Mã số thuế là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách đăng ký mã số thuế cá nhân, hãy cùng tìm hiểu Mã số thuế là gì? Mã số thuế (MST) là một dãy số gồm 10 hoặc 13 con số, được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người đăng ký thuế, trước khi bắt đầu các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay khi có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách của nhà nước.
Đối tượng phải đăng ký mã số thuế
Được biết, tại khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp MST trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Các đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế 1 cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định Luật Doanh nghiệp, một số quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Các tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019, đăng ký thuế trực tiếp với các cơ quan thuế theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Các loại đăng ký thuế
Tại khoản 4 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc đăng ký thuế:
- Đăng ký thuế lần đầu.
- Thay đổi thông tin đăng ký thuế.
- Khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh.
- Chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Khôi phục lại mã số thuế.
Hồ sơ đăng ký thuế
Tại Điều 31 Luật Quản lý thuế 2019, quy định hồ sơ đăng ký thuế lần đầu như sau:
- Người nộp thuế (NNT) đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh, hồ sơ đăng ký thuế chính là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã theo quy định.
- NTT là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế
+ Bản sao giấy phép thành lập, hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp phép và còn hiệu lực.
+ Các giấy tờ có liên quan.
- NNT là các hộ gia đình, các hộ kinh doanh, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, hồ sơ đăng ký thuế sẽ gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế hay tờ khai thuế
+ Bản sao thẻ căn cước công dân (CCCD), bản sao hộ chiếu
+ Một số giấy tờ khác có liên quan.
- Việc kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước - cơ quan thuế để nhận hồ sơ đăng ký thuế, cấp MST theo cơ chế 1 cửa liên thông qua cổng thông tin điện tử, sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các cách đăng ký mã số thuế cá nhân 2024
Có khá nhiều người dù chưa đăng ký nhưng đã có MST nên phải tra cứu MST cá nhân trước khi đăng ký.
Trường hợp chưa có MST, bạn có thể thực hiện những cách đăng ký mã số thuế cá nhân dưới đây:
- Đăng ký thông qua nơi chi trả thu nhập, tiền lương
- Nơi nộp hồ sơ đăng ký: Nộp tại cơ quan chi trả thu nhập như: các doanh nghiệp, công ty, cơ quan, đơn vị,…
Hồ sơ đăng ký thuế của cá nhân sẽ gồm:
+ Văn bản ủy quyền;
+ Giấy tờ cá nhân như: Bản sao CCCD, bản sao CMND còn hiệu lực.
Các bước thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ cho cơ quan chi trả thu nhập của người lao động.
Bước 2: Cơ quan trả thu nhập nhận hồ sơ, gửi cho cơ quan thuế.
Cơ quan trả thu nhập tổng hợp thông tin đăng ký thuế cá nhân vào tờ khai mẫu số 05-ĐK-TH-TCT và gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Bước 3: Cấp mã số thuế.
Đăng ký MST cá nhân theo phương thức online
Bước 1: Truy cập địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Bước 2: Đăng nhập hệ thống
>> Đăng ký mã số thuế nhân viên công ty, nhấn chọn ô Doanh nghiệp.
>> Hệ thống hiển thị giao diện Đăng nhập hệ thống, điền đầy đủ Tên đăng nhập, Mật khẩu, chọn Đối tượng là Người nộp thuế.
Bước 3: Chọn Đăng ký thuế
>> Đăng ký mới thay đổi thông tin của cá nhân qua CQT >> Chọn 05-ĐK-TH-TCT.
Bước 4: Điền tờ khai và nộp
- Kê khai trực tuyến.
- Nhập thông tin hân viên cần đăng ký MST cá nhân theo đúng CMND/CCCD tại bảng kê khai. Đăng ký cho 2 người trở lên, nhấn vào ô Thêm dòng.
- Điền Ngày ký, điền tên người đại diện theo điều lệ Người đại diện pháp luật.
- Bấm Hoàn thành kê khai và Nộp hồ sơ đăng ký thuế.
- Kiểm tra tại Tra cứu hồ sơ (sau khoảng 20 phút)
Cách đăng ký MST cá nhân trực tiếp tại cơ quan thuế
Căn cứ điểm b khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, các cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng không qua cơ quan trả thu nhập hay không ủy quyền cho cơ quan trả thu nhập đăng ký thuế, người nộp thuế phải nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế:
- Tại Cục Thuế, nơi cá nhân làm việc với cá nhân cư trú thu nhập từ tiền lương do các tổ chức Quốc tế, Lãnh sự quán, Đại sứ quán chi trả tuy nhiên tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế.
Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế số 05-ĐK-TCT
+ Bản sao CCCD, bản sao CMND
- Tại Cục Thuế, nơi phát sinh công việc tại Việt Nam với cá nhân thu nhập từ tiền lương do các tổ chức, cá nhân được trả từ nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký thuế như trên, bổ sung các bản sao, văn bản bổ nhiệm của tổ chức sử dụng lao động trong trường hợp các cá nhân người nước ngoài không cư trú tại đất nước Việt Nam, theo quy định của pháp luật về các vấn đề thuế thu nhập cá nhân, được cử sang Việt Nam làm việc nhưng có thu nhập tại nước ngoài.
- Tại Chi cục Thuế, nơi các cá nhân có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước với cá nhân đăng ký thuế qua hồ sơ khai thuế (các cá nhân có nghĩa vụ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mà chưa có MST; các cá nhân có hoạt động chuyển nhượng BĐS chưa có MST; các cá nhân có phát sinh nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, với những khoản thu phát sinh không thường xuyên như: Lệ phí trước bạ, các khoản thu phát sinh không thường xuyên chưa có MST, chuyển nhượng vốn).
Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu: Hồ sơ kê khai theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Nếu hồ sơ chưa có bản sao các giấy tờ còn hiệu lực bao gồm: Thẻ CCCD, CMND với các cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; Hộ chiếu đối với các cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài, người có quốc tịch Việt Nam sống tại nước ngoài, thì NNT phải gửi một trong các loại giấy tờ trên cùng hồ sơ khai thuế.
Trường hợp các cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện liên thông, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào phiếu chuyển thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước để gửi đến nếu không có hồ sơ kê khai thuế.
- Tại Chi cục Thuế, khu vực nơi cá nhân cư trú (hoặc nơi đăng ký thường trú, tạm trú) đối với các trường hợp khác.
Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế số 05-ĐK-TCT
+ Bản sao CCCD, bản sao CMND còn hiệu lực với các cá nhân có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực với các cá nhân có quốc tịch nước ngoài, có quốc tịch Việt Nam sống tại nước ngoài.
Khi tiếp nhận các hồ sơ đăng ký thuế lần đầu, cơ quan thuế sẽ cấp MST cho người đăng ký.
Trên đây là một số các cách đăng ký MST cá nhân. Người lao động khi đi làm việc tại doanh nghiệp, công ty nếu chưa có mã số thuế cần thông báo, gửi thông tin cho kế toán - nhân sự để doanh nghiệp, công ty đăng ký cho người lao động.
Những câu hỏi thường gặp khi đăng ký mã số thuế (MST) TNCN
Người lao động đổi từ chứng minh thư sang CCCD, có phải cập nhật thay đổi không và những thủ tục là như thế nào?
Được biết, khi có những thay đổi thông tin cá nhân, người lao động phải thông báo hoặc ủy quyền cho đơn vị sử dụng lao động để thay đổi thông tin lên cơ quan quản lý thuế.
Hồ sơ thay đổi gồm có:
- Mẫu 08-MST-Tờ khai điều chỉnh, bổ sung các thông tin đăng ký thuế;
- Bản sao CCCD (không cần công chứng).
Hạn nộp: Trong vòng 10 ngày từ ngày nhận ủy quyền người lao động về việc thay đổi điều chỉnh thông tin cá nhân.
Đăng ký MST cá nhân cho NLĐ, có bắt buộc phải nộp từ các file XML không?
Trên thực tế để đăng ký mã số thuế cá nhân online cho NLĐ, có 2 cách để các đơn vị có thể thực hiện:
- Đăng ký trực tiếp cho người lao động trên trang Tổng cục Thuế;
- Đăng ký trên HTKK - Phần mềm hỗ trợ giúp kê khai thuế (kết xuất file XML).
Do đó, việc đăng ký mã số thuế online Nên đăng ký MST cho NLĐ theo cách 1 nếu đơn vị ít lao động. Nếu nhiều NLĐ thì nên đăng ký theo cách 2.
Có thể nói công nghệ ngày càng hiện đại và tiên tiến. Khác với trước kia, người dân phải tự đến cơ quan thuế để đăng ký. Hiện tại, có nhiều cách đăng ký mã số thuế cá nhân online hiệu quả và nhanh chóng. Các bạn chỉ cần làm những thao tác như trên đây mà không cần tới trực tiếp cơ quan thuế.