Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm Đất nước
Trước khi bắt đầu tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác Đất nước, học sinh cần nắm được thông tin khái quát về tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm của ông.
Tác giả
Cuộc đời: Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924, mất năm 2003, quê gốc của ông ở làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ông được sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, Lào. Nguyễn Đình Thi từng tham gia vào tổ Văn hóa Cứu quốc, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I và Tổng thư ký hội Văn hóa Cứu quốc.
Sự nghiệp: Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Độc giả biết đến ông là người nghệ sĩ đa tài, có khả năng sáng tác thơ, viết nhạc, tiểu thuyết và phê bình văn học.
Phong cách sáng tác: Trong các lĩnh vực sáng tác, thơ ca là thể lại được Nguyễn Đình Thi giành nhiều tâm huyết. Những trang thơ của ông mang đậm dấu ấn cá nhân, đặc trưng riêng trong phong cách của ông là ngôn từ tự do, có nhiều tìm tòi, khám phá theo hướng hiện đại. Với tình yêu đất nước nồng nàn, thơ Nguyễn Đình Thi gắn liền với cảm nhận sâu sắc và tinh tế về quê hương đất nước
Tác phẩm tiêu biểu: Một số sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi bao gồm: Thơ (Người chiến sĩ, Dòng sông trong xanh, Đất nước; Lá đỏ); Tiểu thuyết (Bên bờ sông Lô, Mặt trận trên cao); Phê bình văn học (Tiểu luận Nhận đường); Kịch (Con nai đen, Rừng trúc, Người đàn bà hóa đá, Trương Chi, Hòn Cuội); Triết luận (Siêu hình học, Triết học Kant, Triết học Einstein)
Giải thưởng và vinh danh: Với những đóng góp trong nền thơ ca và sự nghiệp chính trị, ông đã nhận được huân chương chống Mỹ, chống Pháp hạng Nhất, huân chương Độc lập hạng nhất, huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật do nhà nước trao tặng.
Tác phẩm
Trong quá trình phân tích tác phẩm, học sinh cần nêu được hoàn cảnh sáng tác Đất nước cùng các thông tin xoay quanh tác phẩm như: Thể loại, bố cục, tóm tắt nội dung,... Cụ thể:
Thể loại: Thể thơ tự do
Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kéo dài từ 1948 - 1955.
Bố cục: Theo gợi ý của giáo viên Ngữ văn, học sinh nên chia bài thơ thành 2 đoạn như sau:
- Đoạn 1: (Từ đầu => Những buổi ngày xưa vọng nói về): Hình ảnh đất nước mùa thu trong hoài niệm của nhà thơ.
- Đoạn 2: (Phần còn lại): Hình ảnh đất nước trong cuộc kháng chiến gian khổ và đau thương.
Giá trị nội dung: Thông qua những câu thơ của Nguyễn Đình Thi, độc giả cảm nhận rõ ràng nỗi đau thương mà nhân dân Việt Nam đã trải qua, những con người anh dũng quật cường, tinh thần bất khuất, kiên trung để làm nên chiến thắng vẻ vang, giành lại độc lập tự do cho nhân dân để giờ đây đất nước đã là của chúng ta. Điều này được tác giả khẳng định trong câu thơ "Nước chúng ta".
Giá trị nghệ thuật: Nguyễn Đình Thi đã dùng sự am hiểu và vốn từ sâu rộng của mình để viết nên những trang thơ dạt dào cảm xúc với độ dài ngắn khác nhau, vần điệu biến đổi một cách linh hoạt kết hợp với đó là hình ảnh sinh động, giàu tính gợi. Tất cả những điều đó đã tạo nên bức tranh lịch sử về một thời kỳ đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.
Tổng hợp những cách viết hoàn cảnh sáng tác Đất nước ngắn gọn đến chi tiết
Thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác Đất nước ngắn gọn đã được nêu trong phần tác phẩm,học sinh sẽ dựa vào đó để triển khai cách viết hay và ý nghĩa nhất.
Các mẫu viết hoàn cảnh sáng tác Đất nước ngắn gọn
Mẫu 1: Đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi được viết trong khoảng thời gian dài, từ 1948 - 1955. Đây là thời điểm diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần 2. Theo các thông tin đã công bố, bài thơ được kết hợp từ nhiều sáng tác riêng lẻ, lấy các đoạn trích trong tác phẩm Sáng mát trong như sáng năm xưa, Đêm đoàn viên và Đất nước.
Mẫu 2: Bài thơ Đất nước được "thai nghén" trong 8 năm dòng diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ 2 (1948-1955). Tác phẩm của Nguyễn Đình Thi được tổng hợp từ các đoạn trích bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa, Đêm đoàn viên và Đất nước. Chủ đề bao trùm xuyên suốt trong sáng tác của ông chính là lòng yêu nước thiết tha, ý thức độc lập lộc dân tộc và lòng tự hào về quê hương bởi nơi đó có những người anh hùng không sợ bom đạn, chiến tranh, sẵn sàng đứng lên quét sạch bóng quân thù.
Mẫu 3: Đất nước của Nguyễn Đình Thi được sáng tác trong một quá trình dài từ 1948 - 1955. Trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ác liệt và đầy gian khổ, nhà thơ dùng ngòi bút của mình để ghi lại hiện thực ấy và thể hiện qua những trong thơ thấm đậm suy tư, cảm xúc về đất nước và con người.
Cách viết hoàn cảnh sáng tác Đất nước chi tiết
Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được sáng tác trong những năm từ 1948 - 1955. Đây là giai đoạn đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thời kỳ này đất nước ta phải trải qua muôn vàn khó khăn và gian khổ.
Bối cảnh xã hội
Chiến tranh đang diễn ra ác liệt, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ 2 đang bước vào giai đoạn cao trào.
Tinh thần yêu nước cháy bỏng chính là nguồn động lực lớn lao để tác giả viết nên bài thơ.
Khát vọng độc lập và hòa bình dân tộc, nhân dân ước mơ về một đất nước yên bình, thống nhất, con người không phải chứng kiến những đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra
Tâm trạng nhà thơ
Nguyễn Đình Thi là người trực tiếp tham gia trong cuộc kháng chiến, cùng nhân dân trải qua nhiều khó khăn, gian khổ. Bằng những trải nghiệm thực tế, hơn ai hết ông thấu hiểu những hy sinh của đồng đội. Chính điều đó đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác của Nguyễn Đình Thi.
Ý nghĩa hoàn cảnh sáng tác
Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình yêu đất nước mãnh liệt, niềm tin vào sự độc lập, tự do của dân tộc. Khẳng định và tôn vinh những con người đã hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Bên cạnh đó, nhà thơ cũng gửi gắm ước mơ, khát vọng về đất nước hòa bình, thống nhất bờ cõi, giàu mạnh và phát triển.
Cách viết hoàn cảnh sáng tác Đất nước đầy đủ thông tin nhất
Tác phẩm Đất nước viết trong khoảng năm 1948 - 1955. Đây là quãng thời gian ông trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2. Đêm 19/12/1946, trở thành dấu mốc không thể quên đối với nhân dân Việt Nam. Thực hiện theo quyết định của Trung ương Đảng, Hà Nội và các địa phương đồng loạt nổ súng mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống quân xâm lược Pháp. Sau 57 ngày đêm giành giật với quân thù, nhân dân ta đã giành thắng lợi ban đầu, tiêu diệt và bắt sống hàng nghìn tên địch, phá huỷ 22 chiếc xe tăng của, 31 xe vận tải, bắn rơi và phá hủy hàng loạt ca nô, máy bay của giặc.
Tiếp đó, trong đêm 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô bất ngờ rút quân bí mật, vượt sông Hồng và sông Đuống để ra vùng tự do một cách an toàn. Hòa chung không khí toàn quốc kháng chiến, chàng trí thức trẻ Nguyễn Đình Thi cũng sẵn sàng bước vào kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Được tham gia vào trận đánh ác liệt, Nguyễn Đình Thi thêm thấu hiểu những khó khăn và nguy hiểm của đồng đội. Những hình ảnh, ký ức ấy đã in đậm trong tâm trí tác giả. Một số bài thơ của Nguyễn Đình Thi đã được ra đời trong tình huống này. Chùm bài đăng tại tạp chí Văn nghệ số 6/1948 gồm: Không nói, Sáng mát trong như sáng năm xưa, Đường núi và Đêm mít tinh (xuất bản 1949) đã được tác giả lấy làm thi liệu cho bài thơ thơ Đất nước được.
Vì cuộc kháng chiến diễn ra ngày càng gian khổ, ác liệt. Nguyễn Đình Thi không thể tập trung hoàn thành tác phẩm của mình. Mãi đến năm 1954, tác giả bị thương và về điều trị bệnh trong một xóm ven bờ sông Cầu (Thái Nguyên). Tại đây, Nguyễn Đình Thi mới có điều kiện để viết tiếp tác phẩm. Cũng trong năm này, bài thơ Đất nước chính thức được hoàn thành.
Đề thi mẫu liên quan đến hoàn cảnh ra đời bài thơ Đất nước
Học sinh nên tham khảo các mẫu đề thi liên quan đến tác phẩm cùng hoàn cảnh sáng tác Đất nước và gợi ý trả lời để hiểu hơn về bài thơ này.
Câu hỏi: Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về…”
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác Đất nước?
Câu 2: Đoạn thơ thể hiện tâm tư gì của tác giả ?
Câu 3: Nêu ý nghĩa tu từ của từ “rì rầm” trong đoạn thơ?
Câu 4: Xác định các dạng phép điệp và nêu hiệu quả của chúng?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Đất nước là bài thơ ngắn nhưng được sáng tác trong 8 năm (từ 1948 – 1955). Tác phẩm được hình thành từ nhiều đoạn khác nhau trong các văn bản Sáng mát trong như sáng năm xưa; Đêm mít tinh. Mặc dù được hình thành từ nhiều đoạn trích khác nhau nhưng dưới ngòi bút tài năng của Nguyễn Đình Thi, Đất nước không chỉ hoàn chỉnh về mặt câu từ mà nó còn chứa đựng mạch cảm xúc sâu lắng.
Câu 2: Trong đoạn thơ, tác giả đã thể hiện sự yêu quý và tự hào về đất nước. Ông bày tỏ tình cảm ấy qua những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc nơi làng quê bằng hình ảnh sống động như: Trời xanh, núi rừng, cánh đồng, dòng sông,...
Câu 3: Từ “rì rầm” trong đoạn thơ dùng để miêu tả âm thanh của tiếng đất mỗi khi rung lên khiến người đọc cảm thấy hồi hộp.
Câu 4: Đoạn thơ “Đất nước” sử dụng các phép điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc nhằm tạo nên hiệu ứng nghệ thuật độc đáo cho tác phẩm, mang đến nhịp điệu dồn dập, khẩn trương. Có thể khẳng định, việc sử dụng các phép điệp khiến đoạn thơ trở nên có sức hút với độc giả.
Việc tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác Đất nước chính là cơ sở đầu tiên để học sinh khám phá cảm hứng khơi nguồn của tác phẩm, từ đó hiểu trọn vẹn những giá trị nội dung nghệ thuật mà tác giả Nguyễn Đình Thi đã gửi gắm thông qua trang thơ của mình.