Điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào? Cách di chuyển đến điểm cực Bắc Việt Nam

Aretha Thu An
Hiện nay, Việt Nam có 4 điểm cực trên đất liền nhưng ít ai biết điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào. Trên bản đồ, điểm cực Bắc nước ta nằm tại Hà Giang. Do địa hình hiểm trở nên đường đến điểm cực Bắc sẽ có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhiều phượt thủ vẫn không ngại đặt chân đến đây để được ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ.

1. Việt Nam có mấy điểm cực? 

Điểm cực là các vị trí địa lý cực trị của Việt Nam, nghĩa là những điểm có tọa độ xa nhất về phía Bắc, Nam, Đông và phía Tây so với bất kỳ vị trí nào khác trên lãnh thổ của nước ta. Trước khi tìm hiểu điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào, bạn cần biết Việt Nam có tổng mấy điểm cực.

Trên bản đồ, Việt Nam có tổng cộng 6 điểm cực, trong đó 4 điểm nằm trên đất liền và hai điểm trên biển. 4 điểm cực trên đất liền Việt Nam bao gồm:

  • Điểm cực Bắc
  • Điểm cực Nam
  • Điểm cực Tây
  • Điểm cực Đông

Mỗi điểm cực của nước ta nằm tại các tỉnh, thành khác nhau. Để biết chính xác điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào, bạn hãy theo dõi tiếp những nội dung ngay bên dưới.

Việt Nam hiện tại có 4 điểm cực trên đất liền và 2 điểm cực trên biển
Việt Nam hiện tại có 4 điểm cực trên đất liền và 2 điểm cực trên biển

2. Giải đáp điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào? 

Điểm cực bắc của nước ta thuộc tỉnh nào? Đây là thắc mắc của nhiều người khi có nhu cầu khám phá các điểm cực trên đất liền của Việt Nam. Điểm cực Bắc của Việt Nam thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là vị trí địa lý đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định biên giới phía Bắc của đất nước.

Xã Lũng Cú nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn, cách trung tâm huyện Đồng Văn 24 km về phía Bắc và cách thành phố Hà Giang khoảng 200 km. Lũng Cú không chỉ là một vùng đất nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc Việt Nam mà còn là điểm cực Bắc nằm gần biên giới Trung Quốc.

Một trong những địa điểm nổi tiếng ở xã này là Cột cờ Lũng Cú, nằm trên đỉnh Lũng Cú với độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Cột cờ này là điểm đánh dấu vị trí cực Bắc của Việt Nam và là điểm đến hấp dẫn của du khách muốn tham quan và khám phá vẻ đẹp của vùng núi Tây Bắc.

Xác định điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào giúp bạn dễ dàng di chuyển và khám phá địa điểm này
Xác định điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào giúp bạn dễ dàng di chuyển và khám phá địa điểm này

3. Toạ độ điểm cực Bắc của Việt Nam

Sau khi đã nắm rõ điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào, để biết cách di chuyển đến điểm cực Bắc, bạn cần biết chính xác toạ độ của nó. Trên bản đồ, tọa độ chính xác của điểm cực Bắc của Việt Nam là vĩ độ 23°22’59” Bắc và kinh độ 105°20’20” Đông, nằm tại đỉnh Lũng Cú thuộc tỉnh Hà Giang.

Tuy nhiên, điểm cực Bắc chính xác không phải là tại Cột cờ Lũng Cú mà là cách vài km về phía Bắc, tại trung tuyến của dòng sông Nho Quế, một khu vực hiểm trở và khó đi lại. Điểm cực Bắc là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Lá cờ quốc kỳ rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em luôn tung bay trên đỉnh Lũng Cú, thể hiện niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Mặc dù đường đến điểm cực Bắc của nước ta khá hiểm trở nhưng nhiều “phượt thủ” vẫn mong muốn đặt chân đến đẩy để ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ của “non sông gấm vóc” Việt Nam.

Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở vĩ độ 23°22’59” Bắc và kinh độ 105°20’20” Đông
Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở vĩ độ 23°22’59” Bắc và kinh độ 105°20’20” Đông

4. Hướng dẫn di chuyển đến điểm cực Bắc của nước ta

Sau khi biết được điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào, chắc hẳn bạn cũng đã biết cách di chuyển đến địa điểm này. Trên thực tế, để đến điểm cực Bắc Việt Nam, bạn cần vượt qua những con đường đèo hiểm trở, đi qua những thị trấn nhỏ và những cánh rừng rậm của vùng núi Tây Bắc.

Để đến được cột cờ Lũng Cú, bạn sẽ phải leo lên độ cao hơn 1.400m, vượt qua 389 bậc thang đá và 140 bậc thang xoắn ốc. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn, sức mạnh và sự kiên trì vì chỉ có một cách duy nhất để vượt qua địa hình này là đi bộ.

Mặc dù đường lên điểm cực Bắc Việt Nam khá hiểm trở và mất nhiều thời gian nhưng khi leo được lên đỉnh, bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh quan tuyệt vời của núi non, sông nước và cảm nhận được sự đoàn kết của 54 dân tộc anh em của Việt Nam thông qua lá quốc kỳ rộng 54m2.

Đường đến điểm cực Bắc nước ta phải vượt qua các địa hình hiểm trở và mất rất nhiều thời gian
Đường đến điểm cực Bắc nước ta phải vượt qua các địa hình hiểm trở và mất rất nhiều thời gian

5. Một số câu hỏi thường gặp

Bên cạnh việc tìm hiểu điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào, còn có rất nhiều thắc mắc khác liên quan đến các điểm cực của Việt Nam. Cụ thể như:

5.1. Điểm cực Tây của nước ta nằm ở tỉnh nào? 

Cực Tây của Việt Nam thuộc bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là một vùng đất xa xôi và hẻo lánh, nằm sâu trong vùng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào.

5.2. Cực Đông của nước ta thuộc tỉnh nào? 

Trước đây, điểm cực Đông của nước ta được xác định nằm tại Mũi Điện thuộc tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, sau khi Mũi Đôi được khai phá, nhiều người cho rằng cực Đông của Việt Nam nằm tại Mũi Đôi, thuộc xã Vĩnh Thái, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Hiện tại vẫn không thể khẳng định chắc chắn điểm cực Đông của nước ta thuộc Khánh Hòa hay Phú Yên. Tuy nhiên hầu hết các tư liệu đều khẳng định điểm cực Đông của Việt Nam nằm tại tỉnh Khánh Hòa và đây là nơi đón bình minh sớm nhất trên đất liền.

5.3. Điểm cực Nam của nước ta nằm ở đâu? 

Điểm cực Nam của nước ta nằm ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Trên bản đồ, điểm cực Nam của nước ta cách thành phố Cà Mau khoảng 108km.

Nếu có nhu cầu khám phá các điểm cực của Việt Nam, việc xác định điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào sẽ giúp bạn lên kế hoạch và chuẩn bị tốt hơn cho hành trình của mình. Điểm cực Bắc Việt Nam nổi tiếng với Cột cờ Lũng Cú là địa điểm du lịch hấp dẫn, nơi bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của đất nước.