em rút ra được kết luận, văn bản này thuật lại lễ hội Gióng ở làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
Câu 2 (Trang 15, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin gì?
Gợi ý trả lời:
Đọc kỹ văn bản, em thấy đoạn mở đầu đã cung cấp các thông tin sau:
- Tên cụ thể của lễ hội: Hội Gióng.
- Thời gian: Ngày 9/4 âm lịch hàng năm
- Thời tiết: Vào ngày này trời thương có mưa dông.
- Đặc điểm: Là một trong những lễ hội lớn nhất trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 3 (Trang 15, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Hội Gióng diễn ra ở những địa điểm nào? Những địa điểm đó nhắc em nhớ đến các chi tiết nào trong truyền thuyết Thánh Gióng?
Gợi ý trả lời:
Hội làng Phù Đổng diễn ra ở các địa điểm như: Cố Viên; Miếu Ban; Đền Hạ và đền Thượng. Những cái tên này đều có liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng mà em đã được học. Cụ thể:
- Cố Viên: Đây chính là vườn cà của mẹ Gióng. Tại đây bà đã vô tình giẫm vào vết chân của ông Đổng nên mang thai Thánh Gióng.
- Miếu Ban: Địa điểm này chính là nơi Thánh Gióng được sinh ra. Phía sau Miếu Ban có một cái ao nhỏ, giữa ao có gò cao trên đó đặt một chiếc liềm đá - dụng cụ đã dùng để cắt rốn cho người anh hùng Thánh Gióng.
- Đền Hạ (Đền Mẫu): Nơi đây thờ mẹ Thánh Gióng.
- Đền Thượng: Nơi chuyên thờ phụng Thánh, tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ 6.
Câu 4 (Trang 15, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Hãy tóm tắt tiến trình diễn ra hội Gióng bằng một bảng với các nội dung: thứ tự, thời gian, không gian, sự kiện, người tham gia.
Gợi ý trả lời:
Thứ tự |
Thời gian âm lịch |
Không gian |
Sự kiện |
Người tham gia |
---|---|---|---|---|
Chuẩn bị |
Từ ngày 1/3 - 5/4 |
Nơi có diện tích rộng lớn xung quanh những khu vực còn sót lại dấu tích của Thánh Gióng tại làng Phù Đổng. |
Những người được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phục vụ ễ hội. |
Toàn bộ dân làng |
Ngày khai Hội |
Ngày 6/4 |
Khu vực đền Hạ và đền Thượng |
Lễ rước cờ và rước cơm chay |
Dân làng |
Ngày 8/4 |
Khu vực đền Hạ và đền Thượng |
Tổ chức lễ rước nước. |
Dân làng |
|
Ngày chính Hội |
Ngày 9/4 |
Khu vực rước thủy đình đền Thượng. |
Múa hát, tổ chức hội trận, lễ khao quân, đánh cờ người, chia lộc |
28 nữ tướng từ 9-12 tuổi, 80 người phù giá, 3-5 bé trai, 3 người đàn ông hóa thành ông Hổ, ông Trống, ông Chiêng, 3 viên Tiểu Cồ và dân làng xem hội |
Ngày vãn Hội |
Ngày 10/4 |
Làng Gióng |
Lễ duyệt quân và tạ ơn Thánh |
Dân làng |
Ngày 11/4 |
Lễ rửa khí giới |
|||
Ngày 12/4 |
Lễ rước cờ báo tin thắng trận |
Câu 5 (Trang 15, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội được tác giả bài viết giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng. Tìm và liệt kê các hình ảnh, hoạt động đó.
Gợi ý trả lời:
Một số hình ảnh và hoạt động trong lễ hội gióng đã được tác giả Anh Thư giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng là:
- Lễ rước nước từ khu vực đền Hạ lên đền Thượng vào ngày mồng 8 để tượng trưng cho việc quân ta tôi luyện binh khí trước khi bước vào trận chiến với giặc.
- Hội trận đã mô phỏng cảnh Thánh Gióng diệt giặc ngoại xâm.
- 28 nữ tướng từ 9-12 tuổi tượng trưng cho 28 phiến quân thù.
- 80 phù giá chính là quân ta.
- Dăm ba bé trai tượng trưng cho nhóm đạo quân mục đồng.
- Chia nhau đồ tế lễ mang ý nghĩa xin lộc từ Thánh để được may mắn.
- Lễ rước cờ nước ngày 12 tượng trưng cho tin vui thắng trận, nhân dân được hưởng thái bình.
Câu 6 (Trang 15, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng có ý nghĩa, giá trị gì?
Gợi ý trả lời:
Theo tác giả Anh Thư, lễ hội Gióng là một di sản văn hóa vô giá cần được bảo tồn và phát huy. Thông qua những giới thiệu về hội làng Phù Đổng, bạn đọc sẽ biết đến các nghi thức và hoạt động mang tính nghệ thuật và tượng trưng. Đây cũng là dịp để mỗi người cảm nhận được mối quan, nhắc nhở thế hệ trẻ về đạo lý "uống nước nhớ nguồn".
Bài tập liên hệ
Sau khi đã nắm rõ cách soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 học sinh nên vận dụng các kiến thức đã tiếp thu được để thực hành các bài tập liên hệ.
Bài tập 1: Thông qua quá trình soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 và những kiến thức tiếp thu được từ bài giảng của giáo viên, em hãy lập dàn ý chi tiết cho văn bản của tác giả Anh Thư.
Hướng dẫn làm bài:
Mở bài: Giới thiệu về tác giả Anh Thư và bài thuyết minh Ai ơi mồng 9 tháng 4 đăng trên báo Hà Nội mới.
Thân bài: Học sinh lần lượt triển khai bài làm bằng cách làm rõ các luận điểm sau:
- Luận điểm 1: Giới thiệu những nét khái quát về lễ hội Gióng (tên gọi - lễ hội Gióng, thời gian - ngày 9/4 âm lịch hàng năm, địa điểm diễn ra - xung quanh những khu vực có dấu tích của Thánh Gióng).
- Luận điểm 2: Các sự kiện diễn trong hội Gióng (Rước lễ; Hát thánh; Hội trận).
- Luận điểm 3: Ý nghĩa biểu tượng của hội Gióng (Giúp người đọc, người xem được chứng kiến, trải nghiệm các nghi thức văn hóa của dân tộc; Là dịp để tỏ lòng biết ơn đến thế hệ cha ông lớp trước; Mang giá trị lịch sử và văn hóa, là tài sản vô giá cho thế hệ sau.
Kết bài: Khái quát lại nội dung tư tưởng của văn bản. Liên hệ với học sinh cần làm gì để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bài tập 2: Từ văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống.
Hướng dẫn làm bài:
Lễ hội truyền thống chính là linh hồn bản sắc văn hóa của mỗi vùng đất, nó chứa đựng hồn cốt, tinh hoa của một nền văn hóa. Khi đã xác định được tầm quan trọng của những lễ hội này thì mỗi cá nhân đều phải có ý thức, trách nhiệm, gìn giữ và phát huy. Để làm được điều này, thế hệ trẻ cần có nhận thức đúng đắn về nét đẹp và ý nghĩa của lễ hội truyền thống. Việc nhận thức đúng đắn và hiểu được cốt lõi vấn đề sẽ giúp giới trẻ thêm yêu và trân trọng giá trị văn hóa ấy.
Trên thực tế, mỗi lễ hội truyền thống của Việt Nam đều gắn liền với một sự kiện ý nghĩa của đất nước. Chẳng hạn, lễ hội Gióng ra đời nhằm ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng đã có công với dân tộc. Hội Lim Bắc Ninh không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng tinh thần mà nó còn chứa đựng trong đó văn hóa tâm linh của người Bắc Kỳ, nhắc nhớ thế hệ sau cần việc ghi nhớ công lao của thế hệ cha ông, giáo dục họ về cách giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.
Trong công cuộc hiện đại hóa ngày nay, hành động tích cực tham gia vào lễ hội ở địa phương và tìm hiểu thêm về lễ hội tại các nơi khác chính là những việc làm và ý nghĩa nhất để góp phần bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống.
Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 là phương pháp tiếp cận tác giả, tác phẩm một cách đơn giản và dễ dàng nhất mà người học nên áp dụng để nắm rõ tất cả thông tin liên quan đến văn bản.