Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Để soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng dễ hiểu, học sinh cần nắm một số ý chính về tác giả, tác phẩm. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được bối cảnh, tình tiết tác phẩm từ đó đào sâu phân tích và đánh giá một cách toàn diện nhất.
Tác giả
Nguyễn Huy Tưởng còn được mệnh danh là “người thư ký trung thành của thời đại” bởi giọng văn chân thật, kể về cuộc sống, con người của những thời kì hào hùng. Ông ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bởi lối miêu tả, phản ánh lịch sử một cách độc đáo, không hề bị khô khan. Ông viết rất nhiều thể loại từ truyện ký, kịch… mang giá trị vượt thời gian sâu sắc.
Tiểu sử tác giả
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) sinh ra trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội). Nguyễn Huy Tưởng đến với văn chương khá muộn, trước đó chỉ chủ yếu tham gia các hoạt động xã hội. Mặc dù không có năng khiếu thiên bẩm nhưng bằng chính tấm lòng sôi nổi, đầy nhiệt huyết, ông đã dần khẳng định được vị thế của mình trong giới văn học.
Tùy vào mức độ chi tiết của soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng, bạn có thể cân nhắc việc đưa thông tin về tiểu sử tác giả vào phần bài chuẩn bị.
Phong cách sáng tác
Những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng rất là đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, khi soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng, học sinh có thể đề cập đến nội dung này để hiểu văn bản một cách sâu sắc hơn. Theo đó, Nguyễn Huy Tưởng có sở trường viết về đề tài lịch sử, ông thường tập trung miêu tả, ca ngợi tinh thần dân tộc và truyền thống yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến. Với lối kể chuyện tự nhiên và ngôn từ mộc mạc, giản dị, ông để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều áng văn kiệt xuất.
Thành tựu văn học
Khi soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng hoặc triển khai các dạng đề liên quan, học sinh có thể mở rộng ý thông qua một số tác phẩm nổi bật của tác giả Nguyễn Huy Tưởng dưới đây:
- Kịch “Vũ Như Tô” (1941).
- Tiểu thuyết “Đêm hội Long Trì” (1942).
- Tiểu thuyết “An tư công chúa” (1944)
- Tập ký sự “Ký sự Cao Lạng” (1951)
- Truyện lịch sử “Hai bàn tay chiến sỹ” (1952)
Tác phẩm
Tìm hiểu thông tin khái quát tác phẩm là cơ sở quan trọng trong việc soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng nhanh chóng, chính xác. Chi tiết như sau:
Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” được đời vào năm 1960, khi nước ta đang gồng mình kháng chiến chống lại giặc Mỹ. Đồng thời, về góc độ cá nhân, thời điểm này cũng là lúc nhà văn Nguyễn Huy Tưởng phải chống chọi lại bệnh tật ngặt nghèo.
Bố cục
Bạn cần nắm được bố cục của văn bản trước khi tiến hành soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng để triển khai một cách hiệu quả, nhanh chóng và logic hơn. Theo đó, đoạn trích được chia làm 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến “nhưng lại e phạm thượng”): Hoài Văn xin xuống bến họp nhưng không được chấp thuận.
- Phần 2 (Tiếp đến “thưởng cho em một quả”): Hoài Văn xuống bến Bình Than xin đánh.
- Phần 3 (Phần còn lại): Tâm trạng của Hoài Văn.
Giá trị nội dung
Trong quá trình soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng, học sinh có thể dễ dàng thấy được hình ảnh anh hùng nhỏ tuổi Hoài Văn với tình yêu nước nồng nàn cùng sự dũng cảm, bạo dạn. Qua hình ảnh đó, tác giả muốn khơi dậy dòng cảm xúc trong tâm hồn của những người con yêu nước và phần nào giúp người đọc hiểu thêm về lịch sử của Việt Nam.
Giá trị nghệ thuật
Bằng cách sử dụng ca từ giàu chất biểu cảm, lập luận chặt chẽ cùng trí tưởng tượng phong phú, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã tạo nên một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn.
Tóm tắt tác phẩm
Tóm tắt tác phẩm là nhiệm vụ đóng vai trò quan trọng, giúp việc soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng nhanh chóng và hoàn thiện hơn. Dưới đây là phần tóm tắt tham khảo:
“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” kể về người anh hùng nhỏ tuổi tên Trần Quốc Toản. Sau khi mơ về việc bản thân bắt sống tên sứ thần hống hách nhà Minh, cậu đã tiến về Bình Than xin nhà vua cho mình cùng dự họp bàn việc nước. Thấy cậu tuổi còn nhỏ, vua chỉ ban cho một quả cam rồi đuổi ra ngoài. Khi rời đi, vì quá ấm ức và thất vọng, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam lúc nào không hay. Lúc về nhà, cậu chăm chỉ rèn luyện võ nghệ, chờ ngày báo đáp Tổ quốc. Về sau, ở thời điểm giặc tấn công nước ta, Trần Quốc Toản mang theo lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” ra trận. Với sự dũng mãnh, chàng thiếu niên đã đạt nhiều chiến công vang dội, ghi danh vào sử sách.
Hướng dẫn soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng ngắn nhất - Kết nối tri thức với cuộc sống
Dưới đây là hướng dẫn soạn bài chi tiết thông qua 2 quyển sách Kết nối tri thức và Cánh diều.
Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng Kết nối tri thức
Để cảm thụ được bài giảng một cách dễ dàng, học sinh có thể tham khảo những gợi ý soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng bộ sách Kết nối tri thức sau:
Trước khi đọc
Trong bộ sách này, phần soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng mục trước khi đọc sẽ giúp học sinh liên hệ đến kiến thức, hiểu biết của bản thân, từ đó gợi mở vấn đề một cách tự nhiên hơn.
Câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hùng Trần Quốc Toản (qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh,... mà em đã đọc, đã xem).
Gợi ý trả lời:
- Trong lịch sử dân tộc, Trần Quốc Toản là tấm gương của lòng dũng cảm với tình yêu nước nồng nàn. Ông là người sẵn sàng hi sinh mạng sống để chiến đấu và bảo vệ cho dân tộc.
- Trần Quốc Toản nổi tiếng với chiến công trong kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ 2. Ông đã chiến đấu hết mình và hi sinh anh dũng ở độ tuổi thiếu niên. Lịch sử coi ông là biểu tượng cho những chiến công hiển hách, được xem là mẫu mực cho lòng dũng mãnh, kiên định của lớp lớp thanh niên.
Câu 2 (trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Ngoài Trần Quốc Toản, em còn biết thêm nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?
Gợi ý trả lời:
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, ngoài Trần Quốc Toản, một số nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nổi bật có thể kể đến là Kim Đồng, Nguyễn Bá Ngọc, Vừ A Dính, Lý Tự Trọng,...
Đọc văn bản
Ở phần đọc văn bản, học sinh sẽ đi vào nội dung chi tiết của tác phẩm, từ đó tiếp thu bài giảng Lá cờ thêu sáu chữ vàng tốt hơn.
Câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Quang cảnh và không khí ở bến Bình Than - nơi diễn ra một hội nghị quan trọng như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Quang cảnh bến Bình Than được diễn tả bằng chi tiết: “Hai cây cổ thụ che kín cả một khúc sông”, “Dưới bến, những thuyền lớn của các vương sư về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu. Trên mui thuyền phấp phới những lá cờ của Chiêu Minh Vương, của Chiêu Quốc Vương, của Chiêu Văn Vương, của Hưng Đạo Vương, của Chiêu Thành Vương”.
- Không khí xung quanh nơi diễn ra hội nghị khí thế tưng bừng, tráng lệ, được miêu tả qua chi tiết “những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm hoa”.
Câu 2 (trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Những ý nghĩ của nhân vật xen vào lời của người kể chuyện.
Gợi ý trả lời:
Một số ý nghĩa của nhân vật đã xen vào lời nói của nhân vật kể chuyện:
- “Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!”
- “Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho quân triều đình luận tội.”
- “Ta sẽ chiêu binh mãi mã, cầm quân đi đánh giặc. Xem cái thằng ngoài rìa này có phải là một kẻ toi cơm không”.
Câu 3 (trang 11 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Hoài Văn có những suy nghĩ gì khi thấy các vương hầu họp bàn việc nước?
Gợi ý trả lời:
Trong phần đầu văn bản, khi thấy các vương hầu họp bàn việc nước, Hoài Văn dám chắc các vị có ý cho quân Nguyên mượn đường vào đánh Chiêm Thành hoặc chống cự lại. Chàng rất muốn được xuống thuyền bàn việc nước, bởi trong ý nghĩ của chàng lúc bấy giờ, “Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây bàn đi bàn lại?”. Chính vì vậy, Hoài Văn đã có hành động vượt ra khỏi khuôn phép, chàng xin quỳ trước mặt vua và sẵn sàng xin quản gia cho đánh trị tội.
Câu 4 (trang 12 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?
Gợi ý trả lời:
Trong trường hợp Hoài Văn có những hành động vượt khỏi khuôn phép, chàng thiếu niên sẽ bị luận tội phạm thượng và có thể chịu hình phạt chết.
Câu 5 (trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động của mình?
Gợi ý trả lời:
Hoài Văn đã giải thích bằng câu nói “Cháu biết là mang tội lớn,... cho nó mượn đường hay đánh lại”. Chính câu nói đó đã thể hiện rằng chàng biết rõ mình mang tội lớn nhưng vì đất nước lâm nguy, chàng cho rằng đứa trẻ cũng phải lo nghĩ, vua lo thì dưới cũng cần phải lo.
Câu 6 (trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Thái độ của Trần Quốc Toản thể hiện như thế nào qua lời nói?
Gợi ý trả lời:
Qua lời nói của Trần Quốc Toản, có thể thấy thái độ vô cùng tức giận, bức xúc và căm thù giặc ngoại xâm khi có người ý định chủ hòa.
Câu 7 (trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Cách nhà vua xử lý hành động của Trần Quốc Toản có đúng như dự đoán của em không?
Gợi ý trả lời:
Theo lẽ thông thường, Hoài Văn làm trái phép nước sẽ bị xử tội và bị vây bắt. Tuy nhiên, nhà vua ngược lại đã khuyên răn, tha tội và cho Hoài Văn một quả cam. Điều này không giống với dự đoán ban đầu của em.
Câu 8 (trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Tâm trạng của Hoài Văn.
Gợi ý trả lời:
Khi đứng trên bờ nhìn khung cảnh sự kiện đang diễn ra ngay trước mắt, Hoài Văn cảm thấy nôn nóng khi nhìn những người em họ được dự họp bàn. Bên cạnh đó, chàng cũng cảm thấy uất giận, tủi hờn khi nghĩ đến bản thân phải đứng rìa nhục nhã vì cha đã mất sớm.
Sau khi đọc
Sau khi hoàn thành Đọc văn bản, học sinh cần tiếp tục soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng ở phần Viết kết nối với đọc.
Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng ở bến Bình Than nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra?
Gợi ý trả lời:
Trước sự kiện ở bến Bình Than, Hoài Văn có tâm trạng vô cùng nôn nóng nhưng cũng rất uất giận và tủi hờn vì bản thân phải đứng rìa chịu nhục.
Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động gì khác thường? Vì sao anh hùng Trần Quốc Toản có hành động như vậy?
Gợi ý trả lời:
Hành động khác thường của Trần Quốc Toản khi quân Thánh Dực ngăn cản chàng xuống bến gặp vua:
- Chàng tuốt gươm, đôi mắt trừng lên tỏ vẻ điên dại.
- Quát lớn, gương mặt đỏ bừng.
- Chàng vung gươm múa khiến cho không một ai dám lại gần.
Lý giải cho hành động trên: Trần Quốc Toản cảm thấy nóng lòng khi đứng trước cảnh giặc lăm le bờ cõi, không ngần ngại tìm mọi cách gặp nhà vua để được xin đánh. Chàng đã thể hiện tình yêu nước nồng nàn và sự dũng cảm của lớp thanh niên trẻ tuổi.
Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lý thế nào? Thái độ và cách xử lý đó cho thấy điều gì ở vị vua này?
Gợi ý trả lời:
Sau khi chứng kiến hành động của Hoài Văn, vua Thiệu Bảo không tức giận, ngược lại còn tha tội cho chàng, vua thương tình chàng còn trẻ mà đã biết lo nghĩ cho vua, cho đất nước. Người khuyên răn Hoài Văn về quê chăm mẹ và cho Hoài Văn một quả cam sành chín mọng. Chính hành động đó cho thấy vua là một người công tư phân mình, sáng suốt và có tấm lòng nhân hậu.
Câu 4 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Trong lời người kể chuyện, đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản. Hãy nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen những ý nghĩ thầm kín đó.
Gợi ý trả lời:
Những suy nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản được thể hiện qua các chi tiết: “Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!”, “Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình đình tội”. Có thể thấy, Trần Quốc Toản là một người anh hùng nhỏ tuổi nhưng sớm có lòng lo việc nước và có lòng yêu nước mãnh liệt. Đây cũng là những chi tiết học sinh cần đặc biệt chú ý khi soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng cũng như phân tích tác phẩm.
Câu 5 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại của các nhân vật khác trong truyện?
Gợi ý trả lời:
Nét tính cách của Trần Quốc Toản được thể hiện rõ qua những lời đối thoại với các nhân vật trong truyện là:
- Đối thoại với quân Thánh Dực: Oai phong và khảng khái.
- Đối thoại với chú Chiêu Thành Vương: Đúng mực, lễ phép, thẳng thắn, rõ ràng và gan dạ nói lên ý kiến phản đối.
- Đối thoại với vua Thiệu Bảo: Nhiệt tình, dũng cảm và kiên trường.
Câu 6 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Nêu một số ví dụ và cho biết tác dụng của chúng.
Gợi ý trả lời:
Ví dụ về việc sử dụng ngôn ngữ người kể mang đậm màu sắc lịch sử:
- Ngôn ngữ người kể: thuyền ngự, đại vương, hội sư, đấng thiên tử,...
- Ngôn ngữ nhân vật: vua lo, thần tử cũng phải lo, quân pháp vô thân,...
Việc sử dụng ngôn ngữ màu sắc lịch sử giúp tác giả làm nổi bật khung cảnh họp bàn trước cuộc kháng chiến. Ngoài ra, tác giả cũng khắc họa rõ nét tính cách của các nhân vật, đặc biệt là Trần Quốc Toản.
Câu 7 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Hãy khái quát chủ đề của văn bản và cho biết căn cứ vào đâu em khái quát như vậy.
Gợi ý trả lời:
Căn cứ vào nội dung của văn bản, có thể khái quát chủ đề văn bản như sau: Lòng yêu nước và sự trung thành đầy anh dũng của anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản.
Viết kết nối với đọc
Sau khi đọc tác phẩm, học sinh làm thêm phần kết nối với đọc để từ đó thêm hiểu bài một cách kỹ càng. Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
Gợi ý trả lời:
Đọc tác phẩm “Lá cờ thiêu sáu chữ vàng”, điều khiến em ấn tượng chính là hình ảnh lá cờ ra trận của người thiếu niên mười sáu tuổi Trần Văn Toản khi đánh quân Nguyên. Từ vài dòng ghi trên trang lịch sử, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy một trang anh hùng trong triều đại lịch sử lừng lẫy, đặc biệt là hình ảnh người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Tâm trạng của Hoài Văn lúc ấy vừa căm tức vừa hờn tủi, mặc dù không bị vua phạt tội, thậm chí còn được ban quả cam mọng nhưng uất hận nhất đối với anh hùng là hình ảnh đám quân Thánh Dực khúc khích cười chế nhạo. Từ đó, người thiếu niên anh hùng nhen nhóm những hy vọng đầu tiên cho việc chiêu binh mãi mã đánh bại quân giặc. Trần Quốc Toản không chỉ thể hiện nhiệt tình yêu nước cao quý ấy bằng lời mà còn tự nguyện thể hiện nó bằng hành động mà trước hết bằng cử chỉ bóp nát quả cam, được ghi lại sáng ngời trong sử sách. Điều đó cho ta thấy Hoài Văn không chỉ là một cậu bé dũng cảm, gan dạ mà còn có ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc mãnh liệt.
Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng Cánh Diều
Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng bộ Cánh diều sẽ có 3 phần câu hỏi, bao gồm chuẩn bị đọc, đọc hiểu, và sau khi đọc. Cụ thể:
Chuẩn bị đọc
Trước khi bước vào đọc hiểu văn bản, bạn nên soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng phần chuẩn bị đọc để nắm được ý chính của cả bài.
Câu 1 (trang 105 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Người viết có sử dụng thêm các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ,… để truyền tải thông tin không?
Gợi ý trả lời:
Để truyền tải thông tin hiệu quả, người viết đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ qua các hình ảnh để giúp văn bản thu hút, sinh động và dễ tưởng tượng hơn.
Câu 2 (trang 105 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sapo, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,…) có tác dụng gì?
Gợi ý trả lời:
Việc trình bày văn bản hợp lý giúp độc giả đọc hiểu dễ dàng và giúp cho văn bản trở nên sinh động hơn.
Câu 3 (trang 105 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Văn bản giúp em biết thêm điều gì và thông tin từ văn bản có ý nghĩa như thế nào với em?
Gợi ý trả lời:
Đọc hiểu văn bản giúp em có thêm hiểu biết về tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”. Bên cạnh đó, những thông tin có trong bài cũng giúp em hình dung rõ hơn về người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản.
Đọc hiểu
Bước vào soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng Cánh Diều phần đọc hiểu, học sinh sẽ được khai thác tác phẩm dựa trên bố cục văn bản.
Câu 1 (trang 105 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Phần 1 cho em biết điều gì?
Gợi ý trả lời:
Nội dung phần 1 cho biết nội dung chính, thể loại và tác giả của tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.
Câu 2 (trang 105 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Phần 2 giới thiệu nội dung gì?
Gợi ý trả lời:
Phần 2 phần soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng cho biết nội dung chi tiết của văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.
Câu 3 (trang 106 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Các thông tin trong ngoặc kép được trích dẫn từ nguồn nào?
Gợi ý trả lời:
Các thông tin trong ngoặc kép được trích dẫn trong cuốn sách “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.
Câu 4 (trang 107 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Phần 3 giới thiệu thông tin gì?
Gợi ý trả lời:
Phần 3 cho biết giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.
Sau khi đọc
Để soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng Cánh diều đầy đủ, học sinh có thể triển khai các câu hỏi ở phần Sau khi đọc.
Câu 1 (trang 108 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” được viết nhằm mục đích gì?
Gợi ý trả lời:
Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là tác phẩm dành cho thiếu nhi, được viết với mục đích kể lại câu chuyện của anh hùng Trần Quốc Toản, qua đó bồi dưỡng tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm và tấm lòng yêu nước nồng nàn.
Câu 2 (trang 108 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện ý chính và thông tin cụ thể làm rõ cho ý chính của mỗi phần trong văn bản.
Gợi ý trả lời:
Trong văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, tác giả Nguyễn Huy Tưởng nêu rõ bố cục 3 phần gồm các ý chính:
- Bối cảnh của cuộc yết kiến;
- Trần Quốc Toản được yết kiến vua;
- Hành động của chàng trai trẻ sau khi được vua ban cam.
Câu 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Những nội dung nào trong sơ đồ tư duy em vừa thực hiện là thông tin khách quan về tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” và những nội dung nào là ý kiến chủ quan của người giới thiệu hoặc người đọc về tác phẩm?
Gợi ý trả lời:
- Thông tin khách quan: Nội dung 1 và 2.
- Thông tin chủ quan: Nội dung 3.
Câu 4 (trang 108 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Theo em, có thể đảo trật tự trình bày nội dung của các phần trong văn bản được không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Theo em, không thể đảo lộn thứ tự trình bày của các phần trong văn bản, bởi điều này có thể khiến nội dung bị xáo trộn, không thể hiện rõ ràng ý nghĩa và giá trị của tác phẩm.
Câu 5 (trang 108 SGK Ngữ văn 8 tập 2): Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết nào trong văn bản? Theo em, vì sao người giới thiệu lại chọn hình ảnh này?
Gợi ý trả lời:
Hình ảnh bìa sách trong bài viết tập trung diễn tả chi tiết Trần Quốc Toản được đánh giặc ngoại xâm và phần nào giúp người đọc dễ dàng hình dung được câu chuyện. Người giới thiệu chọn hình ảnh đó để làm nổi bật chi tiết trong tác phẩm, đồng thời thu hút người đọc bằng tư thế hiên ngang của Trần Quốc Toản trước quân địch.
Bài tập liên hệ
Sau khi soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng, bạn có thể tham khảo bài tập liên hệ sau đây để thực hành phân tích trong các bài thi, bài kiểm tra một cách nhuần nhuyễn. Theo em, em học tập được gì từ tấm gương của Trần Quốc Toản?
Gợi ý trả lời:
Là một người học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, em học được từ tấm gương của Trần Quốc Toản rất nhiều điều. Đặc biệt là em học được lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm cao cả của Trần Quốc Toản. Dù là người trẻ tuổi nhưng ông đã sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì dân tộc thể hiện rõ nét nhất trong chi tiết bóp nát quả cam. Bên cạnh đó, sự thông minh, dũng cảm và khả năng lãnh đạo của Trần Quốc Toản cũng là những phẩm chất đáng học hỏi. Ông không chỉ chiến đấu bằng sức mạnh mà còn bằng trí tuệ và sự nhạy bén trong chiến lược.
Qua việc soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng, học sinh sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về nghệ thuật văn chương, giá trị nội dung cũng như bối cảnh lịch sử của nước ta thời trước. Đây cũng là kỹ năng giúp các bạn học sinh trau dồi vốn kiến thức để đối mặt với các kỳ thi quan trọng.