Phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng chi tiết, đầy đủ ý

Aretha Thu An
Dựa vào yêu cầu của đề bài, bạn có thể phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng bằng hai cách, thông qua chân dung từng nhân vật hoặc theo trình tự diễn biến cảm xúc của Johnsy, Behrman và Sue. Qua đó, nội dung của bài cần khẳng định được giá trị nội dung và nghệ thuật.

Dàn ý phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Để phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, bạn cần nêu bật những ý chính trong bài, đặc biệt là ý nghĩa sâu sắc về tình bạn, lòng hy sinh được nhà văn thể hiện.

Mở bài

Để triển khai mở bài phân tích chiếc là cuối cùng, bạn có thể linh hoạt các ý sau:

  • Giới thiệu về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, đây là một trong những tác phẩm thành công nhất của tác giả O. Henry.
  • Giới thiệu về xuất xứ, khái quát nội dung và đặc sắc nghệ thuật có trong bài.
  • Khái quát luận điểm chính cần khẳng định trong bài, bao gồm hình ảnh chiếc lá, tình cảm con người và sức mạnh hội họa trong kiệt tác của cụ Behrman.

Thân bài

Khi phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, học sinh có thể tiếp cận theo hướng làm rõ từng nhân vật cũng như diễn biến tâm lý. Cụ thể:

Johnsy:

  • Ban đầu, cô là một cô gái trẻ đầy tài năng nhưng đã trở nên bi quan, mất hết niềm tin vào cuộc sống trước cuộc sống khó khăn và bệnh tật.
  • Sự thay đổi trong tâm lý của Johnsy là trung tâm của câu chuyện, từ sự tuyệt vọng đến hy vọng sống mãnh liệt nhờ chiếc lá thường xuân cuối cùng mà cụ Behrman đã dành tất cả tình yêu để vẽ nên.

Sue:

  • Cô là người bạn thân thiết, luôn chăm sóc và động viên Johnsy ngay khi bản thân cũng vẫn còn khó khăn.
  • Sue thể hiện sự kiên nhẫn và tình yêu thương vô bờ bến đối với Johnsy, không bao giờ từ bỏ hy vọng, trở thành chỗ dựa cho Johnsy.

Cụ Behrman:

  • Cụ Behrman là một họa sĩ già với ước mơ lớn lao nhưng cuộc đời không như ý. Ông là người có tính cách giản dị, đầy lòng nhân ái và sẵn sàng hy sinh vì người khác.
  • Hành động của cụ Behrman không chỉ là một sự hy sinh cá nhân mà còn trở thành biểu tượng của tình người, lòng yêu thương và niềm tin vào cuộc sống.

Ngoài dựa trên góc nhìn đa chiều của từng nhân vật, học sinh có thể tham khảo thêm cách triển khai theo mạch truyện để giúp bài văn logic, mạch lạc.

Khung cảnh mùa đông và tình cảnh tuyệt vọng của Johnsy

  • Niềm tin vô căn cứ của Johnsy khi phó thác cuộc đời mình cho chiếc lá thường xuân thể hiện sự tuyệt vọng tột cùng trong lòng cô gái trẻ.
  • Đi cùng với tâm hồn như đã “chết đi một nửa” của Johnsy chính là nỗi sợ hãi ám ảnh tâm trạng của Sue và cụ Behrman trong đêm mưa gió.

Tình huống đảo ngược thứ nhất

  • Tâm trạng đau khổ của Sue khi mở cửa cho Johnsy. Tuy nhiên, sự bất ngờ ngoài dự kiến chính là việc chiếc lá vẫn còn ở đó.
  • Sự hiện hữu của chiếc lá cuối cùng sau đêm mưa bão đã thức tỉnh ý chí sống của Johnsy, giúp cô hiểu được giá trị của cuộc sống và nỗ lực vượt qua căn bệnh quái ác.

Tình huống đảo ngược thứ hai

  • Diễn biến tâm trạng của Sue từ hồi hộp lo lắng đến khi hiểu rõ sự thật. Cô đã vô cùng cảm phục trước tấm lòng cao cả của vụ Behrman.
  • Khẳng định nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống con người.

Kết bài

Đối với việc hoàn thành kết bài phân tích Chiếc lá cuối cùng, bạn có thể khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong bài, đồng thời liên hệ mở rộng đến những vấn đề có liên quan.

Bạn có thể phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng theo nhân vật hoặc theo mạch kể câu chuyện
Bạn có thể phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng theo nhân vật hoặc theo mạch kể câu chuyện

Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Sơ đồ tư duy với dạng đề “phân tích tác phẩm văn học Chiếc lá cuối cùng” bao gồm các ý chính như sau:

Nhân vật Johnsy

  • Nữ hoạ sĩ nghèo mắc bệnh viêm phổi.
  • Tuyệt vọng, phó mặc sự sống vào chiếc lá thường xuân.
  • Chiếc lá thường xuân cuối cùng cũng chính là động lực giúp Johnsy kiên cường chống lại bệnh tật.

Nhân vật Sue

  • Bạn của Johnsy.
  • Cô là người chăm sóc, động viên Johnsy.
  • Lo sợ khi thấy những chiếc lá thường xuân ít dần.

Nhân vật cụ Behrman

  • Người hoạ sĩ già sống cùng Johnsy.
  • Người vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để làm động lực cho Johnsy chống lại bệnh tật.

Ý nghĩa của chiếc lá cuối cùng

  • Biểu tượng cho sự sống, nghị lực kiên cường.
  • Thể hiện sức mạnh của nghệ thuật, đại diện cho tình yêu thương giữa con người với con người.
Chiếc lá cuối cùng thể hiện sức mạnh của nghệ thuật và đại diện cho tình yêu thương con người
Chiếc lá cuối cùng thể hiện sức mạnh của nghệ thuật và đại diện cho tình yêu thương con người

Gợi ý mẫu đề thi phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Những mẫu đề thi dưới đây sẽ giúp học sinh tiếp cận và phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó hiểu sâu hơn về giá trị và ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải:

Đề 1: Phân tích vai trò và ý nghĩa của nhân vật cụ Behrman trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henry.

Hướng dẫn làm bài: Với nhân vật cụ Behrman, bạn cần làm rõ những luận điểm sau:

  • Vai trò của cụ Behrman trong tác phẩm, đặc biệt là sự quan tâm và bảo vệ, người nghệ sĩ tài năng và nhiệt huyết.
  • Ý nghĩa của cụ Behrman trong tác phẩm, làm nổi bật sự hy sinh, lòng nhân ái của cụ, cũng là biểu tượng của niềm tin và hy vọng sống mãnh liệt.
  • Sự tác động của cụ Behrman lên các nhân vật Johnsy và Sue.

Đề 2: Phân tích chủ đề niềm tin và hy vọng trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henry.

Hướng dẫn làm bài: Với dạng đề phân tích yếu tố cảm xúc, bạn cần triển khai những luận điểm chính như sau:

  • Sự tuyệt vọng và mất niềm tin của Johnsy.
  • Sự quan tâm và hy vọng từ Sue.
  • Hành động hy sinh và tạo niềm tin của cụ Behrman.
  • Sự tuyệt vọng và niềm hy vọng đến từ chiếc lá cuối cùng.

Đề 3: Phân tích nghệ thuật sử dụng trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henry.

Hướng dẫn làm bài: Để triển khai phân tích giá trị nghệ thuật trong bài, bạn cần thực hiện những luận điểm sau:

  • Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật chính (Johnsy, Sue, cụ Behrman).
  • Nghệ thuật xây dựng tình huống về căn bệnh của Johnsy, sự tác động của chiếc lá cuối cùng.
  • Nghệ thuật sử dụng hình ảnh biểu tượng chiếc lá cuối cùng.
  • Nghệ thuật kể chuyện của O. Henry.
Việc tiếp cận với nhiều dạng đề giúp học sinh nắm bắt luận điểm một cách sâu sắc hơn
Việc tiếp cận với nhiều dạng đề giúp học sinh nắm bắt luận điểm một cách sâu sắc hơn

Văn mẫu phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm xuất sắc của O.Hen-ry. Trong câu chuyện, hình tượng về chiếc lá cuối cùng có sức ám ảnh rất lớn. Nó thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm.

Truyện kể rằng Suevà Johnsy là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Cụ Behrman cũng là một họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng dưới. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Lúc ấy là vào mùa đông, Johnsy bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời.

Sue còn chăm sóc, lo lắng cho Johnsy như chăm sóc cho em gái của mình. Khuôn mặt Sue ngày càng hốc hác. Khi biết được ý nghĩ kì quặc của Johnsy, Sue đã cố năn nỉ: “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Điều ấy chứng tỏ cô thương Johnsy vô cùng và mong muốn Johnsy tống khứ ý nghĩ kì quặc kia ra khỏi đầu Johnsy.

Sue cho cụ Behrman biết rằng Johnsy bị bệnh nặng và rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Sue và Behrman đều buồn lòng rất nhiều, cả hai người cùng nhìn cây thường xuân, rồi hai người im lặng nhìn nhau. Một phần câu trả lời câu hỏi “cái gì đấy ” ẩn trong cái nhìn ấy của Sue và phần còn lại ẩn trong cái nhìn của cụ Behrman. Cuộc sống của Johnsy tưởng chừng bất hạnh nhưng cũng không hề, vì cô có rất nhiều người thực tâm lo lắng cho cô. Trong cuộc chiến đấu không cân sức với tử thần, Johnsy không hề đơn độc

Sue lẫn Johnsy đều bị ám ảnh bởi chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng trong đêm và Sue cũng không biết cụ Behrman có vẽ chiếc lá để cứu người hay không dù hai người có nhìn cây thường xuân và lo sợ. Kéo tấm mành mành lên là vén bức màn bí mật và có thể sự thật bi quan đã ám ảnh cả hai người sẽ lộ ra. Tấm màn đã được kéo lên. Chiếc lá “hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm đeo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ” đã trở thành biểu tượng hồi sinh của Johnsy.

Nhìn thấy nó, Johnsy đã tâm sự với Sue rằng “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cũng lúc đó thì em sẽ chết”. Sau đó cô lại nói thêm những câu nói tự trách mình, những lời biết ơn mà cũng là lời thú tội: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”. Rồi Johnsy xin được uống sữa, được cầm chiếc gương tay, được xem Sue nấu nướng và nuôi lại hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.

Với lối hành văn nhẹ nhàng, ài quan sát và miêu tả thật tự nhiên và tinh tế những chi tiết chọn lọc của từng nhân vật, cùng sự sắp đặt các chi tiết ấy thành các tình huống đảo ngược bất ngờ một cách hợp lý, O.Hen-ry đã tạo được sức hấp dẫn của nghệ thuật viết truyện ngắn. Người đọc xúc động về tình bạn của Sue đối với Johnsy, trân trọng tấm lòng thương yêu và hành động âm thầm nhưng vô cùng cao cả của cụ Bơ- men cho sự sống của người trẻ đang trong tuyệt vọng, muốn chết như Johnsy.

Chiếc lá cuối cùng là bức tranh kiệt tác mà cụ đã từng mơ vẽ được lúc cụ còn sống và nó cũng làm sống lại ước mơ được vẽ vịnh Na-plơ đẹp nổi tiếng của Johnsy. Thắp lên niềm tin và hy vọng không chỉ cho ba người họ mà còn cho tất cả mọi người.

Bức tranh của cụ Behrman thực sự là một tác phẩm nghệ thuật
Bức tranh của cụ Behrman thực sự là một tác phẩm nghệ thuật

Viết bài văn phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng cần nêu bật được các luận điểm chính như chân dung nhân vật Behrman, Johnsy và Sue. Đồng thời, học sinh cần thể hiện những diễn biến cảm xúc nhân vật và khẳng định ý nghĩa nội dung của bài, liên hệ, mở rộng với những tác phẩm cùng dòng chảy để có cái nhìn khách quan và đa chiều hơn, tạo cơ hội ẵm điểm cao trước giáo viên.