Hướng dẫn chi tiết cách soạn bài Trong lời mẹ hát

Aretha Thu An
Tham khảo hướng dẫn chi tiết khi soạn bài Trong lời mẹ hát giúp học sinh nắm trọn thông tin về tác giả, nội dung tác phẩm. Trên cơ sở các kiến thức đã tiếp thu được, người học dễ dàng có thể hiểu được tình cảm yêu thương, sự hy sinh thầm lặng mà người mẹ dành cho con.

Khái quát về tác giả, tác phẩm

Khi soạn bài Trong lời mẹ hát, người học cần tìm hiểu thông tin về tác giả và nội dung khái quát về tác phẩm.

Tác giả

Trương Nam Hương sinh năm 1963, quê gốc ở Huế nhưng ông sống chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Nhà thơ từng tốt nghiệp Khoa Ngữ văn của Trường ĐH Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Có một thời gian dài, ông tham gia vào công tác biên tập sách tại NXB Công an nhân dân và báo An ninh Thế giới.

Ông từng giữ nhiều chức vụ trong sự nghiệp văn chương, là Nguyên ủy viên Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam trong khoá VIII và khoá IX; nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh trong 3 khóa từ 2000 - 2015; Đương kim PCT Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh khóa VIII (trong các năm từ 2021 - 2025).

Hiện nay, tác giả đang sinh sống và miệt mài sáng tác thơ ca tại TP. Hồ Chí Minh.

Đôi nét về tác giả Trương Nam Hương
Đôi nét về tác giả Trương Nam Hương

Tác phẩm

Yêu cầu bắt buộc khi soạn bài Trong lời mẹ hát Chân trời sáng tạo là trong phần tác phẩm, học sinh cần nêu được các thông tin sau:

Thể loại: Bài thơ thuộc thể 6 chữ.

Xuất xứ: Văn bản Trong lời mẹ hát được trích từ tập Ban mai xanh của NXB Đồng Nai - 1994.

Phương thức biểu đạt: Sử dụng phương thức chính là Biểu cảm.

Bố cục: Trong lúc soạn bài Trong lời mẹ hát, học sinh nên chia bài thơ thành 3 đoạn.

  • Đoạn 1 (2 khổ thơ đầu): Trong lời hát ru của mẹ chứa nhiều kỷ niệm tuổi thơ
  • Đoạn 2 (5 khổ thơ tiếp theo): Sự xót xa của người con trước sự hy sinh thầm lặng của mẹ, theo lời hát ru, mẹ ngày một già hơn.
  • Đoạn 3 (Khổ thơ cuối): Niềm tin về tương lai của người con.

Giá trị nội dung: Bên cạnh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm thì giá trị nội dung cũng là phần quan trọng khi soạn bài Trong lời mẹ hát mà học sinh không nên bỏ qua. Xuyên suốt bài thơ, tác giả đã giúp độc giả nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng, sâu xắc, nguyện hy sinh cả đời vì con, qua đó người con có cơ hội bộc lộ niềm xót xa, thể hiện lòng biết ơn dành cho mẹ.

Giá trị nghệ thuật: Trong sáng tác của mình, nhà thơ Trương Nam Hương đã sử dụng thủ pháp tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, lời thơ giàu cảm xúc, hình ảnh, xây dựng nên hình ảnh người mẹ tần tảo, giàu đức hy sinh.

Thông tin khái quát về tác phẩm Trong lời mẹ hát
Thông tin khái quát về tác phẩm Trong lời mẹ hát

Soạn bài Trong lời mẹ hát - Chân trời sáng tạo

Để chuẩn bị tốt cho giờ học Ngữ văn trên lớp, học sinh nên tham khảo gợi ý sau khi soạn bài Trong lời mẹ hát.

Soạn bài Trong lời mẹ hát phần Chuẩn bị đọc

Câu hỏi trang 13, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1: Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.

Gợi ý trả lời:

Bài thơ mà em yêu thích nhất về người mẹ đó là:

“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già”

Soạn bài Trong lời mẹ hát phần Trải nghiệm cùng văn bản

Liên hệ trang 14, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1: Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru nào?

Gợi ý trả lời:

Khổ thơ đã gợi cho em nhớ đến câu hát ru sau:

"Chú Cuội ngồi gốc cây đa,

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên"

Và câu hát ru:

"Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò

không không, tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi

à ơi..."

Những câu thơ trong bài giúp độc giả liên tưởng đến câu hát ru trong sự tích chú Cuội
Những câu thơ trong bài giúp độc giả liên tưởng đến câu hát ru trong sự tích chú Cuội

Suy luận trang 14, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1: Điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó?

Gợi ý trả lời

Nếu bảy khổ trước giúp con nghe được công lao to lớn và sự hy sinh của mẹ dành cho con thì khổ thơ cuối cùng lại thể hiện sự biết ơn mà người con đã dành cho mẹ của mình

Soạn bài Trong lời mẹ hát phần Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (Trang 14, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Xác định thể thơ của bài thơ

Gợi ý trả lời:

Bài thơ được viết theo thể 6 chữ.

Câu 2 (Trang 14, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy?

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài Trong lời mẹ hát em nhận thấy vần trong bài thơ được tác giả sử dụng là vần cách do cuối câu thơ có các tiếng: ngào và dao; xanh và chanh; trầu và cau; con và hơn; rồi và nôi; sờn và thơm; nao và cao; ra và xa.

Câu 3 (Trang 14, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ. Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì?

Gợi ý trả lời:

Nét độc đáo trong cách bố cục này là nội dung bài thơ được sắp xếp theo mạch cảm xúc của tác giả khi nhớ về mẹ (gợi nhớ về kí ức thời thơ ấu => người con thể hiện tình cảm dành cho mẹ => ý nghĩa những lời hát đối với con).

Sơ đồ bố cục bài thơ Trong lòng mẹ
Sơ đồ bố cục bài thơ Trong lòng mẹ

Câu 4 (Trang 14, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh Chòng chành nhịp võng ca dao và Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau.

Gợi ý trả lời:

Nét đặc sắc trong câu thơ “Chòng chành nhịp võng ca dao” đó là, tác giả đã sử dụng thủ pháp ẩn dụ bằng từ “Chòng chành” để ám chỉ những khó khăn, vất vả mà người mẹ đã trải qua để từ đó khẳng định công lao của mẹ là không thể đong đếm được, nó tựa như trời như biển, mặc dù cuộc sống nhiều vất vả, nhưng người mẹ ấy vẫn luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa con.

Tương tự, câu thơ “Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau” chứa đựng nét độc đáo, hình ảnh “mẹ thời con gái” để ẩn dụ cho quãng thời gian khi mẹ còn trẻ. Ngoài ra, thông qua hình ảnh thiên nhiên quen thuộc “vầng trăng”, “hương cau”, tác giả đã giúp người đọc nhận ra rằng, thứ tình cảm thiêng liêng ấy không bao giờ đổi thay đổi.

Câu 5 (Trang 14, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy? Cách khắc họa hình ảnh người mẹ có gì độc đáo?

Gợi ý trả lời:

Hình ảnh người mẹ được miêu tả trong khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy mang nhiều nỗi vất vả, tần tảo sớm hôm để nuôi dạy con trưởng thành, yêu thương con bằng cả trái tim và mạng sống của mình.

Hình ảnh người mẹ qua những dòng thơ của bài Trong lời mẹ hát hiện lên đầy vất v
Hình ảnh người mẹ qua những dòng thơ của bài Trong lời mẹ hát hiện lên đầy vất vả

Câu 6 (Trang 14, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.

Gợi ý trả lời:

Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là lòng biết ơn mà người con đã dành cho mẹ vì những hy sinh thầm lặng. Các yếu tố vần thơ, nhịp điệu đã giúp bài thơ trở nên truyền cảm, miêu tả rõ nét tình yêu thương mẹ đã dành cho con.

Câu 7 (Trang 14, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?

Gợi ý trả lời:

Nhan đề có vai trò quan trọng trong vấn đề thể hiện chủ đề của bài thơ. Khi soạn bài Trong lời mẹ hát, độc giả đã dự đoán được một phần nội dung của văn bản, tình yêu mà người mẹ dành cho con được thể hiện qua từng câu hát, đáp lại những cống hiến, hy sinh của mẹ, người con biết ơn công lao ấy là luôn thầm cảm ơn mẹ.

Câu 8 (Trang 14, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết?

Gợi ý trả lời:

Trong các bài thơ khác, tác giả thường dùng các hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng để nói về tình thương yêu mẹ dành cho con, nhưng tại bài thơ này Trương Nam Hương lại thể hiện qua tiếng hát ru.

Học sinh cần đọc kỹ tác phẩm để dễ dàng hơn khi soạn bài Trong lời mẹ hát
Học sinh cần đọc kỹ tác phẩm để dễ dàng hơn khi soạn bài Trong lời mẹ hát

Bài tập liên hệ

Nhằm giúp học sinh nắm rõ tư tưởng chủ đạo, giá trị nghệ thuật của bài thơ, sau khi soạn bài Trong lời mẹ hát lớp 8, các giáo viên Ngữ văn thường yêu cầu học sinh làm bài tập liên hệ để tổng hợp lại kiến thức trọng tâm.

Đề bài: Dựa vào quá trình soạn văn 8 bài Trong lời mẹ hát và những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình nghe giảng, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) ghi lại cảm nhận của bản thân về tác phẩm này.

Hướng dẫn làm bài:

Những dòng thơ Trong lời mẹ hát của tác giả Trương Nam Hương đã để lại cho em nhiều cung bậc cảm xúc vì những hy sinh không thể đo đếm được của tình mẫu tử. Tại những dòng thơ đầu tiên, tác giả đã gợi nhắc lại về thời thơ ấu vui tươi, hồn nhiên, mọi đứa trẻ đều được lớn lên trong lời hát ru và vòng tay ấm áp của mẹ. Từng lời ru truyện hòa với nhịp võng kẽo kẹt để đưa con say giấc. Trong tiếng hát ru ấy, con thấy hình ảnh quen thuộc nơi làng quê với lũy tre xanh ngát, hương cau thơm nồng, cánh đồng xanh mướt, hoa mướp vàng rực. từng đàn cò trắng bay lượn, con gà cục tác, lá chanh,... tất cả những cảnh vật ấy đều chứa đựng hồn quê, thân thuộc và gần gũi. Đặc biệt nhất đó chính là hình ảnh người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương đã tạo nên một bức chân dung hoàn hảo về người mẹ giàu đức hy sinh, là đại diện tiêu biểu cho người phụ nữ truyền thống. Mẹ xuất hiện với dáng vẻ vất vả khi giã gạo với tấm áo đã chuyển màu bạc phếch.

Thông qua những hình ảnh ấy, độc giả đã cảm nhận rõ cuộc đời lam lũ và đầy nhọc nhằn của mẹ. Từng dòng thơ như khắc ghi vào tâm trí người con, để rồi toát lên nỗi thương xót và sự trân trọng vì những gì mẹ đã hy sinh. Có thể khẳng định, bài thơ Trong lời mẹ hát rất giàu cảm xúc, nó đã gợi ra trong lòng người đọc một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý, đó chính là tình thân ruột thịt.

Thông qua quá trình soạn bài Trong lời mẹ hát, người học sẽ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ muốn gửi gắm, đó là những hy sinh lớn lao mẹ đã dành cho con với hy vọng tương lai con được rộng mở, những điều tốt đẹp nhất đang chờ con ở phía trước.