Hướng dẫn soạn bài Thi nói khoác chi tiết, chính xác

Aretha Thu An
Soạn bài Thi nói khoác chi tiết giúp người học trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa. Thông qua đó, bạn sẽ dễ dàng nắm vững nội dung văn bản đồng thời rút ra được bài học về sự phê phán những kẻ có tính khoác lác.

Đôi nét về văn bản Thi nói khoác

Sau đây là một số nét khái quát người học cần nắm về văn bản Thi nói khoác:

  • Là văn bản thuộc thể loại Truyện cười dân gian (không có tác giả) với đặc điểm có cốt truyện ngắn, đơn giản, ít nhân vật với những tình huống bất ngờ gây cười.
  • Thi nói khoác là một mẩu truyện nằm trong cuốn "Tuyển tập Truyện cười dân gian Việt Nam", bản quyền thuộc NXB Kim Đồng phát hành năm 2009.
  • Văn bản sử dụng ngôi kể thứ 3 với phương thức biểu đạt tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

Tóm tắt nội dung: Câu chuyện diễn ra với bối cảnh 4 vị quan đang ngồi ăn uống, rượu chè và tổ chức cuộc thi đối thoại, bên cạnh là anh lính hầu. Mỗi người đều đưa ra lời khoác lác và tự đắc với câu chuyện của mình. Cuối cùng, tất cả các vị quan này lại phải run sợ trước lời nói khoác của anh lính hầu. Đây chính là tình huống truyện gây cười đầy bất ngờ.

Thông qua việc tóm tắt văn bản, chúng ta có thể nhận thấy chủ đề của Thi nói khoác nhằm châm biếm, phê phán thói hư tật xấu của con người, cụ thể ở đây là tính khoác lác.

Việc soạn bài Thi nói khoác chi tiết sẽ giúp người học trả lời tốt các câu hỏi trong sách. Cùng tham khảo phần tiếp theo để có những gợi ý khi soan bài Thi nói khoác một cách chi tiết.

Cuộc thi nói khoác giữa bốn ông quan huyện
Cuộc thi nói khoác giữa bốn ông quan huyện

Hướng dẫn soạn bài Thi nói khoác chi tiết - bộ sách Cánh Diều

Những gợi ý trả lời cho các câu hỏi trong bộ sách Cánh Diều dưới đây sẽ giúp người học có thể soạn bài Thi nói khoác một cách chuẩn chỉnh.

Hướng dẫn soạn bài Thi nói khoác: Phần chuẩn bị 

Câu 1 (trang 100, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc qua nội dung bài Thi nói khoác và nêu những hiểu biết của em về truyện cười dân gian Việt Nam.

Gợi ý trả lời:

Truyện cười dân gian là một thể loại truyện chứa đựng nhiều yếu tố gây hài, dùng tiếng cười châm biếm để thông qua đó phê phán, đả kích cái xấu xa. Truyện cười dân gian có đặc điểm chung đó là ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ với những tình huống gây cười, kết thúc đột ngột, đầy sự bất ngờ.

Câu 2 (trang 100, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong quá trình soạn bài Thi nói khoác, em hãy chuẩn bị một truyện cười dân gian hoặc hiện đại có đề tài nói khoác để giới thiệu cho các bạn trong lớp.

Gợi ý trả lời:

Một vị chủ tịch vì làm sai bị cách chức. Vì đau buồn ông ngã bệnh và chỉ nằm liệt trên giường. Bác sĩ khuyên người vợ: “Hãy thử đọc thông báo khôi phục chức xem, biết đâu ông ấy lại tiến triển”.

Người vợ nghe thế thì bảo:”Để tôi đọc hẳn Thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể”.

Người chồng sau khi nghe thông báo thăng chức thì bật dậy cười ha hả, khỏe mạnh còn hơn xưa. Bác sĩ thở dài ngao ngán: “Sao lại không nghe lời tôi dặn, tự ý tăng liều thế này chưa chắc đã là hay”.

Quả nhiên, sau khi biết được sự thật, ông chồng đã hóa điên.

Hướng dẫn soạn bài Thi nói khoác: Phần đọc hiểu

Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Thông qua việc soạn bài Thi nói khoác, em hiểu nói khoác là gì?

Gợi ý trả lời:

Nói khoác là nói những điều sai sự thật hoặc quá xa sự thật nhằm mục đích vui đùa, khoe khoang. Từ đồng nghĩa với nói khoác gồm: Bốc phét, nói phét, khoác lác.

Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, tại sao quan thứ nhất chịu thua quan thứ hai?

Gợi ý trả lời:

Trong lúc soạn bài Thi nói khoác, em nhận thấy quan thứ nhất biết quan thứ 2 đang nói dối và đang nói xỏ mình nên đành chịu thua.

Câu 3 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Từ bức tranh minh họa, em nhận ra bối cảnh gì của cuộc thi nói khoác?

Gợi ý trả lời:

Bức tranh minh họa cảnh 4 vị quan đang ngồi tụ tập ăn chơi, chè chén say xỉn với anh lính hầu bên cạnh. Các quan đang say sưa nói chuyện và vui cười cùng nhau.

Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vì sao quan thứ ba lại phải chịu thua quan thứ tư?

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài Thi nói khoác chi tiết, em biết rằng quan thứ ba đã chịu thua quan thứ tư vì ông quan thứ tư này đang chọc ngoái lại ông. Cái cây mà quan thứ tư nói là dùng để làm cây cầu mà ông quan thứ ba nói khoác. Quan thứ tư đã nhìn thấy nó trước quan thứ ba và trước cả khi cây cầu thành hình.

Câu 5 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Sau khi soạn bài Thi nói khoác, em thấy có điểm gì bất ngờ ở kết thúc truyện?

Gợi ý trả lời:

Truyện gây bất ngờ ở chỗ anh lính dám hét "Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!" và anh coi đó là một nói khoác hùa theo các quan.

Bốn ông quan hoảng sợ trước lời nói khoác của anh lính
Bốn ông quan hoảng sợ trước lời nói khoác của anh lính

Hướng dẫn soạn bài Thi nói khoác: Phần câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Từ nhan đề Thi nói khoác, em có những suy nghĩ gì về nội dung văn bản?

Gợi ý trả lời:

Nhan đề cho em biết nội dung tổng quát của văn bản muốn nói về một cuộc trò chuyện chỉ toàn những điều khoác lác.

Câu 2 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

“Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật”. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét vừa nêu thông qua việc soạn bài Thi nói khoác.

Gợi ý trả lời:

Dung lượng của truyện Thi nói khoác tương đối ngắn, đây là một điểm đặc trưng của truyện cười. Bên cạnh đó, truyện chỉ có 5 nhân vật, nội dung truyện có nhiều tình huống bất ngờ, đột ngột cùng kết thúc của anh lính hầu là yếu tố gây cười.

Câu 3 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý chọc ngoáy ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba?

Gợi ý trả lời:

Sau khi soạn bài Thi nói khoác chi tiết, em thấy nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lõm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba vì những nguyên nhân:

  • Từ câu nói của ông quan thứ nhất: “Tôi nhớ… con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ”, người đọc có thể hình dung sự khổng lồ của con trâu và phải dùng một cái dây thật to mới cột được nó. Đây cũng chính là chiếc dây ông quan thứ hai ám chỉ. Nói rõ hơn, quan thứ nhất nhìn nhận vấn đề gì cũng kém hơn quan thứ hai.
  • Cái cây mà quan thứ tư nói dùng để làm cây cầu là ông đã nhìn thấy nó trước cả quan thứ ba và trước cả khi nó được thành hình. Nói cách khác, quan thứ ba có thông tin và cái nhìn kém hơn quan thứ tư.

Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Sau khi kết thúc việc soạn bài Thi nói khoác, em nhận ra điều gì khiến người đọc phải buồn cười từ văn bản này?

Gợi ý trả lời:

Điều khiến người đọc phải buồn cười trong câu chuyện này là cuộc nói chuyện khoác lác giữa các quan và màn đáp trả khoác lác từ anh lính hầu.

Câu 5 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, nội dung văn bản Thi nói khoác chủ yếu thể hiện mục đích gì (mua vui, châm biếm hay đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội)?

Gợi ý trả lời:

Truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích đả kích, châm biếm và phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Bài tập liên hệ khi soạn bài Thi nói khoác

Bài tập 1: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy cho văn bản Thi nói khoác.

Gợi ý trả lời:

Người học có thể tham khảo mẫu sơ đồ tư duy sau đây để giúp quá trình soạn bài Thi nói khoác được dễ dàng hơn:

Sơ đồ tư duy nội dung văn bản Thi nói khoác
Sơ đồ tư duy nội dung văn bản Thi nói khoác

Bài tập 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của mình về văn bản Thi nói khoác.

Gợi ý trả lời:

Sau khi soạn bài Thi nói khoác, em nhận thấy rằng chúng ta nên sống ngay thẳng, trung thực. Không nên vì khoe khoang, thể hiện bản thân mà nói khoác. Điều này về lâu dài có thể trở thành thói quen xấu, biến bạn trở thành một người hay khoác lác. Từ đó, chúng ta sẽ không còn nhận được sự tin tưởng từ những người xung quanh.

Hướng dẫn soạn bài Thi nói khoác sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các bạn học sinh có thêm gợi ý để trả lời tốt các câu hỏi trong sách. Bên cạnh đó, những nội dung này sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn nắm vững thông điệp mà tác phẩm truyền tải.