Cập nhật mức phạt nồng độ cồn 2024 cho từng loại xe

Mức phạt nồng độ cồn 2024 cao nhất là 40.000.000 VNĐ kèm theo tước giấy phép lái xe. Các mức vi phạm hành chính này giúp nâng cao văn hoá khi tham gia giao thông. Đây được coi như một biện pháp cứng rắn để giảm thiểu các tai nạn đáng tiếc xảy ra liên quan đến việc sử dụng rượu bia.

Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 

Mức phạt nồng độ cồn 2024 được Nhà nước quy định theo các mức phạt cụ thể đối với từng đối tượng điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Mức phạt nồng độ cồn 2024 đối với người điều khiển xe ô tô

Nồng độ cồn trong hơi thở

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe ô tô

Trong hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 mg/l

  • 6.000.000 - 8.000.000 VNĐ.
  • Tước giấy phép lái xe trong thời gian từ 10 - 12 tháng.

Trong hơi thở có nồng độ cồn ở mức 0,25 - 0,4 mg/l

  • 16.000.000 - 18.000.000 VNĐ.
  • Tước giấy phép lái xe trong thời gian từ 16 - 18 tháng.

Trong hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,4 mg/l

  • 30.000.000 - 40.000.0000 VNĐ.
  • Tước giấy phép lái xe trong thời gian từ 22 - 24 tháng.

Mức phạt nồng độ cồn xe máy 2024

Nồng độ cồn trong hơi thở

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy

Trong hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 mg/l

  • 2.000.000 - 3.000.000 VNĐ.
  • Tước giấy phép lái xe trong thời gian từ 10 - 12 tháng.

Trong hơi thở có nồng độ cồn ở mức 0,25 - 0,4 mg/l

  • 4.000.000 - 5.000.000 VNĐ.
  • Tước giấy phép lái xe trong thời gian từ 16 - 18 tháng.

Trong hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,4 mg/l

  • 6.000.000 - 8.000.0000 VNĐ.
  • Tước giấy phép lái xe trong thời gian 2 năm.

Mức phạt nồng độ cồn 2024 xe máy điện, xe đạp điện

Nồng độ cồn trong hơi thở

Mức phạt nồng độ cồn

Trong hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 mg/l

80.000 - 100.000 VNĐ

Trong hơi thở có nồng độ cồn ở mức 0,25 - 0,4 mg/l

200.000 - 300.000 VNĐ

Trong hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,4 mg/l

400.000 - 600.0000 VNĐ

Mức phạt nồng độ cồn 2024 cao nhất là 40.000.000 VNĐ đối với người điều khiển xe ô tô
Mức phạt nồng độ cồn 2024 cao nhất là 40.000.000 VNĐ đối với người điều khiển xe ô tô

Tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông

Sau khi nắm được các mức phạt nồng độ cồn mới nhất, bạn nên biết những tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông. Theo đó, người sử dụng các phương tiện để tham gia giao thông sử dụng chất kích thích như rượu, bia sẽ khiến cơ thể mất khả năng tự chủ và gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Một số tác hại điển hình:

  • Giảm khả năng phán đoán và nhận thức của người lái xe.
  • Giảm khả năng tập trung, khiến người điều khiển không duy trì được sự chú ý.
  • Người sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông sẽ mất đi khả năng cân bằng, khiến người điều khiển khó điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.
  • Khiến người lái xe mệt mỏi và buồn ngủ, dẫn đến thiếu tỉnh táo.
  • Gây ảnh hưởng đến tính mạng của người uống rượu bia và những người khác.
Việc sử dụng rượu bia khi lái xe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và cộng đồng
Việc sử dụng rượu bia khi lái xe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và cộng đồng

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ các phương tiện tối đa 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Vì vậy, tạm giữ xe cũng là một trong số những mức phạt nồng độ cồn 2024.

Điều khiển xe ô tô khi phát hiện nồng độ cồn có bị xử lý hình sự không?

Ngoài việc xử phạt hành chính như phạt tiền và tước giấy phép lái xe, mức phạt nồng độ cồn 2024 còn thể hiện ở việc người điều khiển ô tô tham gia giao thông khi sử dụng đồ uống có cồn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Không vi phạm có bị cảnh sát giao thông gọi vào thổi nồng độ cồn không?

Theo quy định pháp luật Việt Nam, cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu người điều khiển giao thông kiểm tra nồng độ cồn mà không có dấu hiệu vi phạm trước đó. Điều này nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phòng ngừa tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia khi lái xe.

Cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Cách xác định nồng độ cồn

Có 3 phương pháp phổ biến để xác định nồng độ cồn trong cơ thể như sau:

  • Kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở: Đây là phương pháp phổ biến nhất mà cảnh sát giao thông thường sử dụng thông qua máy đo nồng độ cồn trong hơi thở, qua đó phân tích và hiển thị chính xác kết quả.
  • Kiểm tra nồng độ cồn trong máu: Phương pháp này cho ra kết quả chính xác nhất mặc dù cần nhiều thời gian để thực hiện.
  • Kiểm tra nồng độ cồn trong nước tiểu: Đối với phương pháp này, kết quả có thể phản ánh nồng độ cồn trong cơ thể trong một thời gian dài sau khi uống.

Lái xe máy cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo luật pháp Việt Nam, điều kiện của người lái xe máy khi tham gia giao thông như sau:

  • Độ tuổi: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cc và người đủ 18 tuổi có thể điều khiển phương tiện có dung tích xi lanh từ 50cc trở lên.
  • Giấy tờ cần mang theo: Khi điều khiển xe máy tham gia giao thông, người lái cần chuẩn bị giấy đăng ký xe, bằng lái A1 hoặc A2 tuỳ vào dung tích xi lanh của xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe máy.
Pháp luật quy định người đủ 18 tuổi mới có thể điều khiển phương tiện có dung tích 50cc trở lên
Pháp luật quy định người đủ 18 tuổi mới có thể điều khiển phương tiện có dung tích 50cc trở lên

Uống rượu bia thì nên di chuyển bằng cách nào?

Một số phương pháp an toàn để di chuyển khi đã uống rượu bia gồm có:

  • Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu điện.
  • Gọi taxi hoặc các dịch vụ đưa đón.
  • Nhờ người thân hoặc bạn bè đưa về nhà.
  • Đi bộ.

Mức phạt nồng độ cồn 2024 cao nhất là 40.000.000 VNĐ. Các mức phạt vi phạm hành chính này nhằm giúp nâng cao văn hoá khi tham gia giao thông. Chính vì vậy, nếu bạn đã uống rượu bia, hãy chọn các phương tiện di chuyển an toàn như xe công cộng, taxi hoặc nhờ người không uống rượu bia chở về.