Rau má là gì? Đặc điểm hình thái của rau má
Trước khi tìm hiểu rau má có tác dụng gì, bạn cần biết rau má là gì. Rau má có tên tiếng Anh là Centella asiatica, là một loại tích tuyết thảo hay liên tiền thảo thường mọc nhiều ở những nơi ẩm ướt, râm mát, đất mùn tơi xốp tại các vùng có khí hậu nhiệt đới. Loại cây rau má này có các đặc điểm hình thái như sau:
- Rễ cây có màu trắng kem, được bao xung quanh bởi một lớp lông tơ, gồm có rễ chùm ở gốc cây và các rễ đốt mọc ở phần đốt thân.
- Có thân nhẵn và gầy, thân cây bò lan và có các màu xanh lục hoặc lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu.
- Trung bình các lá mọc ra từ cuống có độ dài khoảng 5 – 20 cm và có màu xanh, phần đỉnh lá tròn và có kết cấu trơn nhẵn với các gân lá có dạng hình chân vịt.
- Hoa rau má có màu trắng hoặc phớt đỏ, mọc gần mặt đất với các tán nhỏ, tròn.
- Quả của cây rau má có hình mắt lưới khá dày đặc, thường chín sau khoảng 3 tháng. Toàn bộ cây, bao gồm cả rễ cũng được thu hái hoàn toàn thủ công.
Rau má có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
Vậy rau má có tác dụng gì, các bạn đã biết hay chưa? Biết được tác dụng của rau má, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà rau má đem lại cho cơ thể con người.
Giảm mụn
Nhiều người hỏi, rau má có tác dụng gì thì đây chính là câu trả lời. Sử dụng rau má có thể giúp cho làn da của bạn cải thiện được phần nào các tình trạng về mụn trứng cá hay mụn mủ. Ngoài ra nếu da bạn có tình trạng không đều màu thì cũng đừng lo lắng bởi trong rau má có chứa nhiều các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C và các khoáng chất khác có lợi cho da.
Phòng ngừa bệnh cảm
Vậy uống nước rau má có tác dụng gì cho các căn bệnh cảm cúm? Vitamin C có trong rau má có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của bạn. Ngoài ra, nó còn giúp tạo ra các tế bào bạch cầu, có thể dễ dàng đối phó với các căn bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, rau má còn được xem như là thần dược có khả năng làm giảm các tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, ngăn chặn sự lây lan và điều trị tận gốc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên.
Tốt cho tinh thần
Rau má sẽ cung cấp các dưỡng chất quan trọng có tác động tích cực đến tinh thần của bạn. Ngoài ra, nó còn có khả năng cải thiện trí nhớ, giúp điều trị các tình trạng như mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm,...
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Rau má có tác dụng gì đối với giấc ngủ của bạn? Nhờ vào các chất chống oxy hóa, rau má sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ của bạn. Điều này sẽ giúp cho cơ thể của bạn có thời gian nghỉ ngơi và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Rau má có gây hại cho con người không?
Chắc hẳn sau khi đã biết rau má có tác dụng gì, nhiều người lại lo lắng liệu uống nhiều rau má có gây hại cho cơ thể hay không? Thực tế, tuy là thực phẩm lành tính nhưng rau má cũng có dược tính khá cao, vì thế chúng ta không nên quá lạm dụng nó. Nếu bạn dùng quá nhiều rau má có thể sẽ dẫn đến những hậu quả xấu sau đây:
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Rau má là một thực phẩm có tính hàn, có thể gây lạnh bụng và bị tiêu chảy nhẹ. Do rau má thường được uống sống nên nếu không đảm bảo vệ sinh thì cũng có thể sẽ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa cho người sử dụng.
Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai
Nếu phụ nữ dùng nhiều rau má có thể sẽ làm giảm khả năng mang thai. Ngoài ra loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai cao nếu sử dụng trong quá trình mang thai.
Tăng lượng đường trong máu
Nhiều người cho rằng uống nhiều nước rau má sẽ giúp giải nhiệt cho cơ thể trong mùa hè oi bức thế nhưng lại không biết rằng lạm dụng rau má quá sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể của bạn bởi nó khiến cho lượng cholesterol liên tục tăng cao, dẫn đến tình trạng mắc nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt là những người đang bị tiểu đường cũng không nên ăn quá nhiều rau má.
Làm giảm tác dụng của thuốc
Nếu như bạn đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc mất ngủ hay các loại thuốc chống trầm cảm... thì không nên sử dụng rau má bởi nó sẽ làm giảm các tác dụng của thuốc. Ngoài ra, nó cũng làm giảm tính hiệu quả của các loại thuốc khác như insulin, tiểu đường và các loại thuốc hạ cholesterol.
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh từ rau má
- Nếu bạn muốn chữa mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa,… thì hãy dùng khoảng 30 - 100g rau má tươi rửa sạch rồi xay nhuyễn hoặc giã để lấy nước uống. Để làm gia tăng tính hiệu quả của nó, bạn có thể kết hợp chúng với các loại rau sam hay rau kinh giới.
- Chữa bệnh vàng da do thấp nhiệt: Lấy khoảng 30 - 40g rau má kết hợp cùng với 30g đường phèn rồi sắc lấy nước để uống.
- Chữa bệnh đi ngoài ra máu: Chuẩn bị thêm một nắm ích mẫu thảo kết hợp cùng với rau má, rửa sạch rồi giã hoặc xay lấy nước để uống.
- Điều trị bệnh sởi: Lấy khoảng 30 - 60g rau má tươi rửa sạch rồi sắc lấy nước uống. Có thể kết hợp chung rau má với rau rệu để mang lại hiệu quả cao hơn.
- Điều trị tiêu chảy: Lấy 1 nắm nhỏ khoảng 30g rau má để sắc với nước gạo và uống.
- Điều trị táo bón: Lấy khoảng 30g rau má tươi đem đi giã nát. Phần nước giữ lại để uống và phần bã để đắp lên rốn.
- Điều trị áp-xe vú: Với trường hợp đang ở giai đoạn đầu của căn bệnh thì có thể lấy 1 nắm rau má nhỏ kết hợp cùng với vỏ của quả cau để sắc lấy nước uống. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với một chút rượu trắng để gia tăng tính hiệu quả.
- Trị đau bụng hành kinh: Bạn có thể sử dụng rau má khô đã tán thành bột và sử dụng khoảng 30g mỗi ngày.
Lưu ý: Mặc dù rau má là một vị thuốc quý nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi thực hiện các bài thuốc này.
Uống nước rau má mỗi ngày có tác dụng gì?
Đến đây, nhiều người lại thắc mắc là liệu rau má có tác dụng gì nếu sử dụng mỗi ngày? Thực chất, rau má khá là phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt. Tuy mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn lạm dụng rau má mỗi ngày sẽ đem lại nhiều ảnh hưởng xấu không tốt cho cơ thể.
Để tốt cho sức khỏe, bạn chỉ nên sử dụng một cốc nước rau má với khối lượng tương đương khoảng 40g/ngày. Không nên sử dụng rau má liên tục trong một tháng mà nên sử dụng cách ngày, dùng trong nửa tháng rồi nghỉ và lại quay trở lại sử dụng.
Khi sử dụng rau má, nếu bạn gặp các triệu chứng như: đỏ da, ngứa, đau bụng, buồn nôn... thì hãy tạm ngưng sử dụng trong một thời gian và đi khám bác sĩ để có thể tìm hiểu được nguyên nhân rồi khắc phục.
Một số trường hợp đặc biệt không được phép sử dụng rau má hoặc nếu sử dụng cũng phải được sự chỉ định của bác sĩ như phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ đang chuẩn bị mang thai, những người mắc bệnh đái tháo đường, những người sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc an thần.
Cách dùng rau má đúng cách
Sau khi đã tìm hiểu về rau má có tác dụng gì, chúng tôi sẽ đưa ra cách dùng rau má đúng cách tại nhà cho bạn mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi rau má không đơn thuần chỉ là một loại thực phẩm mà nó còn là một loại thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe. Do đó, khi sử dụng rau má thì bạn cần phải cẩn trọng giống như một loại thuốc.
Theo các bác sĩ và chuyên gia, tuy rau má khá lành tính nhưng cũng không nên sử dụng quá 6 tuần. Ngoài ra, những người đang mắc các bệnh gan hoặc ung thư thì cũng không nên sử dụng.
Với một người bình thường, các nhà khoa học khuyên dùng chỉ được uống 1 cốc nước rau má, tương đương với khoảng 40g rau má trở lại.
Tuy vậy, bạn cũng không nên sử dụng liên tục quá 1 tháng. Hãy ngưng uống tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại.
Qua bài viết này, chúng tôi mong các bạn có thể hiểu thêm được rau má có tác dụng gì và nhờ vào công dụng hữu ích của loại rau này, các bạn có thể tự làm đẹp cho bản thân và giúp cơ thể chống lại các bệnh lý không đáng có.