Hướng dẫn phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi chi tiết và dễ hiểu nhất

Aretha Thu An
Khi phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi, học sinh cần bám sát theo đúng diễn trình mạch thơ trong văn bản gốc để triển khai các ý chính của tác phẩm. Hình ảnh đất nước được dựng lên bởi những con người anh hùng, có tinh thần kiên cường, bất khuất để làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc, mang tự do về cho nhân dân.

Tổng hợp dàn ý phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi được chọn lọc

Trong quá trình tiếp cận văn bản, học sinh thường gặp dạng đề phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi. Khi thấy câu hỏi này, người học có thể tham khảo các dàn ý dưới đây.

Dàn ý phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi hoàn chỉnh

Mở bài: Học sinh giới thiệu một vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Thi và dẫn dắt vào bài thơ Đất nước.

Thân bài: Để bài phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi được đủ ý, học sinh cần nêu được các luận điểm sau:

Luận điểm 1: Hình ảnh mùa thu trong hoài niệm của tác giả.

  • Đặc trưng của của mùa thu với tiết trời mát trong, gió thổi nhẹ, hương cốm mới.
  • Bức tranh thiên nhiên vào ngày thu mang thật đẹp nhưng lại gợi cảm giác thoáng buồn bởi những con phố xao xác lá vàng.
  • Hình ảnh con người đầy bịn rịn, lưu luyến khi phải chia tay Hà Nội “người ra đi đầu không ngoảnh lại”.

=> Mùa thu Hà Nội hiện lên thật đẹp nhưng nó lại khiến nhân vật trữ tình mang tâm trạng buồn bã bởi anh phải tạm xa nơi đây để tìm con đường thoát khỏi vòng nô lệ.

Luận điểm 2: Mùa thu hiện tại với sự náo nhiệt, hạnh phúc khôn nguôi.

  • Tiếng reo vui trong ngày độc lập “Tôi đứng reo vui giữa núi đồi”.
  • Mùa thu cách mạng trở nên tươi đẹp và sôi động, thay vì những phố dài xao xác và buồn bã, mùa thu giờ đây đã chuyển sang tràn đầy sức sống, rừng tre đang phấp phới, trời thu như thay áo mới, những âm thanh ngân nga cảm xúc, nhân vật trữ tình cũng trở nên vui vẻ, và phấn chấn hơn.
  • Mùa thu trong ngày độc lập, nhân dân được tự chủ cuộc đời “Trời xanh đây là của chúng ta”.

=> Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu tha thiết với dân tộc, niềm tự hào khi quê hương giành được độc lập.

Luận điểm 3: Những nỗi niềm suy tư về đất nước.

  • Hình ảnh đất nước hiện hữu trong đau thương và mất mát với cánh đồng quê chảy máu, những hàng dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan chung nước mắt. Hiện thực ấy đã tạo nên nỗi căm hờn để từ đó nhân dân cả nước đồng lòng đứng lên giành lấy độc lập, tự do cho nước nhà.
  • Nước Việt Nam là một, 54 dân tộc anh em cùng vượt lên đau thương để chiến đấu chống lại kẻ thù gian mãnh, biến sức mạnh thành hành động bằng những đêm dài hành quân nung nấu bởi “Lòng dân ta yêu nước thương nhà”.
  • Hình ảnh đất nước chói lọi”Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

Luận điểm 4: Khái quát về giá trị nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ.

Hình ảnh chân thực, có sức gợi hình kết hợp khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Kết bài: Hình tượng Đất nước có sức lan tỏa mạnh mẽ đến độc giả. Khẳng định tác giả Nguyễn Đình Thi đã thành công khi tạo nên bức thi ca xuất sắc viết về đề tài quê hương, đất nước.

Học sinh nên lập dàn ý trước khi phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi
Học sinh nên lập dàn ý trước khi phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi

Dàn ý phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi trong 7 câu thơ đầu

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm Đất nước của Nguyễn Đình Thi và khái quát nội dung chính của 7 câu thơ đầu đó là những hồi tưởng về mùa thu trong quá khứ.

Thân bài: Trong phần thân bài phân tích tác phẩm Đất nước Nguyễn Đình Thi học sinh nên triển theo theo tiến trình như sau:

Hai câu thơ đầu: "Sáng mát trong như sáng năm xưa/Gió thổi mùa thu hương cốm mới".

  • Hình ảnh mùa thu hiện lên trong không gian trong lành và tươi mát "thời gian", tiết trời này đã khiến nhân vật trữ tình nhớ về khoảng thời gian trong quá khứ đã qua.
  • Một làn gió thu dịu nhẹ thổi qua mang theo hương cốm mới - thức quà nổi tiếng của Hà Nội.

=> Những nét đẹp của mùa thu hiện hữu trước mắt người viết.

Ba câu thơ tiếp theo: "Tôi nhớ những ngày thu đã xa/ Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may".

  • Nhân vật trữ tình và những hoài niệm trong tâm hồn khi những ngày thu được ở giữa lòng Hà Nội nhưng giờ đây nó đã thuộc về kí ức.
  • Thời tiết chớm lạnh của mùa thu khiến nhân vật cảm nhận rõ ràng cái lạnh mơn man khắp da thịt con người.
  • Những phố dài xao xác của Hà Nội đang bắt đầu vào mùa thay lá, những chiếc lá vàng khẽ bay trong gió lạnh.

=> Thiên nhiên chứa đựng cảm xúc của con người với niềm nuối tiếc về quá khứ tươi đẹp đã qua.

Hai câu thơ cuối: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

  • Hòa chung không khí của cuộc kháng chiến toàn quốc, những chàng thanh niên trẻ đã giã biệt quê hương để đi theo tiếng gọi của non sông với tinh thần cương quyết, dứt khoát “đầu không ngoảnh lại”.
  • Người đã ra đi để thực hiện ý lớn nhưng mùa thu vẫn hiện hữu phía sau, quê hương vẫn luôn chờ đón họ trong ngày trở về.

Kết bài: Khái quát lại nội dung 7 câu thơ đầu, bao trùm lên khổ thơ là những hồi tưởng đượm buồn khi nhắc đến mùa thu trong quá khứ.

Khi lập dàn ý phân tích 7 câu thơ đầu học sinh tập trung vào hồi tưởng về mùa thu xưa
Khi lập dàn ý phân tích 7 câu thơ đầu học sinh tập trung vào hồi tưởng về mùa thu xưa

Dàn ý phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi so sánh với Đất nước Nguyễn Khoa Điềm 

Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi & Nguyễn Khoa Điềm và nhắc đến hình tượng đất nước trong hai bài thơ.

Thân bài: Tìm những điểm giống và khác nhau của hai bài thơ.

Giống nhau: Đều viết về chủ đề quê hương, đất nước. Thông qua văn bản, tác giả thể hiện niềm tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về dân tộc.

Khác nhau:

Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi

Đất nước được tác giả cảm nhận qua mùa thu xưa và nay. Thu xưa hiện hữu với những con phố xao xác, không khí chớm lạnh, chứa đựng nhiều nỗi buồn sâu lắng. Mùa thu nay đã khác, nó trở nên vui tươi hơn, rộn ràng hơn khi con người được làm chủ đất nước.

Hình ảnh đất nước hiện lên đa chiều. Người đọc cảm nhận được những đau thương trong chiến tranh với chi tiết cánh đồng quê nhuộm màu máu, dây thép chọc ngang trời, bát cơm chan chung nước mắt. Qua đau khổ, mất mát ấy, Đất nước đứng lên thật bất khuất anh hùng, dân Việt Nam từ trong máu lửa đã rũ bùn đứng dậy.

Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Mở đầu bài thơ tác giả lý giải nguồn gốc của đất nước và khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân, do dân và vì dân.

Đất nước trở nên kỳ vĩ với chiều rộng địa lý (kỉ niệm về tình yêu đôi lứa, là không gian sinh tồn của người Việt, có từ thuở so khai), chiều dài lịch sử (đất nước được làm nên bởi những con người vô danh nhưng lại có sức mạnh lớn lao, tạo giá trị vật chất và tinh thần cho con cháu muôn đời sau), chiều sâu văn hóa (tục ăn trầu, thói quen bới tóc, tinh thần quyết liệt với kẻ thù).

Kết bài: Đánh giá khái quát hình tượng Đất nước qua 2 bài thơ trên, khẳng định đây đều là sáng tác tiêu biểu được độc giả đón nhận, nhiều người đã thuộc lòng bài thơ.

Khi lập dàn ý so sánh hai tác phẩm Đất nước, học sinh cần chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chúng
Quá trình lập dàn ý so sánh hai tác phẩm Đất nước, học sinh cần chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chúng

Sơ đồ tư duy phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi

Dựa vào mẫu sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi với luận điểm, luận cứ rõ ràng được trình bày dưới đây, học sinh có thể nhìn vào đó để dễ dàng hệ thống kiến thức của tác phẩm.

Mẫu sơ đồ tư duy Đất nước khái quát nhất
Mẫu sơ đồ tư duy Đất nước khái quát nhất

Luyện tập dạng đề phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi

Sau khi đã nắm rõ các thông tin liên quan đến phân tích Đất nước ngắn gọn, học sinh nên tiến hành làm bài phân tích cụ thể để nâng cao khả năng tổng hợp kiến thức và cảm thụ văn học của mình.

Đề bài: Em hãy phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi qua 4 khổ đầu của tác phẩm.

Hướng dẫn làm bài:

Đất nước là bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Thi. 4 khổ thơ trong đầu tiên trong tác phẩm được độc giả dành nhiều lời khen ngợi.

Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Đình Thi viết:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Tác giả đã đưa người đọc vào những hoài niệm về mùa thu Hà Nội với đặc trưng riêng biệt đó là buổi sáng mát trong, làn gió nhẹ mang theo hương cốm mới, thời tiết se lạnh, con phố xao xác lá vàng bay. Trên nền không gian ấy, hình ảnh con người xuất hiện tâm trạng lưu luyến vì "người ra đi".

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả Nguyễn Đình Thi lại gợi ra một không gian buồn đến vậy. Trên thực tế, đoạn hoài niệm này sẽ giúp người học nhận ra sự tương phản, đối lập giữa thu xưa và thu này. Kết thúc khổ thơ thứ nhất, tâm trạng, cảm xúc, không gian và cảnh vật cũng mang nhiều đổi khác bởi:

"Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha!”

Trái ngược với mùa thu quá khứ, trời thu của hiện tại mang theo niềm vui của ngày độc lập, của cách mạng Việt Nam. Không gian được dịch chuyển từ những phố xao xác lá bay sang vùng núi rừng tràn đầy sức sống với với những âm thanh ngân nga, vang vọng. Hình ảnh mùa thu được ẩn dụ và nhân hóa với trời thu đang thay áo mới, rừng tre cùng chung niềm vui phấp phới, cả trời thu như nói cười.

Nếu đoạn 1 thiên về hoài niệm, đoạn 2 nghiêng về cảm xúc thì nội dung đoạn 3 chính là những lời khẳng định về độc lập, chủ quyền:

"Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa"

Sau khi đã ôm trọn đất nước vào lòng, tác giả như nghẹn lại trong câu thơ ngắn: “nước chúng ta”:

"Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về!"

Có thể nói, 4 khổ đầu tiên trong bài Đất nước rất giàu cảm xúc và có sức khái quát cao. Thông qua những dòng thơ của Nguyễn Đình Thi người đọc đã có nhiều chiêm nghiệm, suy tư về những sự thay đổi của đất nước từ tâm trạng, cảm xúc hoài niệm buồn bã chuyển sang sự vui tươi, sôi nổi khi giờ đây đất nước đã là của chúng ta.

Học sinh nên làm các dạng đề phân tích tác phẩm để nâng cao khả năng cảm thụ văn học
Học sinh nên làm các dạng đề phân tích tác phẩm để nâng cao khả năng cảm thụ văn học

Thông qua những mẫu dàn ý phân tích Đất nước Nguyễn Đình Thi và bài tập cụ thể, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh có cái nhìn toàn diện về tác phẩm, tự tin chinh phục mọi đề thi liên quan đến bản hùng ca của dân tộc.