Phân tích tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao chi tiết, dễ nhớ

Aretha Thu An
Khi phân tích tác phẩm Lão Hạc, học sinh cần nắm rõ các luận điểm chính của bài để diễn đạt cảm xúc của nhân vật thông qua các tình huống như bán cậu Vàng hay cái chết đầy đau đớn. Thông qua đó, bài viết cần làm rõ chân dung người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám.

Dàn ý phân tích tác phẩm Lão Hạc

Để phân tích tác phẩm Lão Hạc một cách chỉn chu, logic và đạt được điểm cao từ giáo viên, học sinh cần đảm bảo bố cục cũng như các luận điểm dưới đây:

Mở bài

Với đề bài phân tích tác phẩm Lão Hạc, bạn có thể triển khai những nội dung sau:

  • Dẫn dắt, giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác và bối cảnh trong tác phẩm Lão Hạc.
  • Khái quát nội dung của bài.

Thân bài phân tích tác phẩm Lão Hạc

Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam cao mang nhiều ý nghĩa sâu sắc với bức tranh chân thực về cuộc sống nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Nội dung của bài cần làm rõ những luận điểm sau:

Sự day dứt của Lão Hạc khi phải bán cậu Vàng

Hoàn cảnh khó khăn và khổ cực của lão Hạc:

  • Người nông dân già yếu phải sống một mình, không nơi nương tựa sau khi con trai lão bỏ đi đồn điền cao su.
  • Lão có nuôi một con chó tên là Vàng, đây không chỉ là một con vật mà còn là một người bạn.
  • Sau một trận ốm, trong nhà không có gì để ăn, lão quyết định bán cậu Vàng - “kỷ vật” duy nhất mà con trai lão để lại.

Tình cảm của ông với cậu Vàng:

  • Lão Hạc ăn cái gì thì cho cậu vàng ăn cái nấy, mỗi lần lão đều cho chó ăn bằng một cái bát to như người giàu.
  • Khi không có việc gì làm là lại đem nó ra tắm rửa, bắt rận.
  • Khi lão có đồ nhắm ngon là lại gắp cho chó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con cháu trong nhà.
  • Thường xuyên tâm sự, vỗ về với cậu Vàng.

Diễn biến tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng:

Khi phân vân có nên bán đi kỷ vật duy nhất của người con trai để lại, lão Hạc trăn trở, khó khăn giống như quyết định một việc trọng đại trong đời. Các chi tiết thể hiện:

  • Cố làm ra vẻ vui mừng “Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ”, nhưng thực ra lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Điều này còn được thể hiện qua chi tiết “Mắt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra”.
  • Lão tự trách bản thân mình già rồi mà còn đi lừa một con chó “Khốn nạn… Ông giáo ơi!... như thế này à?”.
  • Giọng chua chát kể với ông giáo: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta phải hóa kiếp cho nó”.
  • Nỗi niềm của người mất đi “người bạn” duy nhất, lão cười và ho sòng sọc.

Cái chết gây bất ngờ của Lão Hạc

Lão Hạc nhờ ông giáo hai việc:

  • Trông nom mảnh vườn để giao lại cho con trai lão khi anh ta về.
  • Mang hết tiền dành dụm được nhờ ông giáo giữ hộ để nhờ ông giáo lo liệu ma chay cho mình.

Diễn biến cái chết của lão Hạc

  • Lão đến xin Binh Tư bả chó và nói dối rằng dạo này có con chó hay đến vườn nhà nên lão muốn muốn xin, nếu xong chuyện, Binh Tư sẽ được bữa rượu ra trò.
  • Thực chất, lão dùng số bả chó đó để tự tử.
Nội dung nhân vật Lão Hạc phân tích có hai luận điểm chính
Nội dung nhân vật Lão Hạc phân tích có hai luận điểm chính

Kết bài phân tích tác phẩm Lão Hạc

Sau khi phân tích tác phẩm Lão Hạc chi tiết ở phần thân bài, ở kết bài, học sinh nên làm bật giá trị nội dung và nghệ thuật mà tác giả Nam Cao muốn truyền tải:

  • Khẳng định giá trị nghệ thuật của Nam Cao sử dụng trong bài.
  • Khái quát bức tranh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
Khi phân tích tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã khắc hoạ chân thực nỗi đau khổ, day dắt của lão nông dân sau khi bán cậu Vàng
Khi phân tích tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã khắc hoạ chân thực nỗi đau khổ, day dắt của lão nông dân sau khi bán cậu Vàng

Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Lão Hạc

Dưới đây là một số luận điểm cho mẫu bài phân tích tác phẩm Lão Hạc bạn cần nắm được để triển khai một bài viết hoàn chỉnh.

Luận điểm 1: Khắc hoạ chân dung người nông dân nghèo khổ, đáng thương trước Cách mạng tháng Tám. Lão Hạc là là đại diện cho tầng lớp nông dân lúc bấy giờ với hoàn cảnh khó khăn đến cùng cực.

  • Vợ mất sớm, lão phải nuôi con một mình.
  • Tài sản chỉ vỏn vẹn ba sào vườn, một túp lều và một con chó.
  • Người con trai duy nhất của lão đã bỏ đi đồn điền cao su do nhà không đủ tiền cho anh ta lấy vợ.

Độc giả được chứng kiến sự nghiệt ngã, bất công và hoàn cảnh túng quẫn của lão Hạc:

  • Ốm hơn hai tháng trời.
  • Trận bão đã phá tan cây cối, hoa mùa trong vườn.
  • Cuộc sống của lão trở nên túng quẫn.
  • Phải bán con chó - “người bạn” cũng là vật kỷ niệm duy nhất của người con trai do không đủ tiền nuôi.
  • Cuộc sống đói khổ, lão ăn hết tất cả những gì có thể ăn mà không chết nhưng kết cục cuối cùng lại ăn bả chó để tự vẫn.

Luận điểm 2: Chân dung người nông dân chất phác, hiền lành, nhân hậu.

Lão Hạc rất yêu con:

  • Thương con, tự trách bản thân vì không lấy được vợ cho con.
  • Không muốn con trai mình đau khổ, bằng chứng là lão không phạm vào khoản tiền để dành cho con.
  • Dù nghèo khó đến mấy cũng không chịu bán đi mảnh vườn mà ông kiên quyết giữ cho con trai.
  • Nhớ tới con trai qua những lá thư con gửi về.
  • Cẩn thận gửi gắm ông giáo tiền và mảnh vườn cho con.

Lão quý trọng con chó mình nuôi:

  • Yêu quý cậu Vàng như người đàn bà quý đứa con cầu tự.
  • Lão gọi con chó bằng sự thương mến như cha với con.
  • Cho chó ăn hàng ngày bằng bát sứ như nhà giàu.
  • Bắt rận và tắm cho chó thường xuyên mỗi khi rảnh.
  • Khi uống rượu cũng tâm sự yêu thương.
  • Cảm thấy đau khổ, trăn trở rất lâu khi quyết định bán cậu Vàng.
  • Oán trách bản thân vì đi lừa một con chó.

Luận điểm 3: Chân dung người nông dân nghèo những vẫn trong sạch, giàu lòng tự trọng.

  • Lão túng quẫn đến mức chỉ ăn củ chuối, sung luộc… nhưng lại từ chối lời mời ăn khoai của ông giáo.
  • Lão thà chết chứ không chịu bán đi một sào ruộng.
  • Dành dụm tiền bán chó, giấy tờ nhà để gửi nhờ ông giáo giữ giúp để trao lại cho đứa con trai của mình.
  • Gửi ông giáo 30 đồng để nhờ lo ma chay sau khi lão chết.
  • Tìm Binh Tư để xin bả chó tự giải thoát cho mình.
Đối với nội dung sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Lão Hạc, các ý chính sẽ làm xoay quanh chân dung của người nông dân lúc bấy giờ
Đối với nội dung sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Lão Hạc, các ý chính sẽ làm xoay quanh chân dung của người nông dân lúc bấy giờ

Gợi ý mẫu đề thi phân tích tác phẩm Lão Hạc

Việc tiếp cận các dạng đề mẫu từ sớm giúp học sinh nhuần nhuyễn hơn trong việc phân tích và hiểu rõ về giá trị của tác phẩm. Một số đề mẫu phân tích Lão Hạc học sinh giỏi như:

Đề 1: Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Qua đó, hãy nêu lên những giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Hướng dẫn làm bài: Để phân tích nhân vật lão Hạc, bạn cần làm rõ những luận điểm sau:

  • Tình cảnh khốn khó của lão Hạc.
  • Tình yêu thương con sâu sắc.
  • Lòng tự trọng và sự kiên định của lão Hạc.
  • Nỗi đau và sự cô đơn của lão Hạc.
  • Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Đề 2: Qua truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, hãy phân tích và làm rõ cách tác giả thể hiện nỗi khổ và sự bất lực của người nông dân trước xã hội phong kiến.

Hướng dẫn làm bài: Lão Hạc là đại diện cho tầng lớp nông dân trong xã hội phong kiến, để triển khai dạng bài này, bạn cần làm rõ các luận điểm sau:

  • Hoàn cảnh sống bế tắc và nghèo đói của người nông dân.
  • Sự bất lực trong việc bảo vệ tài sản và tương lai.
  • Lòng tự trọng và sự cô đơn.
  • Sự bất lực trước sự tàn nhẫn của xã hội phong kiến.
  • Cái chết như một sự giải thoát đầy bi kịch.

Đề 3: Phân tích tâm trạng của lão Hạc khi kể lại câu chuyện về con chó Vàng với ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Qua đó, hãy nêu bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Hướng dẫn làm bài: Để phân tích tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng, bạn cần làm rõ những luận điểm sau:

  • Sự đau khổ và dằn vặt khi quyết định bán con chó Vàng.
  • Nỗi ân hận và sự thương cảm sâu sắc.
  • Sự cô đơn và tuyệt vọng khi không còn ai bên cạnh.
  • Lòng tự trọng và nỗi đau nhân sinh.
  • Sự thức tỉnh và nhận thức về thân phận con người.
Việc tiếp cận các đề mẫu từ sớm giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc về tác phẩm
Việc tiếp cận các đề mẫu từ sớm giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc về tác phẩm

Phân tích hình ảnh lão Hạc - đại diện cho tầng lớp nông dân trước Cách mạng tháng Tám

Lão Hạc sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, phải bán đi cả con chó mà mình rất yêu quý để dành dụm tiền cho con trai. Hình ảnh này phản ánh rõ rệt tình cảnh bần cùng của người nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến. Ngoài ra, nhân vật được khắc hoạ có cuộc sống khốn khổ, không lối thoát, biểu hiện qua việc ông không thể nuôi sống cậu Vàng và phải bán con chó mà mình yêu quý trước khi kết thúc cuộc đời bằng bả chó. Điều này thể hiện tình cảnh tuyệt vọng của người nông dân khi bị đẩy vào đường cùng.

Ngoài ra, phẩm chất yêu thương, sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì con là một trong những đặc trưng của người nông dân Việt Nam từ trước tới nay. Điều này cũng được thể hiện rõ thông qua nhân vật lão Hạc khi ông dành dụm tiền, bán chó và chịu đói khổ để giữ lại mảnh vườn cho con. Ngoài ra, lão Hạc thể hiện nhân cách tốt đẹp khi vẫn luôn giữ lòng tự trọng, không muốn phiền hà đến hàng xóm và tự mình vượt qua khó khăn.

Tác giả Nam Cao đã thành công khắc hoạ chân dung người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ một cách hết sức chân thực
Tác giả Nam Cao đã thành công khắc hoạ chân dung người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ một cách hết sức chân thực

Nhìn chung, nội dung phân tích tác phẩm Lão Hạc gồm 2 luận điểm chính gồm sự day dứt của và cái chết bất ngờ của ông lão chân quê bị đẩy vào đường cùng. Bên cạnh đó, khi phân tích truyện Lão Hạc, bạn cũng cần làm nổi bật bức tranh khắc hoạ về chân dung người nông dân khốn khổ trước Cách mạng tháng Tám.