Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
Để soạn bài Chiếc lá cuối cùng hiệu quả, học sinh cần nắm được những kiến thức chung nhất về tác phẩm cũng như tác giả O.Henry.
Tác giả O.Henry
Dưới đây là những thông tin cơ bản về tác giả phục vụ cho việc soạn văn bài Chiếc lá cuối cùng:
Tiểu sử:
- O.Henry là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng, sinh năm 1862, mất năm 1910 tại Greensboro, Hoa Kỳ.
- Ông bắt đầu sự nghiệp văn học và trở nên nổi tiếng từ năm 1899, tên của O.Henry được dùng để đặt cho giải thưởng truyện ngắn Mỹ hay nhất hàng năm.
- O.Henri là một trong 8 danh nhân văn hóa được Hội đồng Hòa bình Thế giới công nhận.
Phong cách sáng tác:
- Truyện ngắn của O.Henry tập trung vào những cuộc đời bất hạnh, trở thành mẫu mực văn chương cho các nhà văn trẻ qua nhiều thập kỷ.
- Tác phẩm của ông nổi bật với nghệ thuật tinh tế, cốt truyện cảm động và ngôn ngữ đậm chất thơ.
Thành tựu văn học:
- O.Henry đã để lại số lượng tác phẩm vô cùng dồi dào và phong phú, với gần 400 truyện ngắn và một vài tác phẩm thơ.
- Một số tác phẩm đặc sắc nhất bao gồm: Chiếc lá cuối cùng, Món quà giáng sinh, Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang,...
Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
Để soạn bài Chiếc lá cuối cùng đầy đủ, bạn cần nắm được những thông tin cơ bản về tác phẩm này. Cụ thể như sau:
Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng là trích đoạn cuối cùng của tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories, xuất bản lần đầu vào năm 1907.
Bố cục: Tác phẩm được chia làm ba phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến “rơi xuống từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan”): Giôn-xi tuyệt vọng chờ đợi cái chết khi biết mình mắc bệnh.
- Phần 2 (Tiếp đến “Bây giờ chỉ cần bồi dưỡng và chăm sóc chu đáo, thế thôi”): Giôn-xi chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.
- Phần 3 (Còn lại): Sự thật phía sau chiếc lá cuối cùng.
Tóm tắt: Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ trẻ sống trong cảnh nghèo khó, thuê một căn hộ nhỏ gần công viên Washington. Ở tầng dưới, cụ Bơ-men, một họa sĩ già nghèo khổ khác cũng thuê phòng. Trong suốt bốn mươi năm, cụ Bơ-men luôn ấp ủ giấc mơ vẽ nên một kiệt tác nhưng chưa bao giờ có cơ hội hoàn thành. Vào một ngày đông giá lạnh, Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi nặng. Bệnh tật và sự thiếu thốn đã khiến cô rơi vào tuyệt vọng, không còn muốn sống. Cô ngồi đếm từng chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống để từ bỏ cuộc đời.
Hiểu được suy nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã âm thầm thức trắng đêm dưới mưa gió để vẽ một chiếc lá thường xuân trông giống như thật. Chiếc lá đó đã khơi dậy trong Giôn-xi niềm hy vọng và ý chí sống. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành tác phẩm cuối cùng để cứu Giôn-xi, cụ Bơ-men đã qua đời vì bệnh viêm phổi.
Giá trị nội dung: Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc, tôn vinh tình bạn và lòng nhân ái giữa người với người. Tác phẩm gửi gắm thông điệp rằng hãy luôn duy trì ngọn lửa khát vọng và hy vọng, lan tỏa yêu thương và sử dụng nghệ thuật để phụng sự con người. Bởi lẽ, nghệ thuật đích thực và lâu bền nhất chính là nghệ thuật dành cho con người và vì con người.
Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm đã đạt được thành công lớn trong việc xây dựng nhân vật và phát triển tình tiết. Câu chuyện chứa đựng nhiều tình huống hấp dẫn và được sắp xếp một cách logic, đặc biệt là những màn đảo ngược tình thế bất ngờ, tạo nên sự cuốn hút mạnh mẽ cho người đọc.
Tóm tắt tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ trẻ sống trong cảnh nghèo khó, thuê một căn hộ nhỏ gần công viên Washington. Ở tầng dưới, cụ Bơ-men, một họa sĩ già nghèo khổ khác cũng thuê phòng. Trong suốt bốn mươi năm, cụ Bơ-men luôn ấp ủ giấc mơ vẽ nên một kiệt tác nhưng chưa bao giờ có cơ hội hoàn thành. Vào một ngày đông giá lạnh, Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi nặng. Bệnh tật và sự thiếu thốn đã khiến cô rơi vào tuyệt vọng, không còn muốn sống. Cô ngồi đếm từng chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống để từ bỏ cuộc đời.
Hiểu được suy nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã âm thầm thức trắng đêm dưới mưa gió để vẽ một chiếc lá thường xuân trông giống như thật. Chiếc lá đó đã khơi dậy trong Giôn-xi niềm hy vọng và ý chí sống. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành tác phẩm cuối cùng để cứu Giôn-xi, cụ Bơ-men đã qua đời vì bệnh viêm phổi.
Hướng dẫn soạn bài Chiếc lá cuối cùng chi tiết - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn Chiếc lá cuối cùng giúp bạn nắm được nội dung khái quát của tác phẩm, từ đó khiến cho việc phân tích và cảm thụ trở nên sâu sắc hơn. Sau đây là hướng dẫn soạn Chiếc lá cuối cùng chi tiết và đầy đủ nhất bạn có thể tham khảo:
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng bộ sách Cánh diều
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng trong bộ sách Cánh diều được khá nhiều học sinh quan tâm tìm hiểu. Dưới đây là định hướng trả lời mà bạn có thể tham khảo:
Đọc hiểu:
Câu 1 (trang 103 SGK Văn 9 tập 1): Giôn - xi mong muốn điều gì?
Gợi ý trả lời:
Giôn-xi mong muốn kéo tấm rèm lên để nhìn cây thường xuân bên bức tường gạch.
Câu 2 (trang 104 SGK Văn 9 tập 1): “Chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa như thế nào với Giôn-xi?
Gợi ý trả lời:
Giôn-xi tin rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rơi xuống cũng chính là lúc cô lìa đời. Chiếc lá cuối cùng ấy là niềm tin, là hy vọng ít ỏi còn lại để Giôn-xi níu giữ mạng sống của mình khi đang bị bệnh tật hành hạ.
Câu 3 (trang 104 SGK Văn 9 tập 1): “Chuyến đi xa xôi bí ẩn” muốn chỉ điều gì?
Gợi ý trả lời:
Đây là cụm từ chỉ cái chết, được tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ, nói giảm nói tránh để làm nhẹ nhàng đi ý nghĩa nặng nề của sự mất mát.
Câu 4 (trang 104 SGK Văn 9 tập 1): Hoàn cảnh ở đây có tác dụng gì?
Gợi ý trả lời:
Hoàn cảnh như một thử thách nghiệt ngã. Thời tiết trước đó rất đẹp, nhưng ngay sau đó lại trở nên gió mưa, như thể mùa xuân bị đặt vào nghịch cảnh và khiến Giôn-xi cảm thấy tuyệt vọng. Thế nhưng, chiếc lá vẫn kiên trì bám trên cây như một biểu tượng của sự bền bỉ và niềm tin kiên cường.
Câu 5 (trang 104 SGK Văn 9 tập 1): Hình dung thái độ và tình cảm của Giôn-xi khi thấy “chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó”
Gợi ý trả lời:
Có lẽ lúc đó Giôn-xi sẽ cảm thấy thật bất ngờ, ngỡ ngàng, không ngờ sau cái đêm mưa bão như vậy mà chiếc lá vẫn ngoan cố bám trụ và cô như được tiếp thêm sức mạnh.
Câu 6 (trang 105 SGK Văn 9 tập 1): Vì sao Giôn-xi bình phục?
Gợi ý trả lời:
Vì Giôn-xi đã lấy lại được niềm tin và khát khao vào cuộc sống nhờ chiếc lá quật cường mà cụ Bơ-men vẽ nên.
Câu 7 (trang 105 SGK Văn 9 tập 1): Sự việc cụ Bơ-men mất tạo nên điều bất ngờ gì?
Gợi ý trả lời:
Điều bất ngờ là cụ Bơ-men mất vì đã tạo nên chiếc lá thường xuân cuối cùng trong đêm mưa bão để thắp lên hy vọng sống cho cô gái trẻ.
Câu 8 (trang 105 SGK Văn 9 tập 1): Kết thúc truyện giúp người đọc hiểu ra điều gì?
Gợi ý trả lời:
Chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ là kiệt tác vì nó được tạo nên từ tình yêu thương, lòng vị tha và giúp Giôn-xi lấy lại được khát vọng sống.
Sau khi đọc:
Câu 1 (trang 105 SGK Văn 9 tập 1): Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Dẫn ra một số lời người kể chuyện và lời nhân vật.
Gợi ý trả lời:
Truyện được kể ở ngôi thứ ba. Một số lời của các nhân vật:
- Người kể chuyện: “Sang đến nơi, họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ… Một cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng vẫn đang rơi, lẫn cùng với tuyết…” -> Tường thuật lại câu chuyện, miêu tả khung cảnh và các nhân vật một cách khái quát.
- Lời nhân vật: “…Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”
Câu 2 (trang 105 SGK Văn 9 tập 1): Tình huống truyện có gì hấp dẫn? Kết thúc truyện có gì độc đáo? Nếu Xiu và Giôn-xi biết cụ Bơ-men sẽ về chiếc lá trên tường thì câu chuyện có còn hấp dẫn không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Điều hấp dẫn là Xiu không được Bơ-men cho biết ý định vẽ chiếc lá:
- Hai người đã không nói năng gì khi cụ Bơ-men làm mẫu cho Xiu vẽ.
- Xiu kéo màn lên một cách chán nản khi Giôn-xi yêu cầu.
- Xiu ngạc nhiên không kém gì Giôn-xi khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn tồn tại sau đêm mưa gió.
- Xiu được biết cụ Bơ-men bị ốm sau khi nghe bác sĩ nói.
Nếu Xiu biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men thì truyện sẽ giảm bớt đôi phần bất ngờ và thú vị. Điều này cũng cho độc giả thấy được sự quan tâm, lo lắng, cũng như tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi.
Câu 4 (trang 106 SGK Văn 9 tập 1): Phân tích tâm trạng của Giôn-xi qua hai lần yêu cầu "kéo mành lên". Vì sao "chiếc lá cuối cùng đã giúp Giôn-xi hồi sinh?
Gợi ý trả lời:
Giôn xi lúc đầu yếu đuối, tuyệt vọng, yêu cầu kéo rèm lên để thấy chiếc lá rụng và kết thúc cuộc sống. Lần thứ 2 kéo rèm, cả Giôn-xi và Xiu đều sững sờ, ngạc nhiên vì chiếc lá vẫn còn trên cây.
Nguyên nhân sự hồi sinh:
- Giôn - xi thấy chiếc lá vẫn còn trên cây.
- Giôn - xi không muốn phụ tấm lòng và công chăm sóc của Xiu.
Câu 5 (trang 106 SGK Văn 9 tập 1): Nếu là Giôn-xi, em sẽ có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào khi nghe Xiu kể lại sự việc cụ Bơ-men đã qua đời vì sưng phổi sau đêm về “chiếc là cuối cùng"?
Gợi ý trả lời:
Nếu là Giôn-xi, em sẽ cảm thấy rất đau lòng, xúc động và áy náy trước nguyên nhân cụ Bơ-men qua đời. Và sau đó sẽ cố gắng sống thật tốt để không uổng phí cơ hội sống mà cụ Bơ-men đã đem lại.
Câu 6 (trang 106 SGK Văn 9 tập 1): Vì sao "chiếc lá cuối cùng" mà cụ Bơ-men vẽ lại được coi là một "kiệt tác"? Theo em, truyện nhằm gửi đến người đọc thông điệp gì?
Gợi ý trả lời:
Chiếc lá là kiệt tác vì:
- Nó đẹp giống hệt chiếc lá thật đến nỗi hai họa sĩ trẻ đều tưởng nhầm.
- Chiếc lá tiếp thêm nghị lực để Giôn-xi tiếp tục sống.
Thông điệp: Chính tình yêu thương đã thắp sáng tâm hồn, trái tim lương thiện của Xiu, cũng chính tình yêu thương đã khiến cụ Bơ – men sẵn sàng hi sinh mạng sống để cứu Giôn – xi, đem lại nghị lực sống cho cô.
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng bộ sách Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn đọc:
Câu hỏi (trang 20 SGK Văn 6 tập 2): Dựa vào bảng dưới đây và mục Tri thức đọc hiểu, hãy hoàn chỉnh các câu trong cột thứ nhất về các yếu tố của truyện và chỉ ra đặc điểm ấy trong văn bản Chiếc lá cuối cùng ở cột thứ hai.
Các yếu tố của truyện |
Chiếc lá cuối cùng |
Đề tài được tác giả tập trung khai thác xuyên suốt câu chuyện. |
Tình yêu thương và đức hy sinh cao cả giữa những con người nghèo khổ. |
Các chi tiết tiêu biểu là có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động... của nhân vật, tập trung làm rõ sự việc nổi bật. |
Giôn-xi bị bệnh viêm phổi rất nặng. Giôn-xi tin rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rơi xuống cũng là lúc cô lìa đời. Cụ Bơ-men thức suốt đêm để vẽ chiếc lá thường xuân, giúp Giôn-xiu có thêm hy vọng sống. Xiu kể cho bạn nghe về việc cụ Bơ-mơ qua đời, bí mật về chiếc lá. |
Ngoại hình, hành động gây ấn tượng của nhân vật là hình ảnh nhân vật đặc biệt với những hành động ấn tượng tạo cảm giác thích thú và gợi nhớ cho độc giả. |
Ngoại hình, hành động của nhân vật Giôn-xi - Mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống. - Nói với Xu chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó. - Ngày hôm sau, Giôn-xi bắt đầu muốn ăn uống trở lại, chiến thắng bệnh tật. |
Ý nghĩ của các nhân vật rất quan trọng đối với một câu chuyện. Các nhân vật là người tạo ra các tình huống, chi tiết trong truyện và các nhân vật là người quyết định xem câu chuyện tiếp tục diễn ra như thế nào. |
Ý nghĩ của nhân vật Giôn-xi: Luôn nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân trước cửa rơi xuống cũng là lúc cô lìa đời. |
Bài tập liên hệ
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.
Gợi ý trả lời:
Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng không chỉ thành công để lại ý nghĩa đặc biệt trong lòng độc giả bởi cốt truyện lôi cuốn mà còn bởi chính nhan đề đầy ý nghĩa của nó. Chiếc lá cuối cùng chính là chiếc lá thường xuân mà cụ Bơ-men đã vẽ nên với mong muốn tiếp thêm động lực, khao khát, sự kiên cường và hy vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh tật. Chiếc lá ấy không chỉ sinh động qua nét vẽ nghệ thuật của một người họa sĩ mà đó chính là tâm huyết, là tấm lòng đầy cao cả và yêu thương của một người bạn.
“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” (Maxim Gorki). Chiếc lá cuối cùng trước hết là hình tượng nghệ thuật xuyên suốt tác phẩm, là “bụi vàng” đầy quý giá trong lao động của nhà văn O.Henri, được mua bằng cái giá của lao động nghệ thuật chân chính: sức lực, tâm huyết và tình yêu thương. Chính vì thế, nhà văn đã lấy hạt bụi quý ấy làm nhan đề của tác phẩm, góp phần vừa thể hiện nội dung, vừa kể chuyện lại vừa truyền tải thông điệp về tình người. Nhan đề chiếc lá cuối cùng còn là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha đầy cao cả, cũng là biểu tượng của nghệ thuật chân chính - nghệ thuật vị con người mà chính nhà văn hằng theo đuổi.
Câu 2: Hãy lí giải vì sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc của cụ Bơ-Men - người đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết.
Gợi ý trả lời:
Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiếc lá trên tường: Để tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột, gây hứng thú cho người đọc. Đồng thời khiến tác giả cảm thấy xúc động về đức hi sinh thầm lặng của cụ đã khích lệ Giôn-xi hướng về sự sống ở phía trước.
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng cần chuẩn bị những thông tin về tác giả, tác phẩm cũng như định hướng trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. Học sinh khi soạn bài Chiếc lá cuối cùng cần nắm được nội dung chính, hiểu được tấm lòng yêu thương và sự hy sinh cao cả của họa sĩ già Bơ-men khi giúp Giôn-xi tiếp tục niềm tin và khát khao với sự sống thông qua hình tượng chiếc lá cuối cùng.