Tự mãn là gì?
Tự mãn là gì? Theo từ điển tiếng Việt, tự mãn là một trạng thái tâm lý hay một cảm xúc ám chỉ sự hài lòng với những thành quả đã đạt được mà không muốn nỗ lực hơn nữa. Việc dễ dàng thỏa mãn, không có chí phấn đấu không phải là đức tính tốt, là rào cản trong quá trình phát triển của một cá nhân.
Tác hại của tự mãn là gì?
Tính tự mãn khiến bạn ngày càng “ảo tưởng” về bản thân, dẫn đến tụt lùi và có thể bị hiệu ứng "ếch ngồi đáy giếng". Ngoài ra, việc không hiểu căn bệnh tự mãn là gì còn mang đến rất nhiều hệ luỵ, đe dọa đến cả sức khoẻ lẫn sự nghiệp của bạn.
Công việc đình trệ
Tác hại đầu tiên của tự mãn là gì? Một trong những tác hại nghiêm trọng nhất là nó khiến cho năng suất công việc không hiệu quả. Người kiêu ngạo, tự mãn sẽ không chấp nhận lời phê bình hoặc ý kiến đóng góp từ người khác. Họ coi mình là người tài giỏi và không cần phải thay đổi. Kết quả là dễ dàng mắc các sai lầm và khó có thể thành công.
Các mối quan hệ tốt giảm dần
Khi tự mãn với năng lực của mình, bạn sẽ dần đánh mất những mối quan hệ tốt. Không những thế, bạn còn muốn mọi người phải nghe theo ý kiến của mình, có đánh giá thấp hoặc không công nhận năng lực của người khác. Điều này sẽ khiến những mối quan hệ xung quanh dễ bị rạn nứt, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc chung.
Sự nghiệp không phát triển
Một nguy cơ đáng quan ngại của tự mãn là nó gây cản trở cho việc phát triển sự nghiệp. Người tự mãn sẽ không muốn học hỏi từ kinh nghiệm của người khác và không muốn tham gia những công việc mới. Họ tỏ ra tự hào về kinh nghiệm và khả năng của mình, có thể vì lẽ đó mà bỏ lỡ cơ hội để phát triển nghề nghiệp.
Ví dụ thực tế về vấn đề trên, Microsoft đã có một thời gian tự mãn vì là công ty giá trị nhất hành tinh (theo Economist). Tuy nhiên, cũng tính vì sự tự mãn, ngủ quên trên chiến thắng, đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng chậm lại, kéo theo tỉ suất lợi nhuận cũng giảm. Nhưng một điều may mắn rằng, họ đã kịp tỉnh lại đúng lúc để không lĩnh hậu quả lụi tàn như Kodak hay BlackBerry.
Dấu hiệu cho thấy bạn là người tự mãn
Không nhiều người thực sự không hiểu tự mãn nghĩa là gì. Bởi đơn giản tự mãn thường bị nhầm lẫn với tự tin. Dưới đây là một vài dấu hiệu phổ biến giúp bạn nhận biết bản thân có đang rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực này không.
Lười học kỹ năng và kiến thức mới
Dấu hiệu đầu tiên của tự mãn là gì? Là khi bạn cảm thấy kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã đủ đầy và không muốn cập nhật hay trau dồi thêm bất cứ gì nữa. Mọi thứ xung quanh chúng ta đều thay đổi, nếu bạn không thường xuyên cập nhật và học hỏi thêm kiến thức và kỹ năng mới bạn sẽ nhanh chóng bị tụt lùi về sau.
Im lặng khi không đồng ý vấn đề nào đó
Trong một dự án, người tự mãn sẽ luôn tìm cách để chứng tỏ bản thân bằng việc chủ động đưa ra quan điểm, phản biện những ý tưởng của người khác và đề nghị mọi người cùng thực hiện theo ý tưởng của mình. Tuy vậy, lựa chọn ý tưởng sau cùng lại không phải là nhiệm vụ của họ. Lúc này thay vì tham gia vào buổi họp, họ chọn im lặng, khiến quá trình làm việc nhóm không đạt hiệu quả.
Không chủ động xử lý công việc
Thay vì luôn chủ động tìm kiếm những hướng hay cách xử lý công việc mới cho hiệu quả hơn, những người tự mãn trong công việc sẽ có xu hướng trì hoãn việc hoàn thành, thụ động khi tìm kiếm phương hướng giải quyết vấn đề. Ngay cả khi họ biết mình có năng lực thực hiện, hoặc khi biết sắp hết thời hạn nhưng họ vẫn dửng dưng không quan tâm.
Một số dấu hiệu khác của những người tự mãn là gì? Người tự mãn thường không để tâm vào việc thực hiện nhiệm vụ, không có động lực để phấn đấu cho những điều tốt đẹp trong công việc. Điều này có thể dẫn đến sự trì trệ và giảm động lực trong công việc.
Luôn xem mình là “cái rốn” vũ trụ
Tính cách tự mãn khiến bạn thường ngộ nhận là mình tài giỏi và cực kỳ quan trọng với mọi người. Những người này luôn muốn được chú ý và nhắc đến trong cả công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Khi công việc dù lớn hay bé, người tự mãn cũng có xu hướng phóng to, thổi phồng mọi thứ lên để được mọi người chú ý.
Vì luôn cho là mình giỏi và không cần bất kỳ ai nên họ có thói quen không chịu lắng nghe ý kiến người khác, dù cho đó là lời khuyên chân thành hay lời góp ý xây dựng. Điều này sẽ dẫn đến một hệ quả vô cùng tai hại, biến họ trở thành người ích kỷ, kiêu căng vì hay đi so bì, ganh tỵ với người giỏi hơn mình.
Luôn kể về thành tích của mình
Hiểu rõ tự mãn là gì, bạn có thể dễ dàng nhận thấy, những người tự mãn thường khoe khoang, nói nhiều về thành tích của họ, khoe về những việc họ đã hoàn thành, hoặc thậm chí thổi phồng để chứng tỏ rằng họ xuất sắc,... Niềm vui của họ là được khoe khoang thành tích của mình và phóng đại nó lên.
Xem thường người khác
"Không thể nâng mình lên được thì tìm cách hạ người khác xuống", đây cũng là triết lý sống của người tự mãn. Họ thường không vừa ý với mọi người xung quanh, lấy nhược điểm của người khác để lan truyền. Dù ở cấp bậc thấp trong công ty, thậm chí có tuổi đời trẻ, họ cũng giữ vẻ kiêu ngạo, độc đoán, coi mình là nhất. Thái độ khinh thường người khác ra mặt, khiến mọi người khó chịu, thậm chí là chán ghét giao tiếp với họ.
Chính vì thế, nếu bạn đang có tính cách này trong người, hãy nhanh chóng loại bỏ nó ngay nếu không muốn những người xung quanh chán ghét và coi thường.
Thái độ vô lễ với cấp trên, người lớn hơn mình
Nếu hỏi biểu hiện gây khó chịu nhất của tự mãn là gì, thì câu trả lời đó chính là thái độ. Luôn tự coi là trung tâm vũ trụ nên họ rất thiếu lễ phép với người lớn tuổi. Họ có thái độ ngạo mạn, không coi ý kiến của người khác là đúng, thậm chí sẵn sàng sỉ nhục người lớn. Họ cho rằng bản thân mình hiểu biết nhiều hơn và sẵn sàng lý sự cùn để giành lấy phần hơn về mình.
Một số biểu hiện khác của người tự mãn
Bên cạnh những biểu hiện kể trên, người có bản tính tự mãn cũng sẽ thường xuất hiện các biểu hiện như sau:
- Không chấp nhận sai, luôn cho rằng mình đúng.
- Bị cô lập, không có nhiều sự ủng hộ của mọi người.
- Dễ có ác cảm với mọi người xung quanh, dù cho đó là người thân hay bạn bè của mình.
Tính tự mãn xuất phát từ nguyên nhân nào?
Nguyên nhân của tự mãn là gì? Sự tự mãn là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của mỗi người. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến sự tự mãn mà bản thân mỗi người cần phải biết.
Luôn nghĩ mình dẫn đầu, là số 1
Những người thường cho rằng mình có năng lực vượt trội sẽ dẫn đến sự kiêu ngạo. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tự mãn. Người ta thường cho rằng mình đứng trên đỉnh cao, bất cứ lĩnh vực nào cũng được dù cho chưa từng trải qua. Họ thường tự lừa dối mình, nghĩ rằng mình có chuyên môn cao dẫn đến thái độ kiêu ngạo. Khi họ làm theo những điều họ suy nghĩ, thậm chí nếu họ làm tốt thì thái độ coi thường người khác lại càng cao.
Suy nghĩ hạn hẹp nhưng cố tỏ ra hiểu biết
Nguyên nhân dẫn đến tự mãn là gì? Một phần đến từ kiến thức không đủ sâu rộng về cuộc sống. Họ luôn coi thường và bỏ qua những điều mọi người nói, luôn coi việc của mình mới là quan trọng nhất.
Những người như vậy luôn hạ thấp mục tiêu của người khác. Họ cho rằng việc người khác làm là bình thường, không đáng được chú ý nhưng mục tiêu của họ lại rất lớn lao.
Cách khắc phục tình trạng tự mãn của bản thân
Nguy hại tự mãn đem đến rất lớn. Vậy cách để khắc phục sự tự mãn là gì?
- Thấu hiểu được cảm xúc, biết cách kiểm soát hành vi của bản thân: Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc của mình theo trạng thái tích cực.
- Lắng nghe ý kiến từ người khác: Đôi khi, bạn không nhận thấy bản thân mình đang quá tự tin và dễ dẫn đến sự tự mãn. Khi ấy, góp ý của người khác sẽ giúp bạn nhận thấy nó và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, việc bạn tiếp thu ý kiến của người khác sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn mới, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
- Mở rộng mối quan hệ: Nguyên nhân của việc bạn tự nghĩ rằng mình tài giỏi nằm ở việc kiến thức và trải nghiệm không phong phú. Bạn không biết gì khác ngoài "đáy giếng" của mình nên rất dễ tự mãn. Vì thế, hãy tăng cường kết nối với mọi người xung quanh, lắng nghe để thấu hiểu mọi người nói gì trước khi quyết định.
Tự mãn là gì? Đây được xem là căn bệnh này cực kỳ tai hại đối với cuộc đời và sự nghiệp của mỗi người. Nếu không sớm “tỉnh giấc” thì bạn khó có thể tiến xa ở bất cứ đâu.