Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
Trước khi đi vào tóm tắt Người ở bến sông Châu, học sinh cần có những hiểu biết cơ bản về về tác giả Sương Nguyệt Minh và một vài nét đặc sắc về tác phẩm của ông.
Tác giả
Sương Nguyệt Minh tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Sơn. Ông sinh ngày 15/9/1958 ở xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Năm 1986, ông lấy vợ tên là Nguyệt, sinh được hai cậu con trai và đặt tên là Minh, bút danh Nguyệt Minh chính là ghép từ tên vợ và con trai.
Trước khi đến với sự nghiệp văn chương, Sương Nguyệt Minh phải trải qua nhiều công việc để kiếm sống, từ buôn gà, bán trứng đến công việc nặng nhọc như đào giếng khoan.
Năm 1992, truyện ngắn đầu tiên của ông được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1998, Sương Nguyệt Minh trở thành biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội. Sau đó không lâu ông được thăng chức làm Trưởng ban Văn xuôi và mang quân hàm đại tá.
Từ năm 2010 đến nay, nhà văn xin thôi chức và chuyển sang làm việc tại Ban Sáng tác.
Một số sáng tác nổi tiếng của Sương Nguyệt Minh là: Tiểu thuyết Miền hoang (2014); Tập tản văn Đàn ông chọn khe ngực sâu (2013); Tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều (2004); Dị Hương (2011); Đêm Thánh vô cùng (2011),...
Tác phẩm
Quá trình tóm tắt Người ở bến sông Châu học sinh cần nắm rõ các thông tin sau:
Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn
Xuất xứ: Trích từ tập truyện ngắn cùng tên.
Phương thức biểu đạt: Chủ yếu là tự sự.
Người kể chuyện: Theo ngôi thứ 3.
Bố cục: Để bài tóm tắt Người ở bến sông Châu được ngắn gọn, người học cần chia bố cục cho văn bản theo gợi ý sau:
- Đoạn 1 (Từ đầu => cuối con đường về bến): Dì Mây may mắn trở về làng sau chiến tranh nhưng chú San đã đi lấy vợ
- Đoạn 2 (Phần còn lại): Mặc dù chịu nhiều mất mát và thiệt thòi nhưng dì Mây vẫn có tấm lòng cao đẹp, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Tổng hợp 6 mẫu tóm tắt Người ở bến sông Châu ngắn gọn
Tham khảo 6 mẫu tóm tắt Người ở bến sông Châu bám sát kiến thức chương trình Cánh diều giúp học sinh có thể ghi nhớ cốt truyện theo mạch cảm xúc diễn ra trong tác phẩm.
Mẫu tóm tắt Người ở bến sông Châu số 1
Dì Mây trở về làng đúng vào ngày chú San (người yêu dì) đi lấy vợ là cô Thanh giáo viên. Tâm trạng chú San hỗn độn khi gặp lại người con gái đã từng hẹn thề, chú nhận hết lỗi về phần mình và mong muốn hai người có thể làm lại nhưng dì Mây nhất quyết từ chối. Khi biết tin dì Mây may mắn trở về sau chiến tranh và bị chú San phản bội, cả xóm Trại đã kéo nhau đến động viên, an ủi dì. Đến lúc chiều muộn, khách vãn, dì cùng đứa cháu tên Mai ra bến sông Châu. Tại đây, những kí ức của dì và chú San lần lượt hiện lên trước mắt khiến dì có chút chạnh lòng. Chấp nhận thực tế, dì vẫn vui vẻ, lạc quan.
Vào đêm mưa gió, vợ chú San có dấu hiệu sinh thiếu tháng nên rất nguy hiểm. Vượt qua nỗi sợ của bản thân, dì Mây đã đỡ đẻ thành công cho cô ấy. Những dấu vết của chiến tranh đã khiến dì mất đi đồng đội, thím Ba cũng chết nên dì đã nhận nuôi bé Cún để thay thím chăm sóc thằng bé. Hàng đêm, tiếng dì ru bé Cún vang vọng khắp bến sông Châu.
Mẫu tóm tắt Người ở bến sông Châu số 2
Tác phẩm Người ở bến sông Châu của nhà văn Sương Nguyệt Minh xoay quanh câu chuyện về số phận của những con người bước ra từ chiến tranh, nhân vật chính xuất hiện trong những trang văn là dì Mây. Ngày dì Mây từ chiến trường trở về làng thì nhận được tin chú San đi cưới vợ. Khi hai đối mặt nhau, chú San nhận mọi lỗi lầm về mình và mong hai người có thể quay trở lại. Mặc dù còn tình cảm với chú San nhưng dì cương quyết từ chối, nhường hạnh phúc của đời mình cho người con gái tên Thanh - cô gái sắp làm vợ của chú San. Sáng hôm sau, tin tức dì Mây trở về và nỗi buồn người yêu đi lấy vợ loang đi khắp xóm Trại. Dân làng trong xóm đã tới nhà động viên, an ủi dì.
Sau khi khách vãn, dì và cháu Mai ra bến sông Châu. Lúc này, những ký ức và lời hẹn thề cứ ùa về trong tâm trí khiến tâm trạng dì trùng xuống. Vào một ngày mùa mưa, vợ chú San vượt cạn nhưng thiếu tháng, dì Mây đã bất chấp khó khăn để đỡ đẻ cho người phụ nữ ấy, dì cũng đã nhận nuôi bé Cún vì thím Ba đã qua đời do vướng vào bom.
Mẫu tóm tắt Người ở bến sông Châu số 3
Người ở bến sông Châu là câu chuyện đầy cảm động về dì Mây - người con gái dành hết thanh xuân và tuổi trẻ để tham gia chiến tranh. Khi giặc tan, đất nước sạch bóng quân thù, dì Mây trở về làng và bắt gặp hình ảnh chú San - người yêu dì đi lấy vợ. Dì Mây buồn tủi cho thân phận của mình. Hai người đối mặt với nhau, chú San nhận lỗi và mong họ sẽ làm lại nhưng dì Mây một mực từ chối, nhường hạnh phúc cho người phụ nữ khác. Sáng hôm sau, tin dì Mây sống sót sau chiến tranh loang đi khắp xóm, ai cũng vui mừng vì sự trở về của dì, biết tin dì bị chú San phản bội, mọi người an ủi, động viên. Đến khi khách vãn, dì và Mai cùng ra bến sông Châu.
Những hành động tiếp theo của dì Mây khiến người đọc vô cùng cảm kích là tấm lòng lương thiện, sự bao dung của một người phụ nữ có cuộc đời bất hạnh. Dì đỡ đẻ cho Thanh - vợ chú San, nhận nuôi bé Cún khi thím Ba chết. Hàng đêm, người dân tại bến sông Châu nghe văng vẳng tiếng dì đang ru bé Cún. Thông qua văn bản, nhà văn gửi gắm niềm tin và tấm lòng hướng thiện của những người lính cách mạng, họ sẵn sàng nhận phần thua thiệt, chia nhường hạnh phúc của đời mình với người phụ nữ khác.
Mẫu tóm tắt Người ở bến sông Châu số 4
Tác phẩm Người ở bến sông Châu của nhà văn Sương Nguyệt Minh kể về những bất hạnh của dì Mây khi ngày trở về làng lại chứng kiến hình ảnh ngày người mình yêu đi lấy vợ. Vượt qua những nỗi buồn tủi và cô đơn của bản thân, dì hết lòng giúp đỡ khi thấy vợ của chú San gặp tình huống nguy kịch khi sinh thiếu tháng, đón nhận bé Cún - con thím Ba về chăm sóc và coi đứa bé như chính máu mủ của mình. Ẩn sau từng trang truyện, độc giả cảm nhận được tấm lòng nhân hậu, lương thiện của của nhân vật dì Mây và sự cảm thương cho kiếp người khổ đau, chịu nhiều thiệt thòi sau chiến tranh của nhà văn Sương Nguyệt Minh.
Mẫu tóm tắt Người ở bến sông Châu số 5
Người ở bến sông Châu xoay quanh cuộc đời của dì Mây, người con gái nết na, xinh đẹp và là nữ y tá Trường Sơn. Mặc cho sự khốc liệt của chiến trường, từng trang nhật ký của dì vẫn xuất hiện hình bóng chú San - người yêu dì. Thế nhưng thực tế lại khiến cả nhân vật và độc giả thấy xót xa khi ngày trở về từ Trường Sơn cũng là ngày chú San lấy vợ. Mất đi một bên chân nhưng dì không khuất phục số phận, đều đặn hàng ngày dì vẫn chống nạng để giúp ông chèo đò, miễn phí tiền qua sông cho đám trẻ đi học, miệt mài vượt mưa gió đi khám bệnh cho mọi người, khi vợ chú San sinh khó, dì sẵn sàng giúp đỡ, dang rộng vòng tay để chăm sóc, yêu thương đứa bé mồ côi tên Cún. Những hành động ấy cho thấy dì Mây là người có tấm lòng nhân hậu và trái tim ấm áp.
Mẫu tóm tắt Người ở bến sông Châu số 6
Tác phẩm của Sương Nguyệt Minh kể về những con người có số phận bất hạnh, họ bước ra từ trận chiến mang trên cơ thể nhiều hậu quả nặng nề của bọm đạn với nỗi đau dai dẳng, điển hình là nhân vật dì Mây. Khi hòa bình lập lại, dì Mây trở về quê hương khi thấy ở bến đò có người con gái đang chuẩn bị về nhà chồng. Ngỡ ngàng thay, chồng cô lại chính là chú San - người yêu của dì.
Những kỉ niệm của dì và chú San cứ thế hiện về khiến dì Mây chạnh lòng. Chấp nhận thực tế, dì gạt bỏ những suy nghĩ liên quan đến chú San để tiếp tục cuộc sống trong xóm Trại với bà con. Dì chống nạng giúp ông chèo đò, miễn phí tiền qua sông cho đám trẻ, khám bệnh cho dân làng, đỡ đẻ cho vợ chú San, nhận nuôi đứa bé mồ côi tên Cún,...Vượt qua những khắc nghiệt và bất hạnh của cuộc sống, dì Mây vẫn giữ cho mình tấm lòng nhân hậu, trái tim ấm áp, chấp nhận hy sinh bản thân, nhường hạnh phúc của mình cho người khác.
Hướng dẫn các bước tóm tắt Người ở bến sông Châu đơn giản nhất
Để bài tóm tắt Người ở bến sông Châu ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đủ thông tin, học sinh cần thực hiện đúng và đủ 4 ý sau:
- Bước 1: Đọc kỹ văn bản Người ở bến sông Châu để nắm rõ nội dung, giá trị tư tưởng, nghệ thuật mà tác giả muốn gửi gắm.
- Bước 2: Đọc lại văn bản lần thứ để ghi lại những thông tin chính liên quan đến chủ đề, nhân vật và các sự kiện xoay quanh tuyến nhân vật này. Trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh nhân vật chính đó là dì Mây, các nhân vật phụ xuất hiện trực tiếp và gián tiếp gồm: Chú San, vợ chú San, Mai, thím Ba, ba con trong xóm Trại.
- Bước 3: Diễn đạt lại những ý chính thành một văn bản hoàn chỉnh theo lời văn của học sinh.
- Bước 4: Kiểm tra lại nội dung bản tóm tắt sao cho ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý chính.
Sơ đồ tư duy hỗ trợ tóm tắt Người ở bến sông Châu
Dựa vào các mẫu sơ đồ tư duy, học sinh có thể nắm được thông tin khái quát về tác giả, nội dung trọng tâm trong tác phẩm.Các luận điểm, luận cứ được trình bày rõ ràng thông qua sơ đồ này giúp người học tự tin trả lời mọi câu hỏi, giải các dạng đề thi liên quan đến tác phẩm văn học nổi tiếng này.
Việc tóm tắt Người ở bên sông Châu giúp người học hiểu rõ hơn về những giá trị mà tác phẩm mang lại. Đồng thời, độc giả thấy được sức mạnh của ngòi bút Sương Nguyệt Minh khi ông vẽ lên một bức tranh hiện thực mang nỗi buồn man mác của người con gái bước ra từ chiến trận.