Top 5+ mẫu sơ đồ tư duy Nói với con hỗ trợ đọc hiểu tác phẩm nhanh chóng

Aretha Thu An
Mẫu sơ đồ tư duy Nói với con là công cụ hữu ích giúp phân tích và hiểu sâu hơn về tác phẩm văn học của Y Phương. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp người học hệ thống hóa kiến thức một cách logic, nhanh chóng, làm nổi bật nội dung văn bản, ý nghĩa thông điệp của tác giả.

Giới thiệu tác giả và tác phẩm

Trước khi tiến hành lập sơ đồ tư duy Nói với con, bạn cần tìm hiểu và ghi chú lại những nét chính về tác giả và tác phẩm.

Tác giả

Nhà thơ Y Phương sinh năm 1948 với tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước. Ông là người dân tộc Tày, quê quán tại huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Từ năm 1968 - 1981, ông nhập ngũ và phục vụ trong quân đội rồi sau đó chuyển về công tác tại Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Cao Bằng. Từ năm 1993, nhà thơ Y Phương giữ chức vụ chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng.

Cảm hứng chủ đạo trong thơ của ông là quê hương, đất nước, gia đình. Ngòi bút của ông trong sáng, chân thật nhưng vẫn rất mạnh mẽ và theo cách tư duy giàu hình ảnh con người miền núi. Một số tác phẩm tiêu biểu của Y Phương gồm:

  • Người của núi.
  • Tháng Giêng - tháng Giêng một vòng dao quắm.
  • Nói với con.
  • Người núi Hoa.
  • Tiếng hát tháng giêng.
Nói với con là lời tâm sự cha dành cho con
Nói với con là lời tâm sự cha dành cho con

Tác phẩm

Xuất xứ: Bài thơ Nói với con thuộc thể loại thơ tự do, được sáng tác năm 1980. Đây là giai đoạn mà người dân cả nước nói chung và đặc biệt là những người tại vùng núi nói riêng còn rất chật vật cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Bài thơ sau này được in trong tập “Thơ Việt Nam” (1945 - 1985).

Bố cục: Bài thơ có thể được chia thành 2 đoạn.

  • Đoạn 1: Từ đầu => “trên đời”: Người cha chia sẻ với con về tình cảm gia đình, cội nguồn.
  • Đoạn 2: Còn lại: Người cha nói về truyền thống quê hương cùng những lời dặn dò con về cách sống trên đời.

Tóm tắt tác phẩm: Bài thơ Nói với con như lời tâm sự chính mình của người cha đồng thời nhắc nhở con cái phải biết yêu thương, tự hào về truyền thống dân tộc. Bên cạnh đó, nội dung tác phẩm nhắc nhở mỗi người không ngừng phấn đấu để vững bước trên cuộc đời.

Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của dân tộc. Thông qua đó, văn bản gợi nhắc tình yêu quê hương cùng ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

Giá trị nghệ thuật:

  • Giọng văn trìu mến, tha thiết như một lời tâm sự.
  • Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, lúc mạnh mẽ âm vang.
  • Ngôn ngữ bao hàm nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo.

Những mẫu sơ đồ tư duy Nói với con hỗ trợ đọc hiểu tác phẩm

Dưới đây là những mẫu sơ đồ tư duy Nói với con giúp người học tìm hiểu tổng quan về tác giả - tác phẩm, phân tích các khổ thơ cũng như cảm nhận về toàn bộ nội dung bài.

Sơ đồ tư duy Nói với con: Khái quát về tác giả và ý chính tác phẩm

Đây là mẫu sơ đồ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về tác phẩm nói với con. Nội dung được triển khai trong sơ đồ gồm:

  • Đôi nét về tác giả.
  • Khái quát về tác phẩm.
  • Nội dung chính.
  • Giá trị nội dung và nghệ thuật.

Mẫu 1:

Mẫu sơ đồ tư duy Nói với con chi tiết
Mẫu sơ đồ tư duy Nói với con chi tiết

Mẫu 2:

Mẫu sơ đồ tư duy Nói với con sinh động
Mẫu sơ đồ tư duy Nói với con sinh động

Mẫu 3:

Mẫu sơ đồ tư duy Nói với con súc tích
Mẫu sơ đồ tư duy Nói với con súc tích

Mẫu 4:

Mẫu sơ đồ tư duy Nói với con đơn giản, dễ nhìn
Mẫu sơ đồ tư duy Nói với con đơn giản, dễ nhìn

Sơ đồ tư duy Nói với con: Phân tích khổ 1

Mẫu sơ đồ này sẽ bao gồm các luận điểm:

  • Luận điểm 1: Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô hạn.
  • Luận điểm 2: Con lớn lên trong cuộc sống lao động, trong khung cảnh nên thơ của quê hương.
Những ý cần triển khai trong quá trình phân tích khổ 1 bài thơ
Những ý cần triển khai trong quá trình phân tích khổ 1 bài thơ

Sơ đồ tư duy Nói với con: Phân tích khổ 2

Các luận điểm cần triển khai trong sơ đồ này gồm:

  • Luận điểm 1: Những phẩm chất cao quý của người dân nơi con sống.
  • Luận điểm 2: Lời nhắn nhủ và trao hy vọng của người cha dành cho con.
Các ý chính cần có khi phân tích khổ 2 bài Nói với con
Các ý chính cần có khi phân tích khổ 2 bài Nói với con

Sơ đồ tư duy Nói với con: Cảm nhận chung về bài thơ

Đối với đề bài nêu cảm nhận về bài thơ Nói với con, bạn cần triển khai đầy đủ các ý sau:

  • Luận điểm 1: Tình yêu thương, sự che chở, đùm bọc của quê hương và gia đình dành cho con.
  • Luận điểm 2: Những phẩm chất cao quý, tốt đẹp cùng giá trị truyền thống văn hóa cần trân trọng của người đồng mình.
  • Luận điểm 3: Mong muốn, hy vọng của cha đối với người con.
Cấu trúc sơ đồ tư duy cho đề bài "Nêu cảm nhận về bài thơ Nói với con"
Cấu trúc sơ đồ tư duy cho đề bài "Nêu cảm nhận về bài thơ Nói với con"

Bài tập liên hệ 

Sau khi tìm hiểu các mẫu sơ đồ tư duy Nói với con, bạn đã nắm vững kiến thức về tác phẩm để có thể vận dụng để thực hiện bài tập liên quan dễ dàng hơn

Câu hỏi: Lập dàn ý phân tích bài thơ Nói với con.

Gợi ý trả lời:

Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả Y Phương: Nhà thơ dân tộc Tày, ngòi bút đậm bản sắc dân tộc, phản ánh cuộc sống người miền núi.
  • Giới thiệu tác phẩm “ Nói với con”: Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cùng niềm tin hy vọng con sẽ phát triển truyền thống quê hương.

Thân bài:

Hình ảnh người con lớn lên bằng tình thương của cha mẹ.

  • Em bé mới tập đi, được cha mẹ dìu dắt gợi lên hình ảnh mộc mạc, giản dị.
  • Tiếng nói và tiếng cười trong gia đình thể hiện niềm hạnh phúc, sự ấm áp.

Lời cha mẹ nhắn nhủ đứa con về những đức tính cần có trong cuộc sống.

  • Sống vui vẻ, biết ơn: Yêu đời, yêu lao động, biết ơn và trân quý tự nhiên.
  • Sống kiên cường, không ngại gian khổ: Mong mỏi con học được sự kiên cường và biết ơn những cống hiến của tổ tiên.

Lời dặn dò con về bản lĩnh khi ra cuộc đời.

  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên cường, bản lĩnh, không ngừng phấn đấu.
  • Nêu mục tiêu của cha mẹ là mong muốn con trở thành người có cuộc sống hạnh phúc, có đóng góp cho xã hội.

Kết bài:

  • Tóm tắt khái quát nội dung bài thơ Nói với con là tình yêu thương và sự kỳ vọng, hy vọng cho tương lai của con.
  • Nhấn mạnh phong cách nghệ thuật của tác giả: Giọng văn mộc mạc, thân thiện,…

Qua việc sử dụng sơ đồ tư duy Nói với con, người học đã có thể hình dung rõ hơn về sức sống, truyền thống tốt đẹp của người dân miền núi. Không chỉ dừng lại ở đó, tác phẩm còn nói lên rằng mỗi người cần phải sống kiên cường, bản lĩnh và có ích cho cuộc đời.