1. Chùa Bái Đính ở đâu?
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ chùa Bái Đính ở đâu, thuộc tỉnh nào và đường đến địa danh tâm linh có dễ đi không.
Về vị trí địa lý, chùa Bái Đính nằm ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Được xây dựng từ những năm 2003, chùa Bái Đính nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và quy mô khủng, là điểm đến không nên bỏ lỡ trong hành trình khám phá văn hóa của du khách.
Điểm nổi bật của chùa Bái Đính là tượng Phật Di Lặc bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam, có chiều cao 10,24m và nặng khoảng 100 tấn. Bên cạnh đó, chùa Bái Đính cũng được biết đến là ngôi chùa có Bảo tháp Xá lợi cao nhất tại Đông Nam Á với 13 tầng tháp cao 99m.
Ngoài là điểm hành hương tâm linh, chùa Bái Đính còn là điểm đến thu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ, không gian yên bình và không khí trang nghiêm. Đến đây, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm kiến trúc độc đáo, thưởng ngoạn cảnh đẹp khám phá những sự kiện lịch sử gắn liền với ngôi chùa này.
2. Vài nét sơ lược về chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính được mệnh danh là ngôi chùa có nhiều cái “nhất” tại Việt Nam như ngôi chùa rộng nhất, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất, chùa có Bảo tháp cao nhất, chùa có giếng Ngọc lớn nhất,... Ngoài tìm hiểu chùa Bái Đính ở đâu, bạn cũng nên tham khảo thêm một vài thông tin về quá trình hình thành và phát triển của chùa dưới đây:
2.1. Lịch sử hình thành chùa Bái Đính
Nhiều người nhầm lẫn chùa Bái Đính được khởi công xây dựng vào năm 2003. Tuy nhiên, trên thực tế, chùa Bái Đính chính thức được khởi công xây dựng từ năm 1136 và gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử.
Cụ thể, hơn 1000 năm về trước, chùa Bái Đính được xây dựng tại kinh đô cổ Hoa Lư, Ninh Bình. Đây là nơi chứng kiến sự ra đời của cả ba triều đại Vua là nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý. Ba đời Vua kể trên đều rất quan tâm đến đạo Phật, họ coi đạo Phật là Quốc giáo, là tư tưởng của đất nước. Vì vậy, trong giai đoạn đó, tại Ninh Bình xuất hiện rất nhiều ngôi chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính.
Ban đầu chùa Bái Đính chỉ gồm một quần thể được xây dựng trên dãy núi Tràng An. Tuy nhiên, theo thời gian, ngôi chùa cũ bị xuống cấp và phần lớn đã bị phá hủy do các cuộc xung đột và chiến tranh. Do đó, đến năm 2003, dự án xây dựng chùa Bái Đính mới được triển khai với quy mô lớn mạnh, nhằm trùng tu và phát triển di sản tâm linh của đất nước.
Nằm trên đồi núi, giữa những thung lũng rộng lớn và gần cổng phía tây của cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính thu hút sự chú ý của du khách bởi kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vào thời điểm năm 2003, dù đang trong quá trình xây dựng, chùa Bái Đính vẫn thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan, là minh chứng cho tầm quan trọng và sức hút của nó trong lòng cộng đồng và du khách.
2.2. Chùa Bái Đính rộng bao nhiêu?
Bên cạnh việc tìm hiểu chùa Bái Đính ở đâu, nhiều người còn quan tâm đến diện tích của ngôi chùa này. Chùa Bái Đính được biết đến là ngôi chùa rộng nhất Việt Nam với tổng diện tích lên đến 539 hecta. Trong đó, có 27 hecta là diện tích của khu chùa Bái Đính cổ gắn liền với lịch sử hình thành từ thời nhà Đinh và 80 hecta là diện tích của khu chùa Bái Đính mới, được xây dựng từ năm 2003.
Bên cạnh đó, quần thể chùa Bái Đính còn bao gồm nhiều hạng mục khác, tạo nên một không gian trang nghiêm.Chùa Bái Đính được bao bọc xung quanh bởi những vòng cung núi đá vôi cao lớn, kỳ vĩ, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Với quy mô hiện tại, chùa Bái Đính trở thành ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, từ đó khẳng định vị thế quan trọng của ngôi chùa này.
2.3. Chùa Bái Đính thờ ai?
Ngoài tìm hiểu chùa Bái Đính ở đâu, bạn cũng cần nắm rõ chùa Bái Đính thờ những vị thần nào trước khi đến tham quan ngôi chùa linh thiêng này. Chùa Bái Đính thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không, thần Cao Sơn và thánh Mẫu Thượng Ngàn.
Lễ hội tại chùa Bái Đính diễn ra vào chiều ngày mùng 1 Tết và kéo dài đến hết tháng 3. Theo đó, lễ hội được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu, mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn Minh Không và thánh Mẫu Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.
Phần hội chùa Bái Đính bao gồm nhiều hoạt động như các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa và thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, hát Xẩm đất Cố đô. Sân khấu hóa thường tái hiện các lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trước giờ xung trận, do Nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm.
3. Chùa Bái Đính được UNESCO công nhận vào năm nào?
Chùa Bái Đính đã được UNESCO công nhận vào năm 2010 và được vinh danh là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á với cả 2 tiêu chí văn hoá và thiên nhiên. Trước đó, vào năm 1997, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Tuy nhiên, sự công nhận từ UNESCO vào năm 2010 mới là bước ngoặt quan trọng, nhấn mạnh vị thế của chùa Bái Đính không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế.
4. Kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính
Nếu có nhu cầu tham quan chùa Bái Đính, ngoài tìm hiểu chùa Bái Đính ở đâu, bạn cũng cần nắm rõ các địa điểm tham quan trong chùa Bái Đính và giá vé tham quan theo quy định. Cụ thể:
4.1. Phương tiện di chuyển đến chùa Bái Đính
Bạn cần lựa chọn phương tiện di chuyển nếu có ý định đến tham quan ngôi chùa lớn nhất Việt Nam sau khi biết được những thông tin về chùa Bái Đính ở đâu. Địa điểm này cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng tầm 12km và cách thủ đô Hà Nội khoảng gần 100km. Đường đến chùa Bái Đính cũng rất dễ đi nên bạn có thể linh hoạt lựa chọn các phương tiện như:
- Máy bay: Nếu bạn ở xa và muốn tiết kiệm thời gian, bạn nên ưu tiên đi máy bay đến sân bay Nội Bài ở Hà Nội, sau đó sử dụng dịch vụ xe đưa đón để đến chùa Bái Đính.
- Tàu hỏa: Từ Hà Nội, bạn có thể đi tàu hỏa đến ga Ninh Bình, sau đó gọi xe taxi hoặc dịch vụ xe đưa đón để đến nội khu chùa.
- Xe khách: Hiện nay, có rất nhiều tuyến xe buýt từ Hà Nội đến Ninh Bình với giá vé khá rẻ. Sau khi đến bến xe Ninh Bình, bạn có thể gọi xe taxi hoặc dịch vụ xe đưa đón đến chùa.
- Xe cá nhân: Nếu bạn ở gần với chùa Bái Đính, việc sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô hoặc xe máy là một lựa chọn thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
4.2. Tham quan chùa Bái Đính có cần mua vé không? Giá bao nhiêu?
Khi đã biết chùa Bái Đính ở đâu, một vấn đề mà nhiều người có nhu cầu tham quan chùa Bái Đính cũng vô cùng quan tâm đó là vé vào cổng. Hiện nay, chùa Bái Đính ở Ninh Bình không thu vé vào cổng. Thay vào đó, để thuận tiện cho chuyến tham quan khuôn viên chùa, bạn có thể mua vé xe điện với giá khoảng 60.000 VNĐ/người/ khứ hồi. Ngoài ra, trong khu di tích của chùa Bái Đính, bạn có thể tham quan Bảo Tháp. Tuy nhiên, bạn sẽ mất phí khoảng 50.000 VNĐ/ người khi tham quan địa điểm này.
Với những du khách quốc tế hoặc những du khách trong nước tham quan chùa Bái Đính theo tour, để khám phá hết các nét đẹp văn hóa của chùa Bái Đính, bạn có thể thuê hướng dẫn viên với giá dao động khoảng 300.000 - 500.000 đồng/ tour.
4.3. Các điểm tham quan tại chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính là ngôi chùa rộng nhất Việt Nam với đặc điểm kiến trúc độc đáo. Khi biết chùa Bái Đính ở đâu và có ý định tham quan ngôi chùa này, bạn có thể ghé thăm các địa điểm trong khuôn viên chùa như:
Đền thờ thần Cao Sơn:
Sau khi biết chùa Bái Đính ở đâu, nếu có dịp ghé thăm ngôi chùa này, bạn có thể đến dâng hương tại Đền thờ thần Cao Sơn. Ngôi đền này được xây tựa lưng vào núi để tưởng nhớ thần Cao Sơn - vị thần trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Tây.
Động thờ mẫu:
Động thờ mẫu nằm trong khuôn viên chùa Bái Đính. Đây là nơi thờ thánh mẫu Liễu Hạnh. Khi đến đây, bạn sẽ được tham quan 7 động nhỏ liền kề và thông với nhau. Trung tâm của động là "nhất trụ kình thiên" được tạo nên từ nhũ đá rủ xuống.
Nơi đây không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là nơi phát ra những âm thanh diệu kỳ, giống như những bản hòa tấu từ đàn đá, tạo nên một không gian linh thiêng và kỳ bí.
Đền thờ thánh Nguyễn:
Đền thờ này được xây dựng để tưởng nhớ công đức của Thánh Nguyễn Minh Không, một thiền sư nổi tiếng, là một danh ý chữa bệnh cứu người và là người phát hiện ra hang động đẹp để xây chùa thờ Phật. Đền thờ thánh Nguyễn nằm trong khuôn viên chùa Bái Đính và được xây dựng theo kiến trúc tiền nhất hậu công. Đền thờ thánh Nguyễn là nơi trang nghiêm, đến đây, bạn có thể thắp hương để tưởng nhớ công lao của thiền sư Nguyễn Minh Không.
Hang sáng, động tối:
Hang sáng động tối cũng là điểm tham quan nổi tiếng ở chùa Bái Đính. Để đến hang động, bạn sẽ phải leo hơn 300 bậc đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi. Khi đến ngã ba, bạn có thể chọn bên phải để khám phá hang sáng thờ Phật và Thần hoặc bên trái để thăm động tối thờ Mẫu và Tiên.
Trên cửa hang sáng có khắc chữ đại tự "Minh Đỉnh Danh Lam". Hang động này có kích thước khá lớn với chiều dài 25m, rộng 15m và cao trung bình 2m, nền và trần đều bằng phẳng. Các hang được kết nối với nhau qua nhiều ngách đá, tạo nên một mê cung kì bí.
Giếng Ngọc:
Chùa Bái Đính là ngôi chùa có giếng Ngọc lớn nhất tại Việt Nam với đường kính 30m và độ sâu 6m. Điểm nổi bật của giếng Ngọc là nó không bao giờ cạn nước, thậm chí là vào mùa hạn hán, mực nước trong giếng vẫn dâng cao.
Giếng Ngọc là địa điểm tham quan nổi tiếng tại chùa Bái Đính bởi nó gắn liền với câu chuyện thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước trong giếng để chữa bệnh cứu người. Bên cạnh đó, giếng Ngọc còn thu hút du khách bởi mặt nước màu xanh ngọc bích cực kỳ đẹp và ấn tượng.
Điện Pháp chủ chùa Bái Đính:
Điện Pháp chủ chùa Bái Đính là nơi linh thiêng mà nhiều người mong muốn được đặt chân đến sau khi biết chùa Bái Đính ở đâu. Đến đây, bạn có thể dâng hương và bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình trước sự chứng kiến của đức Phật. Đồng thời, bạn cũng có thể tham quan khuôn viên trước điện và hồ phóng sanh ở giữa điện.
Nắm rõ chùa Bái Đính ở đâu sẽ giúp bạn lựa chọn được phương tiện phù hợp để tham quan ngôi chùa này. Chùa Bái Đính là ngôi chùa rộng với nhiều điểm tham quan nổi tiếng, gắn với các sự kiện lịch sử. Do đó, nếu đến đây, bạn hãy dành trọn một ngày để khám phá nét đẹp văn hóa và tâm linh của ngôi chùa này.