Tổng hợp 5+ mẫu bài phân tích Đồng chí hay, súc tích và đầy đủ nhất

Aretha Thu An
Quá trình phân tích Đồng chí sẽ giúp học sinh hiểu rõ về tác giả Chính Hữu, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm cùng những thông tin liên quan đến nội dung và nghệ thuật được được phản ánh qua bài thơ. Thông qua việc phân tích bài thơ Đồng chí, học sinh dễ dàng tiếp thu và nắm trọn vẹn các kiến thức giáo viên truyền tải.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Để có cái nhìn toàn diện nhất về tác phẩm, khi phân tích Đồng chí bạn cần nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.

Đôi nét về tác giả Chính Hữu

Chính Hữu sinh năm 1926, tên thật là là Trần Đình Đắc, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông là nhà thơ tiêu biểu trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu từ năm 1947 với 2 đề tài chủ yếu là người lính và chiến tranh.

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Đồng chí

Sẽ là thiếu sót nếu trong quá trình phân tích Đồng chí, bạn không nhắc đến hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Được biết, tác phẩm được sáng tác năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông vào năm 1947. Vào thời điểm này, chính Hữu vừa tròn 20 tuổi. Sau này, bài thơ được in trong tập Đầu súng trăng treo, xuất bản năm 1966

Một số thông tin về tác giả, tác phẩm Đồng chí
Một số thông tin về tác giả, tác phẩm Đồng chí

Dàn ý phân tích

Bài phân tích Đồng chí sẽ trở nên đầy đủ và chi tiết hơn nếu học sinh lập dàn ý một cách cụ thể, rõ ràng. Khi có dàn bài sẽ giúp học sinh viết theo đúng định hướng, tránh lạc đề.

Mở bài

Trong phần này, học sinh cần giới thiệu vài nét về đề tài chiến tranh và hình tượng người lính xuất hiện trong thơ ca (đề tài quen thuộc của rất nhiều các tác giả). Nhắc đến tác giả Chính Hữu với những nét riêng độc đáo trong bài thơ (vẫn viết về người lính nhưng mang đến cảm giác chân thật trong từng câu chữ).

Thân bài

Người học triển khai phân tích Đồng chí theo 3 luận điểm sau:

Luận điểm 1: Cơ sở hình thành của tình đồng chí (7 câu thơ đầu)

  • Cùng chung hoàn cảnh nghèo khó, xuất thân cơ cực dẫn đến ở họ có sự đồng cảm về giai cấp.
  • Cùng chung lý tưởng và mục đích chiến đấu để trở thành tri kỷ và gọi nhau bằng hai tiếng thân thương Đồng chí.

Luận điểm 2: Làm rõ những biểu hiện và sức mạnh của tình Đồng chí

  • Những người lính thấu hiểu nỗi lòng của nhau, bỏ lại những cảnh vật quen thuộc để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, ra đi để bảo vệ và giữ vững độc lập.
  • Cùng nhau chia sẻ sự khó khăn, thiếu thốn, "thương nhau tay nắm lấy bàn tay".

Luận điểm 3: Hình tượng người Đồng chí là biểu tượng giàu chất thơ, ẩn chức sức mạnh và vẻ đẹp phi thường.

  • Khung cảnh rừng hoang, đêm vắng nổi bật bởi hình ảnh người lính bên nhau "chờ giặc tới". Đây là khí chất hiên ngang, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu bất kể sự khắc nghiệt của thiên nhiên và thời tiết.

Kết bài

Khẳng định những điều làm nên thành công của bài Đồng chí (thể thơ tự do, ngôn ngữ súc tích chứa đầy hình ảnh, mang đến sự liên tưởng rõ nét cho người đọc. Đồng chí của Chính Hữu chính là là lời tuyên bố thiêng liêng về tình đồng đội trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.

Khi phân tích tác phẩm Đồng chí, bạn cần lập dàn ý chi tiết
Khi phân tích tác phẩm Đồng chí, bạn cần lập dàn ý chi tiết

Các bài mẫu phân tích chi tiết

Tham khảo ngay các bài mẫu phân tích Đồng chí chi tiết giúp bạn có cái nhìn toàn ảnh, tiếp cận tác phẩm trên nhiều phương diện khác nhau để từ đó chọn lọc những ngôn từ tinh hoa, sắc sảo nhất để bài văn đạt được điểm cao.

Phân tích Đồng chí (Bài mẫu 1)

Chính Hữu là ngòi bút xuất sắc nhất trong lĩnh vực thơ ca. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Đồng chí đã tạo được một tiếng vang lớn, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả bởi nó khơi gợi tinh thần yêu nước cao cả.

Những người lính xuất thân nông thôn vốn quen với khó khăn, nặng nhọc nên không gì có thể làm khó đám trai trẻ ấy. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc họ bỏ lại sau lưng tất cả gia tài để lên đường giữ sự bình yên cho đất nước.

Ở họ có chung tình yêu nước nên không hẹn mà gặp, từ xa lạ trở thành tri kỷ, thành Đồng chí (trích dẫn 2 câu thơ: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ/Đồng chí!)

Gây ấn tượng mạnh mẽ trong tác phẩm là câu thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Điều này làm nổi bật lên hình ảnh hai người kề vai sát cánh để thực hiện lý tưởng cao đẹp. Để rồi sau những giờ phút căng thẳng với kẻ thù, họ cùng nhau tâm tình, kể về nơi được sinh ra và lớn lên. Những hoài niệm về quê hương len lói trong tâm trí khiến nỗi nhớ ra riết hiện rõ.

Lạ lùng thay, tại chính nơi đây, nơi tưởng chừng chỉ có căng thẳng và chết chóc lại giúp họ tìm được niềm vui, sự gắn kết để vượt qua gian nan, thử thách.

Những trận sốt rét nơi rừng sâu nước độc cũng không thể làm suy giảm ý chí chiến đấu của chàng lính trẻ bởi: “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày/ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay".

Qua những chi tiết chân thực này, tác giả Chính Hữu đã tạo nên hình ảnh người lính, tuy thiếu thốn đủ đường nhưng vẫn giữ được sự lạc quan để cùng nhau thắp lên ngọn lửa hy vọng, sưởi ấm những trái tim lạnh giá, một cái nắm tay như tiếp thêm nguồn sức mạnh lớn lao mà không điều gì có thể thay thế được.

Cảnh rừng núi bỗng trở nên lãng mạn, đầy chất thơ bởi hình ảnh “đầu súng trăng treo”, trong không gian lạnh lẽo, tối tăm ấy, tình đồng chí, đồng đội đang tỏa sáng rực rỡ.

Có thể nói, Chính Hữu đã thành công trong việc khắc họa tình đồng chí cao cả, đẹp đẽ. Người đọc không khỏi xúc động bởi tình cảm người lính dành cho nhau. Mặc cho năm tháng trôi đi, những vần thơ trong Đồng chí vẫn sống mãi với thời gian.

Phân tích Đồng chí (Bài mẫu 2)

Đồng Chí của Chính Hữu là bài thơ nổi tiếng viết về đề tài người lính trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ đã hiện rõ nét qua tác phẩm với những phẩm chất đáng quý.

Bảy câu thơ đầu trong bài đã hiện lên cho người đọc về hoàn cảnh xuất thân và quá trình hình thành tình đồng chí cao đẹp này. Nếu anh đến từ nơi “nước mặn đồng chua”, thì tôi đây cũng đến từ vùng “đất cày lên sỏi đá”.

Những con người xa lạ đó đã có duyên gặp gỡ bởi ở họ có chung lý tưởng chiến đấu đòi nợ cho nước, trả thù cho nhà. Không chỉ mang trong mình tư tưởng lớn lao ấy, tồn tại sâu bên trong con người họ là tấm lòng đồng cam, cộng khổ, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, họ chia sẻ cho nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất, giống như anh em trong một gia đình vậy. Để rồi hai tiếng: “Đồng chí!” được cất lên đầy trân trọng và tự hào

Trong đoạn thơ “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày…Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!” đã cho thấy sự dứt khoát của những chàng trai trẻ. Mặc trong lòng đầy nỗi nhớ thương, họ vẫn quyết tâm ra đi, gửi gắm nơi quê nhà mọi cảnh vật.

Khổ thơ cuối cùng là một cái kết đẹp cho tình đồng chí khi họ đứng bên nhau chờ giặc tới. Dù trải qua bao nhiêu khó khăn, câu chuyện về giữa những người đồng đội vẫn hiện lên đầy sự tự hào và đáng trân trọng.

Qua những hình ảnh trong bài thơ Đồng chí phân tích trên, có thể thấy tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh người lính cách mạng chân thực và đầy gần gũi, mang đến cho bạn đọc những rung cảm từ trái tim.

Phân tích Đồng chí ngắn gọn nhất (Bài mẫu 3)

Đồng chí là một trong những bài thơ hay về tình đồng đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Dưới ngòi bút tinh tế, tác giả Chính Hữu đã gợi lên một tình đồng đội sâu nặng vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả chân thực về nguồn gốc xuất thân của người lính. Họ đều là những người nông dân hiền lành, chất phác, đến từ nhiều vùng quê khác nhau. Dù cuộc sống nơi quê hương còn nhiều đói nghèo nhưng theo tiếng gọi của Tổ quốc, tất cả đều sẵn sàng tham gia chiến đấu.

Xuất phát từ lý tưởng chung, họ đã cùng có mặt nơi rừng thiêng nước độc để bảo vệ Tổ quốc. Tình đồng chí đã nảy nở, bên nhau chia sẻ những gian khổ của cuộc sống. Thế nhưng, hoàn cảnh nơi rừng Việt Bắc quá khắc nghiệt, đêm lạnh đến thấu xương, để rồi “đem rét chung chăn thành đôi tri kỷ”.

Chỉ 2 tiếng đơn giản “Đồng chí” được vang lên nhưng trong đó chứa chan đầy sự tự hào họ trở thành một khối thống nhất như anh em trong gia đình, đoàn kết và gắn bó.

Tình Đồng chí trong thơ Chính Hữu không phô trương, hoa mỹ nhưng lại thổi hồn thứ tình cảm keo sơn và gắn bó giữa những con người xa lạ với nhau.

Một trong các cách phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu mà bạn có thể tham khảo
Một trong các cách phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu mà bạn có thể tham khảo

Sơ đồ tư duy phân tích Đồng chí

Để dễ dàng hơn khi phân tích Đồng chí, học sinh có thể tham khảo sơ đồ tư duy dưới đây để hiểu hết được nội dung, ý nghĩa tác phẩm một cách bao quát. Dựa vào những kiến thức đó, học sinh có thể phân tích bài thơ Đồng chí tường tận, kỹ lưỡng nhất.

Sơ đồ tư duy phân tích Đồng chí
Sơ đồ tư duy phân tích Đồng chí

Bài tập thêm về phân tích tác phẩm

Sau khi đã phân tích Đồng chí dưới các khía cạnh, bạn nên tham khảo thêm bài tập liên quan đến tác phẩm văn học này.

Bài tập 1

Đề bài: Phân tích hình ảnh người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu?

Trả lời: Bài thơ cho thấy vẻ đẹp rất đỗi bình dị nhưng rất cao cả của người lính trong thời kỳ cách mạng, cụ thể là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.

Người viết lần lượt triển khai các ý sau:

  • Hoàn cảnh xuất thân đều là người nông dân đến từ khắp mọi miền đất nước.
  • Có điểm chung là rời xa quê hương vì nghĩa lớn.
  • Họ cùng nhau trải qua những gian lao và thiếu thốn đến tột cùng. Qua gian khổ toát lên vẻ đẹp của anh bộ đội.
  • Tình đồng chí đồng đội sâu sắc, ân tình.
  • Bức tranh hình ảnh người lính trong đoạn cuối của bài thơ.
  • Kết thúc bức tranh ấy bằng hình ảnh đầy ý nghĩa "đầu súng trăng treo" đầy tính nghệ thuật

Bài tập 2

Đề bài: Phân tích bài thơ Đồng chí qua hình ảnh thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” để làm rõ nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả Chính Hữu?

Trả lời: Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” cho thấy hình ảnh người thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc trong tâm thế đầy sự dứt khoát, nhưng ẩn chứa trong đó là nỗi nhớ quê nhà khôn nguôi với hình ảnh giếng nước, gốc đa. Chính nỗi nhớ ấy đã trở thành nguồn động lực để cổ vũ, động viên người lính hoàn thành nhiệm vụ, sớm trở về với nơi mình đã sinh ra.

Bài tập 3

Đề bài: Phân tích 3 câu thơ cuối trong bài Đồng chí để chỉ ra cái thực và cái lãng mạn?

Trả lời: Ba câu thơ cuối trong bài không chỉ giàu tính hiện thực mà còn đậm chất lãng mạn bay bổng. Nó vừa gợi tả bức tranh núi rừng hoang sơ, lạnh lẽo lại vừa thể hiện được tình cảm ấm áp của người lính dành cho nhau trong chiến tranh.

Thường xuyên luyện tập các dạng đề phân tích liên quan đến tác phẩm giúp học sinh tự tin khi bước vào các kỳ thi
Thường xuyên luyện tập các dạng đề phân tích liên quan đến tác phẩm giúp học sinh tự tin khi bước vào các kỳ thi

Thông qua những mẫu bài phân tích Đồng chí sâu sắc, các em học sinh như được sống lại những tháng ngày gian khổ nhưng đầy nghĩa tình của người lính, từ đó thấu hiểu hơn về những hy sinh cao cả của họ. Tình đồng chí, đồng đội được khắc họa sinh động qua từng câu thơ chân thực, xúc động của Chính Hữu, giúp các em cảm nhận được tình yêu thương cao cả, thiêng liêng giữa con người với con người.