Giải trí Âm nhạc

Nhận biết ký hiệu các nốt nhạc trong 2 phút để hiểu nhạc lý nhanh như gió

Oliver Hoàng Nguyễn

Bằng ký hiệu các nốt nhạc, người nhạc sĩ có thể lưu trữ và truyền đạt sản phẩm do mình sáng tác đến người thể hiện cũng như công chúng. Tìm hiểu kỹ về điều này cũng giúp bạn hiểu hơn về cách âm nhạc vận hành cũng như nhận biết và có cái nhìn sâu sắc hơn về nhạc lý.

1. Ý nghĩa của ký hiệu các nốt nhạc

Ký hiệu các nốt nhạc có vai trò quan trọng để tạo nên một bản nhạc hoàn chỉnh. Bằng việc sử dụng các ký hiệu này, người viết nhạc có thể ghi lại âm thanh với đầy đủ các thông tin gồm cao độ, trường độ và giai điệu. Từ đó, người hát có thể đọc và hiểu được những cảm xúc mà tác giả muốn truyền đạt trong tác phẩm.

Việc đọc và hiểu ký hiệu các nốt nhạc giúp ca sĩ có thể truyền tải được cảm xúc của người viết thông qua tác phẩm
Việc đọc và hiểu ký hiệu các nốt nhạc giúp ca sĩ có thể truyền tải được cảm xúc của người viết thông qua tác phẩm

2. Ký hiệu các nốt nhạc cơ bản

Ký hiệu các nốt nhạc dùng để ghi lại độ cao thấp của âm thanh, bao gồm 7 âm, có thứ tự từ thấp đến cao, bao gồm: Đô - Rê - Mi - Fa - Son - La - Si. Ngoài ra, các ký hiệu này có hình thức viết tắt theo tiếng Latinh như sau:

STT

Ký hiệu các nốt nhạc

Viết tắt

1

Đô

C

2

D

3

Mi

E

4

Fa

F

5

Son

G

6

La

A

7

Si

B

Bên cạnh đó, những người viết nhạc thường thêm dấu huyền (`) cho âm thấp, hay còn được gọi là nốt giáng (b). Dấu sắc (‘) là ký hiệu cho âm cao hay nốt thăng (#). Hiểu được ký hiệu các nốt nhạc này giúp bạn có thể “đọc” bản nhạc bất kỳ một cách dễ dàng.

Ký hiệu các nốt nhạc biểu thị độ cao thấp của âm thanh
Ký hiệu các nốt nhạc biểu thị độ cao thấp của âm thanh

3. Các ký hiệu âm nhạc khác

Bên cạnh ký hiệu các nốt nhạc cơ bản, bạn cần phải biết thêm một số khái niệm và ký hiệu âm nhạc khác dưới đây trước khi học về bất kỳ thể loại âm nhạc hay nhạc cụ nào. Các khái niệm cơ bản trong nhạc lý bao gồm:

  • Cao độ: Độ cao - thấp của âm thanh.
  • Cường độ: Độ mạnh - nhẹ của âm thanh.
  • Trường độ: Độ dài - ngắn của âm thanh.

Ngoài ra, một số ký hiệu âm nhạc mà newbie nên biết gồm có:

3.1. Khuôn nhạc

Khuôn nhạc còn được gọi là khuông nhạc, dùng để biểu thị tất cả các thông tin của bản nhạc như nhịp, nốt nhạc, tông nhạc,... Một số đặc điểm của khuôn nhạc như:

  • Dòng kẻ và khe nhạc: Khuôn nhạc có 5 dòng kẻ ngang song song, thể hiện độ cao hay thấp của từng nốt nhạc. Trong đó, khe nhạc là là thuật ngữ chỉ phần giữa các dòng kẻ này. Đối với những nốt quá cao hoặc quá thấp, người viết nhạc có thể thêm các dòng kẻ phụ và khe nhạc phụ để ghi lại các nốt ngoài 5 dòng kẻ chính.
  • Khoá nhạc: Đây là biểu tượng xuất hiện ở đầu mỗi khuôn nhạc.
  • Ký hiệu nhịp bài hát: Ký hiệu nhịp sẽ cho biết số phách và giá trị của 1 phách trong 1 ô nhạc.

3.2. Hình dạng nốt nhạc

Các hình dạng nốt nhạc đều có mối liên hệ mật thiết với ký hiệu các nốt nhạc. Những biểu tượng này thể hiện khoảng thời gian ngân trường độ của nốt nhạc. Một số đặc điểm của hình dạng nốt gồm có:

  • Đơn vị: Nốt trắng bằng 2 nốt đen, nốt móc đơn bằng ½ nốt đen, nốt móc đôi bằng ¼ nốt đen.
  • Dấu chấm dôi: Thể hiện bằng một chấm nhỏ đặt phía sau nốt nhạc và có giá trị bằng ½ nốt nhạc đó.
Các hình dạng nốt nhạc khác nhau lại thể hiện một độ cao trường độ khác nhau
Các hình dạng nốt nhạc khác nhau lại thể hiện một độ cao trường độ khác nhau

3.3. Ô nhịp và phách

Mỗi bản nhạc đều bao gồm ký hiệu các nốt nhạc trong ô nhịp. Trong đó, các vạch cắt dọc khuôn nhạc được gọi là vạch nhịp. Tương ứng với mỗi ô nhịp, phách là phần trường độ được chia đều trong từng ô đó. Chỉ số nhịp được đặt sau khoá nhạc ở mỗi khuôn nhạc. Một số nhịp phổ biến:

  • Nhịp Hai - Bốn (2/4)
  • Nhịp Ba - Bốn (3/4)
  • Nhịp Bốn - Bốn (4/4)
  • Nhịp Hai - Hai (2/2)
Một đoạn nhạc lại bao gồm nhiều ô nhịp có trường độ (Phách) bằng nhau
Một đoạn nhạc lại bao gồm nhiều ô nhịp có trường độ (phách) bằng nhau

4. Một số kiến thức căn bản khác về nhạc lý

Khi đã nắm được ký hiệu các nốt nhạc, nhịp nhạc, khuôn nhạc,... Bạn có thể đi sâu hơn và tìm hiểu về kiến thức nhạc lý cơ bản. Cụ thể:

4.1. Cung và nửa cung

Theo định nghĩa, cung như một đơn vị đếm cao độ trong nhạc lý và nửa cung bằng ½ cung. Về cơ bản, không phải nốt nhạc nào cũng cách nhau 1 cung. Có một số nốt chỉ cách nhau nửa cung. Khoảng cách cao độ cụ thể:

  • Đô (C) và Rê (D) là 2 phím trắng cách nhau 1 cung, giữa chúng sẽ có 1 phím đen gọi là Đô thăng/Rê giáng (Đô thăng và Rê giáng là tên gọi khác nhau cho cùng một nốt).
  • Mi (E) và Fa (F) không có phím đen xen giữa nên cách nhau nửa cung. Tương tự, Si (B) và Sol (G) cũng cách nhau nửa cung. Các nốt phím trắng còn lại đều cách nhau 1 cung.
Ký hiệu của 1 cung là W (Whole - step) và nửa cung là H (Half - step)
Ký hiệu của 1 cung là W (Whole - step) và nửa cung là H (Half - step)

4.2. Dấu hoá - Hoá biểu

Đặc điểm của dấu hoá, hoá biểu như sau:

  • Hoá biểu: Được ghi ở đầu khuôn nhạc và ảnh hưởng đến mọi nốt nhạc trên cùng 1 đoạn nhạc. Hoá biểu chứa 1 dấu hoá (thăng hoặc giáng) và nằm cạnh khoá nhạc.
  • Dấu hoá: Ký hiệu này chỉ ảnh hưởng đến các nốt nhạc trên ô nhịp chứa dấu hoá. Những nốt nằm cùng hàng với dấu hoá đều bị ảnh hưởng.
Dấu hoá nằm cạnh khoá nhạc và ảnh hưởng đến các nốt trên cả đoạn nhạc
Dấu hoá nằm cạnh khoá nhạc và ảnh hưởng đến các nốt trên cả đoạn nhạc

5. Ký hiệu hợp âm cho người bắt đầu guitar đệm hát

Bên cạnh việc nắm được ký hiệu các nốt nhạc, nhịp và phách, bạn cũng cần hiểu về hợp âm trước khi bắt đầu guitar đệm hát. Hợp âm là tập hợp các âm thanh theo một trật tự nhất định. Cụ thể:

  • Hợp âm trưởng (sử dụng ký hiệu các nốt nhạc): C = Đô trưởng, D= Rê trưởng, E = Mi trưởng, F = Fa trưởng, G = Sol trưởng, A = La trưởng, B = Si trưởng.
  • Hợp âm thứ (sử dụng ký hiệu các nốt nhạc thêm chữ “m”): Cm = Đô thứ, Dm = Rê thứ, Em = Mi thứ, Fm = Fa thứ, Gm = Sol thứ, Am = La thứ, Bm = Si thứ.
  • Hợp âm bảy (sử dụng ký hiệu các nốt nhạc thêm số “7”): C7 = Đô bảy, D7 = Rê bảy, E7 = Mi bảy, F7 = Fa bảy, G7 = Sol bảy, A7 = La bảy, B7 = Si bảy.

6. Một số cây guitar dễ sử dụng cho người mới bắt đầu

Khi bạn tìm hiểu các kiến thức nhạc lý để đánh guitar, bạn có thể tham khảo các cây đàn sau:

  • Taylor 110E: Taylor thuộc một trong những hãng guitar số 1 thế giới về chuẩn mực và chất lượng âm thanh đầu ra của cây đàn.
  • Fender CD - 60s: Đây là cây đàn được rất nhiều người ưa chuộng bởi giá cả phải chăng và chất lượng cao so với những cây đàn cùng phân khúc giá.
  • Takamine D1D NS: Không phải ngẫu nhiên cây đàn này được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sử dụng. Cây đàn này thu hút người nghe bởi âm thanh cực chuẩn và sự linh hoạt trong phong cách chơi.
  • Fender FA - 115: Với bộ cộng hưởng âm thanh lớn, cây đàn này được đông đảo tín đồ guitar ủng hộ từ chất lượng âm thanh đến vẻ ngoài sang trọng.
  • Kapok LD - 14: Đây là một cây đàn hội tụ đầy đủ các yếu tố “ngon, bổ, rẻ”, rất phù hợp cho người bắt đầu học hoặc sinh viên, học sinh mong muốn có một cây đàn với chất lượng ổn.

Việc hiểu ký hiệu các nốt nhạc giúp bạn có thể đọc được một bản nhạc hoàn chỉnh trước khi bắt đầu chơi bất kỳ thể loại nhạc hay nhạc cụ nào. Nhìn chung, việc hiểu và nắm rõ nhạc lý cơ bản khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Chính vì vậy, bạn cần luyện tập hàng ngày để nâng cao trình độ của bản thân.