1. Nhịp 2/4 là gì?
Tìm hiểu nhịp 2/4 là gì bạn sẽ biết được đây là nhịp đơn có một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp. Các đặc điểm của nhịp 2/4 gồm có:
- Số phách: Có 2 phách, trong đó phách đầu mạnh, phách sau nhẹ.
- Trường độ: Mỗi phách cơ bản tương ứng với một nốt đen.
- Ứng dụng: Nhịp 2/4 phổ biến trong các bài hát thiếu nhi hoặc hành khúc vì tiết tấu tự nhiên.
2. Cách đánh nhịp 2/4
Khi biết nhịp 2/4 là gì, bạn có thể thực hành nhịp 2/4 một cách đơn giản như sau:
- Nhịp: Sử dụng 2 nhịp, trong đó nhịp 1 xuống và nhịp 2 lên.
- Đánh phách: Bạn hãy đánh phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ.
3. Các loại nhịp thông dụng khác trong bản nhạc
Nhịp 2/4 là gì, nhịp 2/4 thuộc loại nhịp nào là câu hỏi mà những người bắt đầu học nhạc lý quan tâm. Có hai loại nhịp phổ biến trong một bài nhạc là nhịp đơn và nhịp kép. Cụ thể:
3.1. Nhịp đơn
Giống như khái niệm nhịp 2/4 là gì bên trên, nhịp đơn là nhịp có 1 trọng âm hay còn gọi là phách mạnh trong một ô nhịp. Hai hình thức nhịp đơn phổ biến gồm có:
- Nhịp 2/4: Như phần giải thích phía trên, nhịp 2/4 có hai phách, 1 mạnh và 1 nhẹ.
- Nhịp 3/4: Nhịp này có tổng cộng 3 phách, phách đầu mạnh và hai phách sau nhẹ.
3.2. Nhịp kép
Nhịp kép do 2 hoặc nhiều nhịp đơn cấu thành và có từ 2 phách mạnh trở lên. Giá trị nhịp và phách này thường không thay đổi ở mỗi bản nhạc. Tuy nhiên, một số thể loại nhạc đặc biệt như jazz, progressive rock, fusion,... sẽ có sự thay đổi nhịp và phách nhất định. Bạn có thể tham khảo cách đánh phách hai loại nhịp kép phổ biến như sau:
Nhịp 4/4 gồm 4 phách, trong đó:
- Phách đầu mạnh
- Phách 2 nhẹ
- Phách 3 mạnh vừa
- Phách 4 nhẹ
Nhịp 6/8 bao gồm 6 phách và có cách đánh tương tự như 2 nhịp 3/8 cộng lại. Cụ thể:
- Phách 1 mạnh
- Phách 2 và 3 nhẹ
- Phách 4 mạnh vừa
- Phách 5 và 6 nhẹ
4. Chỉ số nhịp
Nhịp 2/4 là gì và chỉ số nhịp ra sao là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, khi bạn đặt ở đầu mỗi bản nhạc, chỉ số nhịp được viết như một phân số. Cụ thể:
- Số phía trên: Giá trị này biểu thị chỉ số phách trong một ô nhịp.
- Số phía dưới: Con số này tương ứng với số phách bằng bao nhiêu phần của một nốt tròn. Cụ thể, nếu là số 2, giá trị tương ứng sẽ là ½ nốt tròn và nếu là số 4, giá trị sẽ là ¼ nốt tròn.
5. Hướng dẫn phân biệt giữa nhịp và phách trong đệm hát
Nhịp và phách có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên, khi đệm hát, hai khái niệm này có sự khác biệt rõ ràng, bạn có thể tham khảo tại đây:
- Nhịp: Khái niệm này chỉ khoảng thời gian đều giữa hai nhịp mạnh liên tiếp trong cùng một bản nhạc. Để phân biệt các nhịp, người phát triển nhạc lý sẽ sử dụng 1 vạch thẳng đứng trên khuông nhạc, được gọi là vạch nhịp.
- Phách: Mỗi nhịp hay ô nhịp chia ra thành các quãng thời gian bằng nhau, được gọi là phách. Mỗi nhịp sẽ có phách mạnh và phách nhẹ, điều này giúp phân biệt các nhịp trong một bản nhạc.
6. Một số bài hát sử dụng nhịp 2/4
Khi hiểu nhịp 2/4 là gì, bạn có thể tham khảo những bài hát sử dụng nhịp 2/4 dưới đây để thực hành:
STT |
Tên bài hát |
Tác giả |
Tông |
Nhịp |
1 |
Ân sâu nghĩa đầy |
Nguyễn Ly & Đinh Công Huỳnh |
Dm |
2/4 |
2 |
Ân tình mẹ cha |
Đinh Công Huỳnh |
Am |
2/4 |
3 |
Anh lính trẻ và cô ca sĩ |
Diệp Minh Tuyền |
C |
2/4 |
4 |
Ánh trăng của em |
Nhật Ngân |
G |
2/4 |
5 |
Anh |
Hồ Hoài Anh |
G |
2/4 |
6 |
Bà mẹ quê |
Phạm Duy |
D |
2/4 |
7 |
Bác đã về |
Xuân Hoà |
Dm |
2/4 |
8 |
Bài ca dành cho những xác người |
Trịnh Công Sơn |
Am |
2/4 |
9 |
Bài ca mới |
Quỳnh Lưu & Thuận Yến |
Gm |
2/4 |
10 |
Bài ca ngợi quê hương |
Thanh Sơn |
A |
2/4 |
11 |
Bài hương ca vô tận |
Trầm Tử Thiêng |
Em |
2/4 |
12 |
Bao la tình mẹ cha |
Nguyễn Chánh |
G |
2/4 |
13 |
Bầu trời quê hương ta |
Nguyễn Đức Quang |
Am |
2/4 |
14 |
Bí bo xìn xịt |
Minh Phú |
G |
2/4 |
15 |
Biển Cạn |
Nguyễn Kim Tuấn |
Dm |
2/4 |
16 |
Biết đâu nguồn cội |
Trịnh Công Sơn |
C |
2/4 |
17 |
Bóng ai qua thềm |
Văn Chung |
Dm |
2/4 |
18 |
Bong bóng ơi |
Trịnh Công Sơn |
A |
2/4 |
19 |
Bóng chiều tà |
Nhật Bằng |
Am |
2/4 |
20 |
Buồn tàn thu |
Văn cao |
Dm |
2/4 |
Nhịp 2/4 là gì? Đây là một trong những loại nhịp đơn trong nhạc lý, có 1 phách mạnh và 1 phách nhẹ trong cùng 1 ô nhịp. Nhịp 2/4 khá dễ chơi, dễ hát, thường được sử dụng trong các bài hát dành cho thiếu nhi hoặc dòng cổ động. Bạn có thể thử sức với loại nhịp này để làm quen với nhạc lý cũng như sáng tác các tác phẩm của riêng mình.